Sự độc sáng về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của trần dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn) (Trang 116)

Trần Dần khi tự nhận mình là kẻ khai phá chữ, hẳn hơn ai hết đã nhấn mạnh vào khả năng thẩm mỹ đó của ngôn từ nghệ thuật. Ông đã cách tân về ngôn ngữ một cách quyết liệt qua thơ. Và cũng không chịu dừng lại với văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết – thể loại vốn khó khăn để làm điều đó hơn thơ rất nhiều. “Con chữ nào qua tay ông là mang một cuộc đời mới” [61]. Nhà thơ Nguyễn Duy trước những tạo chữ tác chữ của Trần Dần đã suy tôn: “Nếu đời

viết của đa số người cầm bút là công cuộc tìm tòi, gom nhặt, sàng lọc chữ nghĩa, thì Trần Dần là người chế tạo ra hệ ngôn ngữ mới” [43]. Hệ ngôn ngữ mới ấy đến nay vẫn còn là một không gian tiềm năng, bí mật vì đọc Trần Dần không dễ hiểu. Tuy nhiên, hiệu quả đem đến cho độc giả thì có thể tức thời nhận ra ngay bởi theo nhà lý luận văn học Phạm Xuân Nguyên thì: “những con chữ Trần Dần sẽ khuấy động, khuấy đảo tâm cảm mỗi người đọc và gây ra những phản ứng mạnh mẽ có thể khiến bàng hoàng trước một khối năng lượng sáng tạo cực mạnh, cực lớn từ gần nửa thế kỷ trước soi chiếu và phóng nổ vào hôm nay” [103]. Có thể thấy, khía cạnh ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của Trần Dần ở cả thơ và tiểu thuyết đều gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Trong phần này của luận văn, người viết khai thác những phương diện của ngôn từ nghệ thuật trong hai tiểu thuyết của Trần Dần để thấy những hiệu quả mà ngôn từ ấy mang lại trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm. Đồng thời, chỉ ra nét Trần Dần, sự độc sáng của ông trong việc làm tiếng Việt. Ngôn từ nghệ thuật được Trần Dần làm mới ở những yếu tố nhỏ nhất như âm với hai cách thức biến âm. Trần Dần cũng sáng tác trên tinh thần carnaval về ngôn ngữ khi để cho từ ngữ được tự do kết hợp với nhau không theo quy tắc nào. Đồng thời cũng khai thác tối đa tiềm năng của các dấu câu, sự lặp câu, lặp đoạn,… mang đến một chất thơ man mác cho ngôn từ trong tác phẩm.

3.1.2.1. Trần Dần – người đập phá tách trần những con âm

Ở chương một trên đây, trong phần quan niệm nghệ thuật của Trần Dần, chúng tôi đã đưa ra quan niệm của Trần Dần về người sáng tạo, về cái viết, về chữ và cái đọc. Đó chính là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu về ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm của Trần Dần. Bởi lẽ văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Mà ngôn từ thì lại bắt đầu từ những chữ cái, được sáng tạo bằng cảm quan của người nghệ sĩ về vẻ đẹp của ngôn từ để gây ấn tượng với người đọc. Sáng tác

của Trần Dần cũng vậy. Ngôn từ trong tác phẩm của ông luôn khiến cho người ta kinh ngạc. Nào là biến âm trong Jờ Joạcx, Con OEE, Hậu con OEE. Nào là sự bắt vần học từ đồng dao và những chữ không mang nghĩa trong Mùa sạch,… Những tưởng chỉ trong thơ, Trần Dần mới có thể làm mới ngôn ngữ bằng những biến âm, những kết hợp lạ, khó hiểu, nhưng không, ông cũng làm điều ấy không kém phần quyết liệt trong văn xuôi, nhất là trong

Những ngã tư và những cột đèn. Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu về những con âm của Trần Dần trên hai phương diện là sự biến âm và tinh thần carnaval về ngôn ngữ (chủ yếu là ở tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, còn Người người lớp lớpcũng có nhưng rất ít).

Biến âm - như một cách để thể hiện nỗi lòng.

