Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến hàm lượng

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 59)

lượng Vitamin C của cây cải ngọt

Vitamin C được gọi là ascorbve, chỉ với một số lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể sống. Trong cải ngọt, hàm lượng VTM C là cao nhất (theo số liệu bảng 1.1). Vì vậy, để xác định chất lượng của cây ngọt, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng VTM C vào thời kì thu hoạch (35 ngày). Qua bảng 3.9 và hình 3.12 chúng tôi thấy:

Bảng 3.9. Hàm lượng Vitamin C (mg/kg) của cây cải ngọt vào thời kì thu hoạch Công thức Vitamin C (mg/kg) % SĐC ĐC 213,1 100 CT1 345,5 162,1 CT2 459,6 215,7 CT3 356,3 167,2 CT4 367,9 172,6 CT5 375,5 176,2

58

Hình 3.12. Hàm lượng VTM C của cây cải ngọt vào thời kì thu hoạch thay đổi so ĐC

Vào thời kỳ thu hoạch, hàm lượng vitamin C tăng lên vượt trội ở các công thức thí nghiệm, tăng từ 62,1%-115,7% so với công thức ĐC. Các công thức đều mang lại hiệu quả cao, trong đó CT2 tăng cao nhất 115,7% so với đối chứng, tiếp đến là CT5 tăng 76,2%. CT1 cho kết quả thấp nhất trong 3 công thức thí nghiệm nhưng vẫn cao hơn ĐC 62,1%. Các công thức CT3, CT4, CT5 tăng từ 67,2% - 76,2% so với ĐC nhưng lại cao hơn CT1 và thấp hơn nhiều so với CT2. Hàm lượng vitamin C của CT2 cao hơn 53,3% so với CT1

Các kết quả cho thấy của hiệu quả chế phẩm Bioplant Flora đến hàm lượng vitamin C vượt trội hơn nhiều so với chế phẩm BioBL. Cả 3 công thức phối trộn 2 chế phẩm có hàm lượng vitamin C tăng dần theo tỉ lệ phối trộn. Các công thức có tỉ lệ phối trộn Bioplant Flora càng tăng thì hàm lượng vitamin C cũng tăng theo và tăng cao hơn khi chỉ bón chế phẩm Bio BL. Điều này chứng tỏ chế phẩm Bioplant Flora đảm bảo các yếu tố khóang đa lượng và vi lượng. Trong khi đó, chế phẩm Bio BL chỉ tập trung vào các nguyên tố đa lượng và VSV có ích dẫn đến chất lượng của cải ngọt đạt tối đa chậm hơn so với Bioplant Flora. Tuy chế phẩm Bio BL cho hiệu quả chậm nhưng việc bổ sung VSV có ích có tác dụng lâu dài và bền vững với đất, góp phần cải tạo độ phì nhiêu cho đất trồng.

59

3.5.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến hàm lượng Nitrat của cây cải ngọt lượng Nitrat của cây cải ngọt

Nitrat (N0-3) là lượng chất đạm hiện diện trong cây trồng. Sử dụng lượng N0- 3vừa đủ giúp cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đảm bảo chất lượng nông sản. Dư lượng N0-

3 trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc chất. Sự tồn dư N0-

3 trong nông sản ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Chính vì vậy, dư lượng N0-

3 là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng rau quả. Chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng nitrat của cải ngọt vào thời kì thu hoạch và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Hàm lượng NO3- (mg/kg) của cây cải ngọt vào thời kì thu hoạch Công thức Hàm lượng NO3- (mg/kg) % SĐC ĐC 150 100 CT1 287 191,3 CT2 235 156,7 CT3 275 183,3 CT4 261 174 CT5 248 165,3

Hình 3.13. Hàm lượng nitrat của cây cải ngọt vào thời kỳ thu hoạch thay đổi so ĐC

60

Qua bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy: Hàm lượng nitrat ở thời điểm thu hoạch cải ngọt ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn so với ĐC. Trong đó CT1 có hàm lượng nitrat cao nhất là 287mg/kg cao hơn 91,3 % so với ĐC, tăng gần gấp đôi.CT2 tăng thấp nhất trong các công thức thí nghiệm, cao hơn 56,7% so với đối chứng. Các CT3, CT4, CT5 hàm lượng nitrat có xu hướng giảm dần theo các tỉ lệ phối trộn.

