Chế phẩm Bioplant Flora

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 29)

Bioplant Flora là chế phẩm có xuất xứ từ Liên bang Nga. Chế phẩm Bioplant Flora được các nhà khoa học hàng đầu của Nga đánh giá là “cuộc cánh mạng trong nông nghiệp” và sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Đây là sản phẩm an toàn sinh thái, được sản xuất từ nền hữu cơ, bổ sung các nguyên tố vi lượng và hoạt chất sinh học bằng công nghệ hiện đại để thu được các tổ hợp nano khóang hữu cơ. Sản phẩm đã được khảo nghiệm tại Việt Nam và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục trồng trọt) đưa vào danh mục sử dụng thông thường tại Quyết định số 432/QĐ-TT-ĐPB, ngày 8/9/2011.

28

1.2.2.1. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong chế phẩm Bioplant Flora

Chế phẩm Bioplant Flora dưới dạng dung dịch keo, phần tử có kích thước 40- 100 nm siêu nhỏ. Thành phần của chế phẩm Bioplant Flora bao gồm: N, P2O5, K2O, Mg, Mn, Fe, Cu, Co , Zn , Mo.

- Magiê (Mg): Mg là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây... [28]. Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng, xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non. Vì Mg là nguyên tố linh động nên cây có thể dùng lại từ các lá già [3, 28, 36].

- Đồng (Cu): Đồng cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây. Những cây họ hòa thảo thiếu Cu có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Khi thiếu Cu, lá thiếu sức trương, rũ xuống, màu xanh chuyển sang quầng màu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.

- Sắt (Fe): Fe là chất xúc tác để hình thành nên diệp lục và hoạt động như một chất mang oxy. Thiếu Fe, gây ra hiện tượng bạc lá. Vì Fe không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu Fe trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây. Thiếu Fe nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng nhạt. Sự thiếu Fe có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Mo, Cu hay Mn. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu Fe như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với đất giàu Ca; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp,… [29].

- Mangan (Mn): Mn là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Mn hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang hợp (tổng hợp diệp lục). Mn tăng cường sự chín và sự nẩy mầm

29

của hạt. Cũng như Fe, Mn không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non. Khi thiếu Mn, giữa gân lá có màu vàng, đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ở những cây họ hòa thảo khi thiếu Mn thường xuất hiện những vùng màu xám ở gần cuống lá non. Hiện tượng thiếu Mn thường xảy ra rõ nét khi gặp điều kiện thời tiết lạnh, hoặc trên đất giàu chất hữu cơ, đất ngập úng. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo [3, 29].

- Molipden (Mo): Mo cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành NH3 trong cây. Mo cần thiết cho việc chuyển hóa lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây. Khi thiếu Mo, cây có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Mo có thể gây ra triệu chứng thiếu đạm bởi vì vi sinh vật đất cần có Mo để cố định nitơ từ không khí. Mo trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng [3].

- Kẽm (Zn): Zn được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Tuy Zn chỉ được sử dụng với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao cây trồng không thể không có nó. Zn có vai trò trong sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men; tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây; sản xuất ra chất diệp lục và các hydratcarbon. Hiện tượng thiếu Zn thường xảy ra ở những lá non với biểu hiện lá non dần chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Đối với bắp, lá có thể phát triển những dải vàng rộng (bạc lá) trên một mặt hoặc cả 2 mặt sát đường gân trung tâm. Một số triệu chứng khác như lá lúa mầu đồng; bệnh "lá nhỏ" ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và cây đậu [3, 29].

- Coban (Co): Co là nguyên tố rất cần thiết cho quá trình cố định đạm của cây. Thiếu Co, quá trình cố định đạm bị ngưng trệ. Khi bón lượng đạm thấp, cây trồng có nhu cầu cao về Co. Co có mặt trong men cobamide coenzyme cần thiết cho các phản ứng oxy hóa khử và trao đổi chất trong cây. Khi thiếu Co, cây còi cọc, chậm phát triển, lá chuyển vàng đặc biệt là các lá non,… [29].

30

1.2.2.2. Cách sử dụng

Chế phẩm Bioplant Flora có thể thay thế hoàn toàn phân hóa học và được sử dụng trên nhiều loại cây trồng như: lúa, chè, các loại cây hoa màu,…

Trong chế phẩm này các phân tử có kích thước 40-100 nm siêu nhỏ dề dàng hấp thụ nhanh qua màng tế bào lá, kích thích cây trồng hấp thu năng lượng mặt trời, thúc đẩy nhanh quá trình quang hợp, giảm thời gian canh tác, cho thu hoạch sớm. Bên canh đó, chế phẩm còn có vai trò kích thích phát triển bộ rễ, cải thiện cấu trúc đất, giúp cây phát triển bền vững, cho năng suất cao.

Cách bón: Sau 10 ngày gieo tiến hành phun chế phẩm Bioplant Flora , phun lặp lại sau 15 ngày. Liều lượng: pha 1lít Bioplant Flora/500lít nước/1ha/1 lần.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)