Điều đầu tiên về ngôn ngữ mà người đọc vấp phải khi đọc Những ngã tư và những cột đèn là sự biến âm của Trần Dần bởi lẽ trước giờ trong tiểu thuyết Việt Nam, chưa có tác giả nào lại viết bằng ngôn từ Tiếng Việt “thiếu trong sáng” đến thế. Sự “không trong sáng” của Tiếng Việt thể hiện ở chỗ trong Những ngã tư và những cột đèn, ta bắt gặp hàng loạt những từ ngữ có âm “y” lại biến thành âm “i” như í kiến, í nghĩa, i như, chú í, í tứ, iên ổn, để í, iên trí, ỉ thế, iếu ớt, chủ í, i vũ, iêu cầu, đồng í, i tá, nhanh í, i hệt, í chúa, í chính, iêu, ác í,… hay một số từ ngữ có âm được viết dài ra bằng cách gấp vần lên nhiều lần như: xèèè , phèèè, phììì, nhọọọ…

Người đọc ngỡ ngàng trước những từ ngữ lạ lẫm đó. Trần Dần có lẽ cũng đoán được điều đó và vì sợ nhà xuất bản, sợ người thợ sắp chữ vốn quen với những con âm thân thuộc bao nhiêu năm trời sẽ cho rằng ông viết sai, sẽ “phẫu thuật con đẻ” của mình nên ông đã phải trịnh trọng để lời căn dặn lên đầu quyển tiểu thuyết:

Kính gửi đồng chí đánh máy. Đề nghị đồng chí, nếu có thể, chú í cho mấy điểm:[…]

3. Chữ y, trong cuốn sách này, đa trường hợp viết lại là i, xin cứ đánh là i.

4. Có những chữ dính liền, ví dụ Cônhắc, Côtab, Lily, xin cứ để dính liền.

5. Những chữ điệp nhiều nguyên âm, ví dụ xìì, khèè, v.v..., xin cứ để như thế.

Tôi đề nghị như vậy, không phải vì tôi muốn lập dị. Tôi rất cám ơn.” [31, 9]

Qua lời căn dặn của ông, có thể khẳng định rằng Trần Dần biến đổi âm một cách hoàn toàn có chủ ý chứ không phải là sự “chơi ngông” cho khác thiên hạ. Rõ ràng qua sự biến đổi âm, Trần Dần muốn gửi gắm một thông điệp nào đó.

Khảo sát sự biến âm y->i, người viết nhận thấy không phải tất cả mọi âm

y trong mọi từ đều biến thành i. Có những từ âm y vẫn được giữ nguyên, ví dụ như: hay, may, tay,… Sự biến âm chỉ được thực hiện khi y biến thành i gần như không làm thay đổi tiếng phát ra của từ và không làm từ biến thành một từ khác, mang một ý nghĩa khác hoàn toàn. Chẳng hạn như ý kiến -> í kiến, chú ý -> chú í,… còn những từ ngữ có chứa vần ynhưng biến âm thành i sẽ có tiếng phát âm khác và nghĩa cũng khác thì sẽ không được biến đổi. Có thể thấy, Trần Dần, vì yêu cầu của ngôn ngữ trong tiểu thuyết nên không thể viết theo kiểu “không lời” trong thơ ông như ở Jờ Joạcx, Con OEE, Hậu con OEE được mà buộc phải viết bằng ngôn ngữ mọi người đều đọc được, hiểu được nghĩa. Nhưng chí hướng sáng tạo chưa bao giờ rời bỏ Trần Dần nên ông đã tìm cho mình một lối viết khác bằng cách biến âm như trên. Cách biến âm của Trần Dần thực ra không tùy hứng, ngẫu nhiên mà xuất phát từ âm ngữ của người địa phương miền Bắc. Ở miền Bắc, người ta nhận thấy, hầu hết các vùng đều không có sự phân biệt rõ ràng trong trong đọc một số âm có cách

phát âm gần giống nhau (ví dụ như: trch; r, dgi, sx…). Rất hiếm người miền Bắc nào sống ở địa phương mà phát âm chuẩn những chữ đó. Từ đặc điểm ngôn ngữ này, chúng tôi nghĩ có lẽ yi cũng không có sự khác biệt về độ dài âm của giọng khi người miền Bắc phát âm hai từ này. Trần Dần đã dựa vào đó để thực hiện biến âm trong Những ngã tư và những cột đèn.

Độc giả bình thường đọc thấy lạ nhưng cũng chẳng để tâm lâu vì không thấy có sự thay đổi cách đọc từ và ý nghĩa của từ. Độc giả đam mê cùng Trần Dần phiêu du vào miền đất của những con âm chắc chắn nhận ra ẩn sau sự biến âm tưởng chừng đơn giản đó hẳn là thông điệp mà Trần Dần gửi gắm.

