Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 43)

Các thí nghiệm trong luận văn được lặp lại ít nhất 3 lần. Kết quả trình bày trong luận văn là số liệu trung bình ± sai số, được tính bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.

Các số liệu của thí nghiệm được xử lý thống kê và vẽ đồ thị trên máy theo chương trình Microsoft Excel 2010.

42

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 3.1. Khảo sát thành phần vi sinh vật có trong chế phẩm Bio BL

Chế phẩm Bio BL là chế phẩm từ thịt trùn, dạng lỏng, màu nâu. Ngoài ra, thành phần chế phẩm Bio BL có bổ sung các loài VSV hữu ích(vi khuẩn Bacillus sp.; vi khuẩn Azotobacter sp.; vi khuẩn Pseudomonas sp. ) với mật độ cao và có khả năng bảo quản trong thời gian dài (6 tháng).

Chúng tôi tiến hành kiểm tra thành phần VSV có trong chế phẩm Bio BL sau 3 tháng (tính từ thời điểm sản xuất đến lúc tiến hành kiểm tra chế phẩm) bằng phương pháp đã nêu ở mục 2.2.1và mục 2.2.2. Sau khi kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.2 và minh hoạ ở hình 3.1, 3.2, 3.3.

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái các thành phần vi khuẩn có trong chế phẩm Bio BL

Vi khuẩn Đặc điểm đại thể Đặc điểm vi thể

Bacillus sp.

- Khuẩn lạc có bề mặt khô, mọc lan trên bề mặt thạch, dạng tròn, rìa răng cưa không đều; tâm khuẩn lạc sẫm màu, màu vàng xám, đường kính 3-5mm.

- Kích thước 0,5-0,8 x 1,5-3 µm; nhỏ, 2 đầu tròn, đứng đơn lẻ hoặc thành chuỗi ngắn; bào tử hình bầu dục, nhỏ hơn tế bào vi khuẩn và nằm giữa tế bào, có khả năng di động.

- Khi nhuộm gram tế bào VK bắt màu xanh.

Azotobacter sp.

Khuẩn lạc lồi, tròn, nhầy, bóng ướt. Lúc còn non, khuẩn lạc có màu trắng đục, khi già khuẩn lạc dần chuyển sang màu nâu, mép đồng đều. Kích thước 0,5- 1,5mm.

- Hình que, đầu tròn, đứng riêng lẻ hoặc chồng chất; kích thước khoảng 1,8-2,5x3,1- 5,5µm; không sinh bảo tử; có khả năng di động.

- Khi nhuộm gram tế bào vi khuẩn bắt màu đỏ.

Pseudomonas sp.

Khuẩn lạc to, phẳng, màu kem đục, rìa không đồng đều. kích thước khuẩn lạc từ

-Tế bào hình que,kích thước 1,5-2,4 µm; không có bào tử; có khả năng di động,

- Khi nhuộm gram tế bào vi khuẩn bắt màu đỏ

43

Hình 3.1. Hình dạng đại thể và vi thể của vi khuẩn Bacillus sp.

Hình 3.2. Hình dạng đại thể của vi khuẩn Azotobacter sp.

44

Sau khi phân lập các loài vi khuẩn trong chế phẩm Bio BL, chúng tôi đã phân lập được 3 loài vi khuẩn: Bacillus sp.; Azotobacter sp.; Pseudomonas sp.. Ta thấy, thành phần các loài vi khuẩn sau khi phân lập phù hợp với thông tin trên bao bì. Các đặc điểm đại thể và vi thể của các loài vi khuẩn được minh họa trong bảng 3.2 và hình 3.3 là phù hợp với đặc điểm của loài (theo Nguyễn Lân Dũng, 2012 và Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch (mục 2.2.3), chúng tôi đã xác định được mật độ các loài VSV có trong chế phẩm Bio BL và kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mật độ của các loài VSV có trong chế phẩm Bio BL

TT VI KHUẨN MẬT ĐỘ (CFU/g) GIẢM SO VỚI TRÊN BAO BÌ (CFU/g) Tỷ lệ % giảm so với trên bao bì Trên bao bì Sau khi phân tích 1 Vi khuẩn Bacillus sp. 1,5x107 1,3x107 0,2x107 13,3 2 Vi khuẩn Azotobacter sp. 3,0x107 2,0x107 1,0x107 33,3 3 Vi khuẩn Pseudomonas sp. 4,0x107 2,6x107 1,3x107 35,0 Quan sát bảng 3.2 chúng ta thấy: sau 3 tháng, mật độ các loài vi khuẩn có trong chế phẩm Bio BL sau khi phân tích giảm so với trên bao bì. Cụ thể: mật độ của vi khuẩn Bacillus spp. giảm từ 1,5x107xuống 1,3x107, giảm 13,3% so với trên bao bì. Mật độ vi khuẩn Azotobacter sp. giảm 33,3%, vi khuẩn Pseudomonas sp.

giảm 35% so với hàm lượng ghi trên bao bì. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng hàm lượng dinh dưỡng, mật độ vi khuẩn và mùi trùn của sản phẩm Bio BL tuy có bị hao hụt nhưng vẫn đáp ứng được với yêu cầu của chế phẩm vi sinh trong giới hạn cho phép là 107CFU/g (Nguyễn Xuân Thành, 2003).

Chế phẩm Bio BL là chế phẩm ở dạng lỏng, mật độ VSV cao, thời gian bảo quản là 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian phân tích chế phẩm là 3 tháng kể từ khi sản xuất nên việc hao hụt mật độ VSV là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân của sự hao hụt mật độ vi khuẩn là do cách bảo quản và thời gian bảo quản của chế phẩm.

