Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến chiều cao

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 54)

cây cải ngọt.

Bên cạnh quá trình ra lá, sự tăng trưởng của cây cải ngọt bao gồm cả quá trình tăng trưởng chiều cao của cây. Sự tăng trưởng chiều cao cây là kết quả của quá trình phân chia ở đỉnh sinh trưởng và giãn tế bào. Động thái tăng trưởng chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào giống , chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh,…

Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây cải ngọt trong 35 ngày chúng tôi thu được kết quả như sau:

53

Bảng 3.7. Chiều cao của cây cải ngọt (cm)

CÔNG THỨC

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Chiều cao/cây % SĐC cao/cây Chiều % SĐC cao/cây Chiều % SĐC cao/cây Chiều % SĐC cao/cây Chiều % SĐC ĐC 4,5 100 8,4 100 15,3 100 23,1 100 28,8 100 CT1 3,9 86,7 9,1 108,3 18,9 123,5 29,5 127,7 35,4 122,9 CT2 4,7 104,4 9,7 115,5 24,3 158,8 35,5 153,7 43,6 151,4 CT3 4,6 102,2 9,0 107,1 19,9 130,1 30,8 133,3 36,4 126,4 CT4 4,2 93,3 9,3 110,7 20,4 133,3 32,7 141,6 37,1 128,8 CT5 4,1 91,1 9,2 109,5 22,6 147,7 33,3 144,2 38,6 134

Hình 3.8 . Chiều cao của cây cải ngọt ở các CT qua các tuần thay đổi so với ĐC

Ở tuần thứ nhất trọng lượng cây ở các công thức thí nghiệm hầu hết đều thấp hơn so với ĐC, chỉ có CT2 và CT3 là cao hơn so với công thức đối chứng tăng 2,2% - 4,4% .Tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Vào tuần thứ 2, khi bón thúc chế phẩm theo các công thức thí nghiệm, các công thức thí nghiệm bắt đầu có sự thay đổi. Tất cả các công thức đều tăng cao hơn so với ĐC từ 7,1-15,5%. CT2 tăng cao nhất 15,5% trong khi đó CT1chỉ tăng cao hơn đối chứng là 8,3%, điều này cho thấy chế phẩm Bioplant Flora đã phát huy tác dụng nhanh hơn so với Bio BL.

Tuần thứ 3, chiều cao cây ngọt ở CT2 vượt hẳn so với các công thức còn lại. Trọng lượng trung bình cây giữa các công thức thí nghiệm đã bắt đầu rõ rệt. CT1 tăng 23,5% so với đối chưng nhưng lại tăng thấp nhất so với các công thức còn lại do quá trình phân giải các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ của VSV còn chậm, vì

54

vậy tốc độ tăng trưởng của cây còn chậm hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại. CT3, CT4, CT5 chiều cao cây có xu hướng tăng dần theo các tỉ lệ phối trộn chế phẩm, tuy nhiên sự sai khác không nhiều vì tỉ lệ phối trộn gần nhau giữa các công thức gần nhau.

Tuần thứ 4, tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây vẫn tiếp tục tăng. Các công thức thí nghiệm tăng từ 27,7% - 53,7% so với ĐC, tốc độ tăng trưởng tương tự và xấp xỉ như tuần 3.

Tuần 5, giai đoạn này cây cải ngọt chuẩn bị thu hoạch, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có phần giảm so với tuần 3 và tuần 4. Ở tuần này, CT2 tăng 51,4% cao nhất so với đối chứng, CT1 tăng 22,9% thấp nhất so với đối chứng. Các công thức CT3, CT4, CT5 chiều dài có sự chênh lệch rõ hơn tăng cao hơn ĐC từ 36,4% - 38,6% và tăng cao hơn từ 1-3,2% so với CT1.

Ta thấy, chiều cao của cải ngọt tăng đều ở các tuần nhưng phát triển mạnh nhất là vào tuần 3 và ở CT2. Như vậy, sự tăng trưởng chiều cao của cây cải ngọt phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất dinh dưỡng (đặc biệt là khóang vi lượng). Dựa vào điều này để có sự chăm sóc, bón thúc chế phẩm cho phù hợp góp phần tăng năng suất của cây cải ngọt.

55

ĐC CT1 CT2

CT3 CT4 CT5

Hình 3.9. Chiều cao của cây ở các công thức vào thời kì thu hoạch

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)