Dư lượng nitrat ở chế phẩm Bio BL cao hơn so với Bioplant Flora nguyên nhân: hàm lượng đạm tổng có trong chế phẩm Bio BL (25%) cao hơn so với hàm lượng nitrat có trong chế phẩm Bioplant Flora (0,015%). Mặc khác, chế phẩm Bioplant được bổ sung nguyên tố vi lượng Mo (Mo giữ vai trò tăng hoạt tính enzyme nitratereductase xúc tác cho phản ứng khử và đồng hóa nitrat trong cây xảy ra nhanh hơn). Chính vì vậy, hàm lượng nitrat của cây cải ngọt khi bón chế phẩm Bioplant Flora sẽ thấp hơn so với chế phẩm Bio BL (không bổ sung Mo)

Bên cạnh đó, thời gian giữa lần phun chế phẩm sau cùng (sau 25 ngày) đến khi thu hoạch (35 ngày) là gần nhau. Theo Lê Văn Tán và cộng sự (1998), tồn dư nitrat trong rau ăn lá cao nhất trong khoảng thời gian từ 10-15 ngày từ lúc bón đến lần cuối thu hoạch. Thời gian bón thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì lượng nitrat trong rau càng giảm.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định hàm lượng NO3- có trong rau cải ngọt thì cả 6 công thức đều có hàm lượng NO3- ở mức cho phép (<500mg/kg), an toàn cho người sử dụng.

61

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua kết quả thu được, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau:

1. Đã xác định được thành phần VSV của chế phẩm Bio BL và thành phần dinh dưỡng của 2 chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora.

•Thành phần VSV của chế phẩm Bio BL gồm 3 loài VSV: VK Bacillus sp., VK Pseudomonas sp., VK Azotobacter sp. đúng với bao bì. Tuy nhiên, mật độ các loài VSV đều giảm so với bao bì. Trong đó, mật độ VK Pseudomonas sp. giảm 35%, giảm nhiều nhất.

•Thành phần chất dinh dưỡng của 2 phẩm Bio BL và Bioplant Flora đều giảm so với bao bì. Trong đó, so với bao bì hàm lượng N giảm nhiều nhất:

Bio BL: giảm 2,3%

Bioplant Flora: giảm 0,03%

Thành phần VSV và chất dinh dưỡng trong 2 chế phẩm đều giảm so với bao bì. Tuy nhiên, sự hao hụt này không đáng kể và vẫn đảm bảo được yêu cầu của phân bón theo tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNN và đáng tin cậy.

2. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của 2 chế phẩm đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt.

•Đối với sự sinh trưởng: Cả 2 chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora đều cho hiệu quả so với ĐC. Trong đó, chế phẩm Bioplant Flora cho hiệu quả rõ rệt nhất.

- Bio BL: Số lá tăng 133, 8% so với ĐC; diện tích lá tăng 115,2% so với ĐC; chiều cao cây tăng 122,9% so với ĐC.

- Bioplant Flora: Số lá tăng 151,4 % so với ĐC; diện tích lá tăng 140,5% so với ĐC; chiều cao cây tăng 151,4 % so với ĐC.

•Đối với năng suất: cả 2 chế phẩm đều cho năng suất cao hơn so với ĐC. Tuy nhiên, chế phẩm Bioplant Flora cho năng suất cao nhất.

NSLT: tăng 215,9% so với ĐC. NSTT: tăng 258,9% so với ĐC.

62

•Đối với chất lượng: Khi thi hoạch, hàm lượng VTM C và nitrat của cải ngọt sau khi phun 2 chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora đều cho kết quả cao hơn so với ĐC.

- Hàm lượng VTM C của cải ngọt khi phun chế phẩm Bioplant Flora là cao nhất, tăng 215,7% so với ĐC.

- Hàm lượng nitrat của cải ngọt khi phun chế phẩm Bio BL cho kết quả cao nhất, cao hơn 191,3% so với ĐC và vẫn đảm bảo tiêu chuẩn do Bộ NN&PTNN đề ra.

Như vậy, hiệu lực của CPVS Bioplant Flora thể hiện rõ rệt đối với sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải ngọt hơn chế phẩm Bio BL. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài, chế phẩm Bio BL sẽ cho hiệu quả lâu hơn, bền vững hơn, không gây ảnh hưởng đến sinh thái và môi trường.

4.2. Kiến nghị

- Thử nghiệm 2 loại chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora trên nhiều loại cây trồng khác để chứng minh hiệu quả của 2 chế này trong sản xuất rau an toàn.

