Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của trần dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn) (Trang 135)

Giọng (voice) và giọng điệu (tone) đều là hai thuật ngữ dùng để chỉ mặt âm thanh của tác phẩm văn học. Lê Huy Bắc trong bài báo “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại” phân biệt hai khái niệm giọng và giọng điệu như sau: “Giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật lí như cường độ, trường

độ, cách phối âm, âm lượng,… Giọng điệu là âm thanh được xét theo góc độ tâm lí, biểu hiện các thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững,…” [17, 67]. Tác giả của bài nghiên cứu cũng đưa ra những cơ sở để tạo nên hai âm thanh đó trong tác phẩm và đối tượng của chúng. Đồng thời chỉ ra ba cấp độ của chúng là từ nhân vật, từ người kể chuyện và từ hình tượng tác giả (tác giả hàm ẩn). Các giọng điệu này có khi trùng lặp nhau để cùng thể hiện một ý đồ tư tưởng nào đó. Giọng điệu phụ thuộc vào cảm hứng sáng tác của nhà văn và điểm nhìn trần thuật của tác phẩm. Sự di chuyển điểm nhìn qua nhiều người khác nhau với nhiều tuyến khác nhau sẽ khiến câu chuyện trở nên đa giọng điệu, mang tính phức điệu mà Bakhtin gọi là đa thanh. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tìm hiểu về giọng điệu của tác phẩm văn học.

Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học cũng lưu ý không nên nhầm lẫn giữa giọng điệu và ngữ điệu. Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Còn ngữ điệu là “phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu,…” [45, 135]. Theo ý kiến này thì nhịp điệu chỉ là một cách thể hiện của giọng điệu. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi xem xét nhịp điệu trong hai tiểu thuyết của Trần Dần, nhất là nhịp điệu của Những ngã tư và những cột đèn.

Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học. Nó có tác dụng thể hiện thái độ của nhà văn với hiện thực được mô tả trong tác phẩm.

Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng giọng điệu thể hiện “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…” [45, 134]. Giọng điệu là yếu tố hàng đầu trong việc thể hiện phong cách nhà văn. Có thể nói, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng nghệ thuật của một tác giả. Các tác phẩm có giá trị đều phải có một giọng điệu

riêng. Chính vì vậy, mỗi nhà văn khi sáng tác phải tạo cho tác phẩm của mình một chất giọng riêng, cũng là tạo cho mình một giọng văn riêng. Nhà văn Nga I.Turghênev gọi đó là “giọng riêng biệt của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác” [74, 90]. Trong giáo trình luận và văn học, Lê Ngọc Trà cũng cho rằng giọng điệu trong tác phẩm văn học “mang tính tổng hợp và tính độc đáo rất cao. Trong giọng thể hiện cả nhận thức, thái độ, lối sống và cả nội lực của nhà văn. Đồng thời giọng cũng là cái không lẫn được.” [152, 155]. Trong tác phẩm văn học, không tồn tại một giọng điệu duy nhất mà nó là sự hòa âm của nhiều giọng điệu. Những giọng điệu này lại kết hợp với nhau để tạo nên một giọng điệu bao trùm tác phẩm. Giọng điệu cũng liên kết với các yếu tố hình thức khác của tác phẩm để góp phần hình thành một chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn.

3.2.2. Các giọng điệu trần thuật chủ yếu trong tiểu thuyết của Trần Dần

Tiểu thuyết của Trần Dần có sự biến thiên không nhỏ từ Người người lớp lớp đến Những ngã tư và những cột đèn qua các thành phần của trần thuật như đã xem xét ở trên. Đến giọng điệu trần thuật, sự thay đổi ấy vẫn được bộc lộ rất rõ. Giọng điệu của Người người lớp lớp là giọng anh hùng ca xen lẫn giọng tinh nghịch, hóm hỉnh đầy chất lính. Còn giọng điệu bao trùm trong

Những ngã tư và những cột đèn là giọng hoang mang, đau đớn chứa đầy sự tổn thương, cùng với giọng triết lý có đối thoại, tranh luận. Cùng với chủ thể trần thuật, kết cấu và ngôn từ nghệ thuật; giọng điệu trần thuật trong mỗi tác phẩm đã góp phần thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Và nhất là bộc lộ nét riêng, chữ ký riêng của nhà văn Trần Dần.

3.2.2.1. Giọng điệu anh hùng ca và giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch đậm chất lính trong Người người lớp lớp

Giọng điệu anh hùng ca trong Người người lớp lớp

Đọc Người người lớp lớp của Trần Dần, người đọc dễ dàng nhận ra quyển tiểu thuyết này có một giọng điệu khác hẳn các tiểu thuyết khác của Trần Dần nhưng lại giống nhiều tác phẩm văn học cách mạng lúc bấy giờ. Đó là giọng điệu anh hùng ca xen lẫn giọng trữ tình, lãng mạn.