Biến âm y->i làm cho ta có cảm giác ngôn từ bị rút ngắn lại, âm thanh tạo chữ không dài. Phi Tuyết Hinh khi tìm hiểu giá trị biểu trưng của các khuôn vần Tiếng Việt đã nhận xét rằng vần i có “âm sắc bổng và cố định, có độ mở nhỏ nhất, tạo ấn tượng nhỏ bé, trạng thái bí, kín, ít hoạt động” [55, 58]. Vần i

đem đến cảm nhận về một thế giới, một cuộc sống bị thu hẹp lại, ngột ngạt, mất đi nhiều quyền hạn, có nhiều thứ bị ngăn cấm. Soi chiếu vào trong tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn, ta có thể dễ dàng thấy điều này. Trước hòa bình, Dưỡng và các bạn của anh có cuộc sống khá thoải mái, tự do; vật chất đầy đủ, tiện nghi; đời sống tinh thần được xem trọng. Còn sau hòa bình, cuộc sống tận hưởng của năm người lại là cái gai trong mắt mọi người khi toàn dân đang đói khổ, vất vả, chắt chiu cho ba mục tiêu lớn của dân tộc theo lời ông Trung trố là “xây dựng miền Bắc, chi viện cho miền Nam và vì vô sản quốc tế”. Với cái nhìn đề cao quyền sống, quyền tự do cá nhân của mỗi người, Trần Dần hẳn thấy xót xa trước lời buộc tội của ông Trung trố bởi cuộc sống tiện nghi và thú chơi ảnh truồng của Dưỡng. Đặt trong hoàn cảnh xã hội ấy, cuộc sống của Dưỡng đích thực là không hợp thời nhưng dù sao nó cũng không làm ảnh hưởng đến ai, làm hại ai. Cuộc sống bị thu hẹp đến mức tối thiểu khi quyền “tự do ngôn luận” vốn là quyền được hô hào nhất thời đó

cũng không dành cho Dưỡng. Điều này thể hiện rõ nhất trong đoạn đối thoại giữa Dưỡng và ông Trung trố khi ông bắt Dưỡng thú nhận và thừa nhận những tội lỗi không hề có. Ông Trung trố được quyền nói nhiều, cho sướng khẩu; trong khi Dưỡng không được mở miệng trước khi được ông cho phép nói; kể cả khi ông nói toàn những điều vu khống, chụp mũ Dưỡng. Buồn cười nhất là khi Dưỡng nghe theo lời ông, ông hỏi cũng không trả lời (vì chưa được ông cho nói) thì ông lại nổi giận, làm um lên rằng Dưỡng coi thường ông!

Còn nhiều đoạn khác trong tiểu thuyết cho thấy những giới hạn trong cuộc sống riêng tư của cá nhân con người bị xâm chiếm không chỉ ở những ngụy binh như Dưỡng và các bạn mà ở mọi người trong nhân dân. Chị Cốm vợ Dưỡng vốn là người ngoan ngoãn, thương chồng, tích cực xây dựng đất nước nhưng cũng không dám nói to để lọt qua 500 khe vách liếp, sợ cả cái miền Bắc này sẽ nghe thấy chuyện gia đình mình và đi báo cáo lại với khu phố. Dẫu rằng chị không nói gì to tát, sai trái; hàng xóm cũng không xấu tính nhưng chính xã hội ấy đã làm cho bất kì ai cũng trở thành gián điệp. Người ta phải dè chừng, đối phó với nhau. Không ai dám đi xa khỏi miền đất an toàn, bí mật trong tâm hồn mình. Có cảm nhận ấy chính là từ sự biến ấm y thành i

của Trần Dần.

Bên cạnh đó, Trần Dần còn có sự biến âm bằng cách gấp vần lên nhiều lần trong một từ. Cách viết này của Trần Dần vô cùng quen thuộc với cách viết blog, chat, nhắn tin điện thoại của giới trẻ hôm nay. Trần Dần hiện đại là ở đó. Trần Dần viết: xèèè , phèèè, phììì, nhọọọ,… thì các bạn trẻ ngày nay cũng viết: rồiiii… đó là cách viết với ngầm ý nhấn mạnh, ngân dài giọng để đạt hiệu quả thông báo như khi nói. Thực ra cách biến âm này không lạ trong văn chương, nhưng nó lạ là ở chỗ nó xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết Trần Dần, ở cảNgười người lớp lớp Những ngã tư và những cột đèn. Một vấn