- Thử nghiệm sự phối trộn 2 loại chế phẩm trên ở các tỉ lệ khác để biết được tỉ lệ nào cho hiệu quả tối ưu nhất.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Kiều Hữu Ảnh (1999), Giáo trình Vi sinh vật học công nghiệp, Nxb Khoa học và kĩ thuật,tr. 12-19.

2. Tạ Thu Cúc, (2005), Kỹ thuật trồng cây đậu rau, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.5-10.

3. Tạ Thu Cúc, (2005), giáo trình kỹ thuật trồng rau, Sở GD và ĐT Hà Nội, tr.18- 88.

4. Hoàng Trung Dũng,(2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm emina đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cải ngọt, cây đậu đũa trồng tại Lâm Thao – Phú Thọ, luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25-37

5. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2002), Vi sinh vật học (tập 1, 2), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr. 211-217 6. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Lê Đình Lương,

Đoàn Xuân Mượu, Phạm Văn Ty (1978), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học (tập 3), Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, tr. 42- 55.

7. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đường, Hoàng Hải, Vũ Thị Hoàn, (1999), Giáo trình sinh học đất, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.13-195.

8. Phan Thị Thu Hằng (2008), Nghiên cứu hàm lượng nitrat và kim loại nặng trong đất, nước, rau và một số biện pháp nhằm hạn chế sự tích luỹ của chúng trong rau tại Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên, tr.16-60.

9. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển I. Nxb trẻ TPHCM tr.600- 603.

10. Nguyễn Minh Hiếu (2009), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường Đại học Nông lâm, Huế, tr. 38- 42.

64

11. Phạm Thị Ánh Hồng (2003), Kĩ thuật sinh hóa, Tủ sách trường Đại học Khoa học tự nhiên, tr 15-47.

12. Nguyễn Hoài Hương (2008), Bài giảng Thực hành vi sinh ứng dụng, khoa môi trường và công nghệ sinh học, Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM, tr.3-17. 13. Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng cây rau, trường ĐH Huế, tr 12- 23.

14. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr. 34- 39.

15. Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Thí nghiệm công nghệ sinh học – tập 2 Thí nghiêm vi sinh vật, Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM, tr. 45-69.

16. Nguyễn Bá Lộc, Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương, Lê Thị Hoa, ThS. Lê Thị Trĩ (2006), Giáo trình sinh lý thực vật, trường Đại học Huế, tr.35-42. 17. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, chuyên ngành bảo vệ

thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tr. 15-20.

18. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Mai Hương (2011), Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm, Nxb Đại học Quốc gia Tp. HCM, tr. 56-63.

19. Ngô Thanh Phong (2010), Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm Pseudomonas sp. từ vùng rễ lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và đánh giá hiệu quả của giống lúa OM 2517, luận án Tiến sĩ, ĐH Cần Thơ, tr. 14-51. 20. Lương Đức Phẩm (2011), Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trong nông

nghiệp, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 25-47.

21. Lương Đức Phẩm, Trần Cẩm Vân, Đinh Thị Kim Nhung (2007), Cơ sở vi sinh vật học trong công nghệ môi trường, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr. 6-32.

22. Nguyễn Thanh Phong (2012), Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm Pseudomonas spp. Bón cho cây lúa cao sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long, luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ, tr.7-10.

65

24. Phạm Chí Thành (1988), Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội, tr. 52-54.

25. Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2003), Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.33-35.

26. Trần Thanh Thủy (1998), Hướng dẫn thực hành vi sinh vật học, Nxb Giáo dục 27. Phạm Thị Thuỳ (2006), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông

nghiệp tốt, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr. 22- 29.

28. Trần Linh Thước, Lê Duy Thắng, Phạm Phú Phùng (2000), Thực tập vi sinh, BM. Vi sinh, khoa Sinh học, ĐH Khoa học tự nhiên.

29. Vũ Văn Thành, (2011), Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA trong sản xuất rau an toàn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Trường (2003), Phân bón vi lượng và siêu vi lượng, Nxb Nông nghiệp, tr.25-186.

31. Phạm Văn Toản, Phạm Bích Hiên (2003), “Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Azotobacter đa hoạt tính sinh học sử dụng cho sản xuất phân bón vi sinh vật chức năng”, Báo cáo Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội tháng 12/2003, tr. 266-270.