Giọng điệu anh hùng ca được bộc lộ rõ nhất trong những cảnh hành quân của chiến sĩ:

Đại đoàn được lệnh xuất phát. Thật như đại hạn gặp mưa rào. Quân ta đùng đùng nổi dậy [...] bước chân rầm rập ra đi.” (6).

Cả quyển tiểu thuyết như một cuộc hành quân liên tục, người người lớp lớp nối đuôi nhau. Chẳng thế mà từ đi được “lặp tới 756 lần, trung bình mỗi trang lặp 2,5 từ, có trang tới 10 từ “đi”” [50].

Giọng điệu hào hùng sử thi còn được thể hiện trong những trận đánh giữa ta và địch:

Một cuộc đấu pháo, đấu phi cơ kịch liệt, vang trời dậy đất đã diễn ra từ hai tiếng. Trong khi đó, bộ binh bộc phá dấn thân trong mưa lửa đánh phá hàng rào Him Lam! Người trước ngã, kẻ sau xô lên tiếp! Mặc dầu đạn xé lửa thiêu, mặc dầu xương tan thịt nát, người người lớp lớp xông lên.” (133)

Trong cái bể ngầm ngập khói, ngầm ngập lửa, chằng chịt đường đạn đỏ lừ hung dữ (...), lửa tung thâm rập rờn” (131)

không ai phân biệt tiếng đạn nổ với tiếng sấm sét nữa. Rầm rầm! Chớp loé dữ dội.[...] Rắc! Rầm! Thân cây hai người ôm cũng gãy như một chiếc đũa. Cây cối đổ ngổn ngang [...] ngã đành đạch trong sấm chớp, pháo nổ tứ tung.” (199)

cả miền khu đông sát khí đằng đằng”, [...] khói lửa rập rờn, quân ta hiện lên đàng đông, vượt sang đàng tây, kẻ địch ôm đầu, chạy ngả nào cũng là ngả máu.” (227)

Giọng điệu sôi động của anh hùng ca thể hiện chủ yếu ở cách dùng từ và ngắt nhịp. Để tạo không khí sôi động của chiến trường, tác giả dùng động từ với tần xuất rất cao và rất đa dạng. Bên cạnh đó cũng sử dụng hàng loạt các từ láy tượng hình, tượng thanh để góp phần tạo nên những âm thanh, hình ảnh sống động của trận đánh. Không phải tác phẩm nào cũng tập hợp được một số lượng từ láy đa dạng thuộc trường nghĩa chiến tranh như trong tác phẩm này:

ầm ầm, rầm rập, rộn rịp, ồn ã, mù mịt, rập rờn, rầm rầm, rì rì, rầm rầm rộ rộ, tung tóe, vun vút, inh ỏi, loe loé, lộp cộp, nhốn nháo, nhộn nhịp, tấp nập, chi chít, xồng xộc, ầm ĩ, sì sà sì sèo, lổn nhổn, loằng nhoằng, hừng hực, sèn sẹt, tằng tặc, rùng rục, hùng hục, quần quật, tới tấp, nhằng nhịp, chao chát, tùm tùm, ngùn ngụt, kìn kìn, rình rình, ầm ã, rần rật, ì ì, nhấp nhô, đùng đùng, lả tả, mù mịt, lia lịa, rồ rộ, hầm hập, ngầm ngập, thoăn thoắt, bần bật, hăm hở...

Nhịp điệu sôi động của trận đánh còn được thể hiện ở cách ngắt nhịp ngắn, nhanh, mạnh, dồn dập thể hiện không khí khẩn trương, dứt khoát của các chiến sĩ: “Thoắt cái: lựu đạn ném tới tấp. Thoắt cái: chiếm một ổ súng [...] Thoắt cái: tổ 1 đánh tan một ổ súng nữa”.

Giọng điệu ấy cũng được gợi lên từ những tiếng hô, tiếng ra lệnh của cán bộ trong cuộc chiến:

đồng chí vừa kéo pháo vừa hô nhịp: “hai ba này! Hai ba này!” Tiếng hô khi đầu còn chệch choạc, một lúc tiếng hô đã ăn nhịp lao động. Hai ba này! Trăm người rạp xuống! Hai ba này! Trăm người ngả lên! Cứ như là sóng dồn.” (66)

Đồng chí ra lệnh cho xung kích: - Xung phong!... Tiếng đồng chí hét to, giọng nghiêm nghị ẩn giấu một sự khoái trá.” (134)

Nhịp hô kéo pháo hay lời kêu gọi xung phong tạo nên giọng điệu quyết tâm mạnh mẽ của quân ta. Có lúc, giọng điệu anh hùng ca được bộc lộ qua giọng mê mải của người kể chuyện khi miêu tả một sự vật, sự việc có tính chất hào hùng:

