Phương trình 3.4 được sử dụng để tính sinh khối cho các loài cây rừng ngập mặn tự nhiên và từ lượng sinh khối đã xác định, đề tài đã sử dụng hệ số chuyển đổi từ sinh khối để được lượng carbon tích tụ bằng cách nhân thêm hệ số 0,47. Tuy nhiên bởi sự sai lệch về kết quả sinh khối khi sử dụng phương trình 3.4 so với các phương trình được xây dựng riêng cho từng loài bằng phương pháp chặt hạ mà các tác giả đã nghiên cứu tại rừng ngập mặn Cần Giờ theo như đã phân tích ở phần 3.5.1, sai lệch này sẽ dẫn đến sự sai lệch về kết quả lượng carbon tích tụ. Chính vì vậy đề tài tiếp tục xây dựng hệ số chuyển đổi cho phương trình carbon khi sử dụng phương trình 3.4 cho một số loài cây ngập mặn đã được các tác giả nghiên cứu tại rừng ngập mặn Cần Giờ, các loài đó là: Cóc trắng (3.9b), Đước đôi (3.10b), Già Quánh (3.11b)
Các loài Dà quánh (năm 2009), Đước đôi (2001), Cóc trắng (năm 2009) đã được tác giả Viên Ngọc Nam nghiên cứu và xây dựng phương trình carbon được trình bày ở bảng 3.19.
Bảng 3.19.Phương trình carbon các loài
stt Loài Phương trình 3.4 Phương trình
carbon các loài Phạm vi D1.3
1 Dà quánh AGC =
0,038*D1,32,5558 (3.9a)
AGC = 0,208*
D1,32,40729 [1,27 ;7,48] (3.9b) 2 Đước đôi AGC = 0,035*D
1,32,5558 (3.10a) AGC = 0,343*D1,32,29649 [3,2 ; 30] (3.10b) 3 Cóc trắng AGC = 0,034*D 1,32,5558 (3.11a) AGC = 0,17446*D1,32,1866 [1,9 ; 9,3] (3.11b) Từ phương trình sinh khối chung 3.4 đề tài đã xây dựng, nhân thêm hệ số 0,47 đồng thời nhân với hệ số chuyển đổi sinh khối đã xác định, để chuyển đổi thành phương trình carbon tương ứng với tỉ trọng gỗ các loài Dà quánh (3.9a). Đước đôi (3.10a), Cóc trắng (3.11a).
Kết quả phân tích và tính toán đề tài đã xác định tương quan giữa các phương trình carbon của các loài được trình bảy ở bảng 3.20.
Bảng 3.20.Tương quan giữa các phương trình AGC
Stt Loài Tương quan giữa
các phương trình AGC Phạm vi D Phương trình chính tắc
1 Dà quánh ln(AGCb) = 0.764566 +
0.941602*ln(AGCa) [1,27 ; 7,48] AGBb = 2,148*AGBa0,94 2 Đước đôi ln(AGCb) = 0,791685 + 0,898413*ln(AGCa) [3,2 ; 30]
AGBb = 2,207*AGBa0,90 3 Cóc trắng ln(AGCb) = 0,586352 + 0,855506*ln(AGCa) [1,9 ; 9,3]
AGBb = 1,797*AGBa0,86 Các phương trình chính tắc mô tả mối tương quan giữa sinh khối tính theo phương trình 3.4 và các phương trình riêng từng loài của tác giả Viên Ngọc Nam có số mũ xấp xỉ bằng 1. Vì vậy đề tài lấy số mũ bằng 1. Từ đó xác định hệ số chuyển đổi cho phương trình carbon của các loài. Kết quả được trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21. Hệ số chuyển đổi giữa phương trình AGC
Stt Loài Phạm vi D Tương quan giữa các phương trình carbon phương trình carbon Hệ số chuyển đổi
1 Dà quánh [1,27 ;7,48] AGBb=2,148*AGBa0,94 2,148 2 Đước đôi [3,2 ; 30] AGBb=2,207*AGBa0,90 2,207 3 Cóc trắng [1,9 ; 9,3] AGBb=1,797*AGBa0,86 1,797
Tương quan giữa các phương trình carbon 3.9a và 3.9b, 3.10a và 3.10b, 3.11a và 3.11b có hệ số tương quan rất cao, từ 99,99 % đến 100 %. Điều đó cho thấy có thể sử dụng phương trình chung để tính sinh khối cho các loài mà vẫn đảm bảo độ mức độ tin cậy. Tuy nhiên cần phải nhân thêm các hệ số tương ứng của các loài để tính toán lượng carbon tích tụ.
Như vậy, để sử dụng phương trình 3.9a, 3.10a và 3.11a để tính carbon tích tụ cho các loài tương ứng Dà quánh, Đước đôi, Cóc trắng thì cần nhân thêm các hệ số lần lượt là 2,148; 2,207; 1,797.