Tài liệu tiếng Anh

32. Muriel Figuie’ (2003), Vegetable consumption behaviour in Vietnam. CIRAD, pp: 10-15

33. RIFAV and VASI (2002), Strategies of Stakeholders in vegetable commodily chain supplying Hanoi market, pp:102-104

34. George N. Agrios (1997), Plant Pathology. APS Press the division of Harcourt Brace & Company, USA, pp:16-27

35. Bulla J.A, Costilow R, Sappe E.S.1978, Biology of Bacillus popilliae Adv. Appl. Microbiol., pp: 1-17

66

36. Priest G.F. 1993. Genus Bacillus. In: Bacteriology 1,.Edited by Rehm H. J and Reed G in cooperation with puhler A and Stadler P. Weinherm, pp: 368-397. 37. Pfennig, N Trueper H.G(1992) ,”Characterization and identification of the

Anoxygenic phototrophic bacteria”, the Prokaryote; ahandbook of on habitas, isolation and indentification of bacteria. Springer Verlag, Berlin, pp:15-3

67

68

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ AXIT AMIN (TCVN 3708- 1990)

69

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 3708 – 90

THỦY SẢN – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ AXIT AMIN

Aquatic products - Mothod for the determination of nitrogen amino acid content

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 3708-81, qui định phương pháp xác định hàm lượng nitơ axit amin đối với các nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thủy sản.

1. Lấy mẫu

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 5276-90.

2. Nguyên tắc chung

Tạo điều kiện thích hợp để đồng phốt phát phản ứng với axit amin tạo thành muối của axit amin (1 ion đồng phản ứng với 2 gốc axit amin). Lọc để loại đồng phốt phát thừa. Thêm axit axetic và kali iodua và dịch lọc trong. Ion I- trong môi trường axit khử ion Cu+, tạo ra I2 tự do. Chuẩn độ lượng iot được tạo thành bằng dung dịch natri thiosunfat 0,01M.

3. Dụng cụ và hóa chất

- Bình định mức dung tích 25, 1000ml; - Bình nón dung tích 100ml;

- Buret 25, 50ml; - Pipet 1, 5, 10ml; - Phễu thủy tinh;

- Giấy lọc cứng (giấy Whatman số 1, số 3);

- Dung dịch đồng clorua (A): 27,3g CuCl2 (hoặc 35,4 g CuCl2. 12H2O) trong 1 lít dung dịch;

- Dung dịch natri photphat (B): 68,5g Na3PO4. 12H2O trong 1 lít dung dịch (hoặc 64,5g Na2HPO4 hòa tan trong 500ml nước cất đun sôi để nguội, thêm 7,2g NaOH, sau đó tiếp tục thêm nước cất đun sôi để nguội vào cho đến 1 lít);

- Dung dịch đệm borat pH 8,8 (C): 28g natri tetraborat (Na2B4O7.10H2O) hòa tan trong 750ml nước cất. Thêm 50ml dung dịch axit clohydric (HCL) 0,1N và thêm nước cất đến 1 lít;

- Hỗn hợp đồng phốt phát:

Trộn lẫn 1 thể tích dung dịch (A) 2 thể tích dung dịch (B) 2 thể tích dung dịch (C)

Cho dung dịch (A) trộn với dung dịch (B), lắc đều rồi cho thêm dung dịch (C); - Thimolphtalein, dung dịch 0,25% trong etanol (C2H5OH) 50%;

- Natri thiosunfat, dung dịch 0,1M : 24,8g Na2S2O3.5H2O hòa tan bằng nước cất trong bình định mức dung tích 1000ml, lắc đều, thêm nước cất đến vạch mức. Đựng trong lọ nâu, trước khi dùng, pha loãng 10 lần để có dung dịch 0,01M;

- Natri hydroxyt (NaOH), dung dịch 0,1N; - Axit axetic (CH3COOH) đậm đặc;

70

- Kali iodua (KI) tinh thể;

- Tinh bột, dung dịch 1% trong NaCl bão hòa.

4. Tiến hành thử

Dùng pipet lấy chính xác 5ml nước mắm đã pha loãng 20 lần vào bình định mức dung tích 25ml, thêm 2 giọt thimolphtalein 0,25% và nhỏ từng giọt dung dịch natri hydroxyt 0,1N vào cho đến khi dung dịch có màu xanh nhạt da nhạt da trời (pH=10). Sau đó cho thêm 10 – 15 ml hỗn hợp đồng phốt phát,

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)