Màu đỏ lá cờ trôi trên trời! Lửa khói phả vào mặt cờ, khi nó mờ đi, khi nó hiện ra, càng chói lọi, càng rực rỡ! Ở trong cái biển khói lửa này, đã hiển hiện lên màu cờ đỏ chói, ngang dọc vùng vẫy trên bầu trời!” (135)

Lục lại mê mải phất làm sao cho lá cờ nó vẫy ngang vẫy dọc, làm sao cho nó giục giã được lòng người! Màu cờ đỏ trôi trong lửa khói, chói lọi và thôi thúc” (138).

lá cờ phất sang phía đông”, “lá cờ phất sang phía tây”, “lá cờ phất sang mũi điểm”. “lá cờ phất đến đâu, chiến sĩ nổi dậy đến đó” (139).

Hình ảnh lá cờ được lặp đi lặp lại trong tác phẩm, vào những lúc gay cấn nhất của cuộc chiến. Đó là hình ảnh biểu tượng cho đất nước, cho chiến thắng đầy tự hào của dân tộc. Khi nhìn thấy lá cờ tung bay, trong tâm hồn các chiến sĩ không khỏi reo vui phần phật cùng với nó. Hòa vào nhịp tung bay của lá cờ là tiếng hát vui sướng của các chiến sĩ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng hát vẫn rập rờn theo đoàn quân rước cờ thắng trận về […]. Tiếng hát quện vào màu cờ, nổi lên thấm thía hơn:

…Vì nhân dân quên mình…” (151)

Tiếng hát ấy làm nên giọng điệu tự hào, quyết tâm đánh giặc dù bao mất mát, đau thương đang diễn ra xung quanh.

Giọng điệu anh hùng ca của tác phẩm này còn được tạo nên bởi phép điệp từ, ngữ. Thường xuyên xuất hiện trong Người người lớp lớp là một cấu trúc câu được lặp lại. Cụm từ “Nào chiến thắng” (trang 5) được lập lại ba lần liên

tiếp ở đầu ba câu văn rất dài, gợi cảm giác những chiến công tiếp nối nhau không dứt. Cấu trúc câu “Ngày đó” (trang 13) lặp lại ba lần, “Đây là” (trang 11, 12) lặp lại 4 lần kể tên các đơn vị đã lập nhiều chiến công, trang 107 đến 109 lặp lại 3 lần nói về các đồng chí thương binh. Sự lặp cấu trúc câu như thế này không chỉ mang đến một nhịp văn hùng hồn, mà còn thể hiện giọng tự hào trước những chiến công của quân ta.

Giọng điệu anh hùng ca không chỉ miêu tả khí thế chiến trận mà còn để miêu tả dòng nội tâm của nhân vật sau khi chiến tranh kết thúc. Hào khí Điện Biên Phủ vẫn còn ngùn ngụt trong lòng các nhân vật: “Cuộc sống ngầm ngập cuộn sóng, người người lớp lớp xô lên... Cũng có người ngã, người tụt sau, người rẽ ngang, người chắn đường! Con đường có quành, có rẽ, có ngoặt, có khúc khuỷu gồ ghề. Nhưng cuộc sống vẫn xô lên bất chấp kẻ địch, mọi chông gai” (327). Đó là suy nghĩ của No khi đang đi giữa quang cảnh bộn bề sau cuộc chiến. Chiến dịch đã kết thúc thắng lợi nhưng âm vang của nó vẫn còn ngân nga mãi trong lòng người chiến sĩ. Họ vẫn nghĩ về nó bằng cảm xúc trào dâng như lúc đầu. Giọng điệu ấy còn mang nét lãng mạn trữ tình khi đặc tả cảnh hành quân của đại đoàn lên Tây Bắc được đặc tả với bút pháp lãng mạn, gợi cho chúng ta nghĩ đến đoàn quân Tây Tiến năm xưa: “Đoàn quân hăm hở đi trong gió lộng mùa đông. Trong tâm hồn chiến sỹ cũng nổi gió ầm ầm y như gió nổi khắp bầu trời bát ngát” (32).