đề đặt ra cho người viết là liệu Trần Dần có chỉ đơn thuần viết như thế để thể hiện sự kéo dài giọng nói hay còn có một hàm ý nào khác hay không? Quả thật, bên cạnh nghĩa thông thường, sự biến âm này cũng hàm chứa một ý nghĩa khác cho ngôn từ. Nếu ta xem đó là ngôn ngữ của đồng dao thì cũng tức là nó là thứ ngôn ngữ nguyên thủy trong thời thơ ấu của loài người nhưng lại là ngôn ngữ bị từ chối. Khi xã hội phát triển, người ta từ chối xem những chữ rỗng này là ngôn ngữ chung cho cộng đồng. Thứ ngôn ngữ này bị gạt sang bên lề cuộc sống. Soi chiếu vào cuộc đời Trần Dần, ta nhận ra rất có thể khi “khả năng cất lời bị tỏa chiết, chỉ còn thứ ngôn ngữ bị gạt ra, không nạp vào trung tâm là dành cho mình” [54, 396] nên ông đã dùng những chữ ấy để sáng tác thơ và lan sang cả tiểu thuyết. Nó thể hiện nỗi đau đời, khả năng sáng tạo cũng như phù hợp với quan niệm của Trần Dần về văn chương, về chữ, về viết, về đọc. Ở thứ ngôn ngữ ngoại vi ấy, ông nhận ra nó “đôi khi lại tiềm tàng, ẩn chứa khả năng phát thông điệp nhiều hơn cả ngôn ngữ chính thống” [54, 396]. Thứ ngôn ngữ ấy giúp Trần Dần thể hiện được những trạng thái, cảm xúc tinh tế và cũng là cách thách thức độc giả của ông, khơi gợi họ về vùng chưa biết của ngôn ngữ - nơi mà những chuẩn mực, quy phạm đôi khi không biểu đạt hết được. Từ đó tạo nên ấn tượng Trần Dần.

Tinh thần carnaval về ngôn ngữ

Tinh thần carnaval về ngôn ngữ là nhằm xóa bỏ đẳng cấp trong ngôn ngữ, phá vỡ định kiến sang hèn, thanh tục ở con chữ. Bởi vì định kiến ấy là từ nghĩa của chữ mà ra, nhưng nghĩa của chữ cũng chỉ “mang tính quy ước, đầy bất trắc và tráo trở”. Học hỏi sự suỗng sã từ lễ hội carnaval, các nhà văn đã “đưa vào văn học cái logic của những hôn phối chênh lệch và những trò hạ bệ đầy báng bổ, tác động cải tạo mạnh mẽ đến bản thân phong cách ngôn từ của văn học” [14, 134].

Trần Dần cũng vậy, chữ của Trần Dần bình đẳng, trong thơ ông không có từ nhiều chất thơ hay ít chất thơ. Trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, Trần Dần cũng để cho ngôn ngữ có một cuộc vui khi ông cho chúng được tự do hôn phối với nhau trên quảng trường của nó, không phân biệt như trong ngày hội carnaval.

Trần Dần thể hiện tinh thần carnaval khi để cho từ truồng xuất hiện ngang nhiên trong tác phẩm vốn được viết ra trong xã hội mà những lề thói phong kiến cũ còn nặng nề, trong cách nói năng, ứng xử, người ta vẫn chuộng sự cao quý, thanh lịch hơn những gì bỗ bã, phóng khoáng. Ở thời điểm hiện tại, khi văn học đã có sự đổi mới triệt để cả về nội dung lẫn hình thức, từ truồng và những đoạn tả sex của Trần Dần không có gì là lạ so với nhan nhản tiểu thuyết khai thác yếu tố tình dục bây giờ. Nhưng vào lúc Trần Dần viết Những ngã tư và những cột đèn thì hẳn đó là ngôn ngữ gây sốc với mọi người. Thời đó, người ta không dùng truồng mà dùng khỏa thân, lõa thể của tiếng Hán hay nuy của tiếng Pháp, nude của tiếng Anh cho lịch sự. Trần Dần dùng từ thuần túy Việt Nam – truồng – từ này thường chỉ xuất hiện trong lời nói của ấu nhi, dành cho ấu nhi. Đây là từ được xem là thô tục trong văn chương lúc đó. Chọn từ này, hẳn Trần Dần đã thể hiện ý muốn “phá nhà tù” những định kiến chữ. Truồng xuất hiện không chỉ một lần trong sáng tác Trần Dần. Trước

Những ngã tư và những cột đèn, truồng đã xuất hiện trong thơ Trần Dần với

thằng truồng, nữ kỹ sư truồng, nữ mùa rét truồng… Thạc sĩ Hà Thị Hạnh xem đó như một biểu tượng thân thể đa nguyên của cái tôi Trần Dần. Còn trong tiểu thuyết này, truồng được Trần Dần sử dụng không chỉ để nói về một nghệ thuật mà còn là biểu tượng cho sự thực tuyệt đối, khi con người cởi bỏ mọi ràng buộc, che đậy để trở về với bản chất nguyên sơ của mình. Truồng ở trong Những ngã tư và những cột đèn là nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại của thế kỷ XX: chụp ảnh khỏa thân mà Trần Dần gọi là chụp ảnh truồng. Nghe thì

Một phần của tài liệu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của trần dần (qua người người lớp lớp và những ngã tư và những cột đèn) (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)