Giọng điệu hóm hỉnh, tinh nghịch đậm chất lính

Khí thế hào hùng, âm vang chiến thắng của Người người lớp lớp được làm nên chủ yếu bởi tinh thần của những người lính trong chiến dịch Điện Biên. Họ là những người đã làm nên chiến thắng vĩ đại gây “chấn động địa cầu” nhưng trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày và ngay cả trong lúc chiến đấu, họ vẫn luôn toát lên tinh thần lạc quan, yêu đời, vẻ tinh nghịch đậm chất lính. Tràn ngập trong Người người lớp lớp là những từ láy mô tả âm thanh

tiếng cười bên cạnh từ láy miêu tả chiến trường: rí rủm, nhí nhẩm, rúc rích, khúc khích, nắc nẻ, vui vẻ,… Suốt tác phẩm, không biết bao lần tác giả nói đến tiếng cười thoải mái, vô tư của các chiến sĩ: Vui vẻ phá lên cười (11, 17, 27, 28, 126, ), cười rất tươi (20), vui vẻ cả cười (127), tiếng cười ầm ã (127), “cứ nhìn nhau mà bật cười”, “phải bật cười” (171, 184), “cười vui mãi không chán” (184), “cười rúc rích” (195), “vang lên tiếng cười” (196), “có thế đã lại cười vui vẻ” (246), bật cười (183), “vùng dậy lại cười ngay” (183), “cả gian hầm cười rộ lên” (214), “Xanh đã khúc khích khoe”, “cười tít mắt” (273), “Anh em cười ồ lên, bật cười, rúc rích cười” (274),… Dường như bất cứ việc gì họ cũng có thể lấy ra để vui cười với nhau được. Dù đó là lúc đang lấm lem bùn đất hay đang lạc giữa trận địa địch. Là đại đội chủ công của Trung đoàn, gánh những nhiệm vụ nặng nề nhất nhưng chưa bao giờ tiếng cười thiếu vắng ở “23 này”. Trong đó, đặc biệt là tiếng cười không lúc nào ngớt của các chiến sĩ tổ 1 – tổ giữ cờ và cũng là tổ tiên phong của Đại đội: “Qua tổ 1, Lục nghe tiếng cười ròn tan. Cái tổ 1 khi nào cũng nhộn!” (290) Cũng có nụ cười gượng khi đang nhớ nhà, hay lúc thương bạn đã hi sinh nhưng rất ít và thường bị tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên lấn át đi. Người người lớp lớp không tránh né đau thương, mất mát và nỗi buồn nhưng giọng điệu chủ đạo vẫn là anh hùng ca và tinh nghịch, dí dỏm. Có được điều này không chỉ vì Người người lớp lớp được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa mà phần lớn bởi đó chính là tinh thần thực sự của các chiến sĩ Điện Biên thời đó – mà Trần Dần là người trực tiếp tham gia đã cảm nhận được. Tiếng cười ấy không chỉ thể hiện tâm hồn vui vẻ, hồn nhiên của các chiến sĩ hầu hết tuổi đời còn rất trẻ mà còn thể hiện lòng can đảm, xông pha vào nguy hiểm không mảy may run sợ của quân đội ta.

Giọng điệu tinh nghịch ấy cũng được thể hiện qua những đoạn đối thoại đầy thông minh, hóm hỉnh giữa những người bạn đồng đội. Đây là lời Xanh trêu ghẹo Ngụp:

Ngụp hất chân Xanh ra:

- Thôi đi ngủ đi! Trẻ con cả ngày được! Xanh chọc lại:

- Còn ông thì sao? Ông thì ông lão cả ngày!” (196)

“- Cả nhà còn được cái quần đêm qua rách bố nó mất! Dây thép gai nó xọc, tức quá! Rách bố nó mất cái quần.

Xanh đang uống nước trong hầm nói vọng ra:

- Thế là còn cái quần chứ!

Ngụp thực thà: - “Còn chó đâu! Rách bố nó rồi còn gì?”. Xanh nói: - “Rách bố nó chứ có rách nó đâu? Thế là còn nó chứ?” (274) Quả là không thể không bật cười trước những câu nói dí dỏm của Xanh dành cho người bạn chí thân lù khù, hiền lành của mình. Những câu nói ấy cho thấy tính cách trẻ con, vui tươi của Xanh cùng trí óc nhanh nhạy, thông minh của anh. Những điều ấy làm nên một chất giọng rất hài hước đáng yêu của Xanh.

Giọng tinh nghịch ấy thấm vào hồn từng chiến sĩ, đến mức một người vốn ít nói, hiền lành như No có lúc cũng bị “nhiễm theo”:

Có! Có! Còn một thắc mắc lớn lắm! No nói vọng ra và đứng lên ở cửa hầm.

- Thắc mắc gì nào? Bộc phá hỏi No cười:

- Anh em tôi thắc mắc xông vào thì nó bắn ra!

Anh em bộc phá biết là No nói cạnh, nhưng cũng gặng hỏi:

No đáp:

- Giải quyết à? Nó bắn ra thì chúng tôi lại bắn vào!” (127)

Cách nói rất giàu liên tưởng của No khiến ai nấy phải bật cười. Giọng điệu tinh nghịch, hài hước trong Người người lớp lớpcòn được gợi ra từ cách

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của trần dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn) (Trang 135)