45

Chế phẩm Bio BL có mật độ vi khuẩn cao, theo thời gian mật độ vi khuẩn có trong chế phẩm sẽ giảm đi do: VSV cần chất dinh dưỡng trong chế phẩm trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển dẫn đến dinh dưỡng dần cạn kiệt không đủ cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển tối thiểu của VSV; các loài VSV trong chế phẩm chủ yếu là VK hiếu khí; trong quá trình trao đổi chất VK sinh tổng hợp ra nhiều loại axit amin làm pH chế phẩm thấp nên việc bảo quản trong thời gian dài sẽ làm giảm mật độ VK; Bên cạnh đó, trong quá trình bảo quản, các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…xảy ra khi dự trữ hay chiết tách chế phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ VK trong chế phẩm.

Như vậy, chế phẩm Bio BL có thành phấn các loài VSV đúng với thông tin ghi trên bao bì. Mật độ VSV sau khi phân tích giảm so với trông tin trên bao bì nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của chế phẩm vi sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra.

3.2. Khảo sát hàm lượng chất dinh dưỡng có trong chế phẩm Bio BL và chế phẩm Bioplant Flora phẩm Bioplant Flora

Để kiểm tra thành phần chất dinh dưỡng trong chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora chúng tôi đã gửi 2 chế phẩm đến các trung tâm phân tích và giám định sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất chế phẩm. Kết quả sau phân tích được thể hiện ở bảng 3.3 và bảng 3.4.

Đối với chế phẩm Bio BL

Bên cạnh thành phần VSV, chế phẩm Bio BL còn được bổ sung thêm thành phần các chất dinh dưỡng.

Bảng 3.3. Thành phần chất dinh dưỡng có trong chế phẩm Bio BL.

TT CHỈ TIÊU

HÀM LƯỢNG (%) VỚI TRÊN GIẢM SO BAO BÌ (%) Tỉ lệ % giảm so với trên bao bì Trên bao bì Sau khi phân tích 1 Đạm amin 3 2,92 0,18 3,7% 2 Đạm tổng 25 23,7 2,30 5,2% 3 Kali tổng 1,88 1,81 0,07 3,6% 4 Photpho tổng 0,14 0,09 0,05 35,7%

46

Đối với chế phẩm Bioplant Flora

Bảng 3.4. Thành phần chất dinh dưỡng có trong chế phẩm Bioplant Flora.

TT CHỈ TIÊU HÀM LƯỢNG GIẢM SO VỚI ĐC Tỉ lệ % giảm so với ĐC Trên bao bì Sau khi phân tích 1 N 0,015% 0,012% 0,003% 20 2 P2O5 0,002% 0,001% 0,001% 50 3 K2O 0,02% 0,01% 0,01% 50 4 Mg 100mg/l 94mg/l 6mg/l 6,0 5 Fe 10mg/l 9mg/l 1mg/l 10 6 Cu 1mg/l 0,95mg/l 0,05mg/l 5,0 7 Mn 100mg/l 97mg/l 3mg/l 3,0 8 Zn 100mg/l 95,9mg/l 4,1mg/l 4,1 9 Mo 100mg/l 98,7mg/l 1,3mg/l 1,3 10 Co 15mg/l 12,3mg/l 2,7mg/l 18

Qua số liệu ở bảng biểu 3.2 và 3.3 ta thấy các thành phần dinh dưỡng ở cả 2 chế phẩm đều có thay đổi. Các chỉ tiêu chất dinh dưỡng đều thấp hơn so với bao bì dao động trong khoảng 3,6-35,7% đối với Bio BL và 1,3-50% đối với Bioplant Flora. Trong đó, hàm lượng P giảm nhiều nhất, đối với Bioplant Flora giảm 50% so với bao bì, đối với Bio BL giảm 35,7% so với bao bì.

Nguyên nhân của sự hao hụt này có thể là do cách bảo quản và thời gian bảo quản chế phẩm từ ngày sản xuất đến ngày gửi đi phân tích dài (sau 3 tháng). Trong quá trình bảo quản các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đã làm giảm đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora.

Bên cạnh đó, trong chế phẩm Bio BL còn bổ sung thành phần các loài VSV. Trong quá trình sống, VSV sử dụng các chất dinh dưỡng trong chế phẩm để trao đổi chất và sinh tổng hợp. Chính vì vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng trong chế phẩm có sự thay đổi, giảm đi so với thông tin trên bao bì.Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể và vẫn đảm bảo được yêu cầu phân bón do Bộ NN&PTNT đề ra.

47

3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora đến sinh trưởng của cải ngọt cải ngọt

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cải ngọt, các yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây và cấu trúc tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia và lớn lên của cơ thể. Khi chất dinh dưỡng được bổ sung vào đất với tỷ lệ và thành phần khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cải ngọt. Chiều cao cây, số lá, diện tích lá là các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất rau. Chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu trên qua các tuần và giai đoạn thu hoạch (35 ngày tuổi).

3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến số lá cây

cải ngọt.

Theo dõi động thái tăng trưởng của lá cải ngọt trong 35 ngày (5 tuần) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Số lá của cây cải ngọt (lá/cây)

CÔNG THỨC

Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 (thu hoạch) Tuần 5

Lá/cây % SĐC Lá/cây % SĐC Lá/cây % SĐC Lá/cây % SĐC

ĐC 2,18 100 4,25 100 6,32 100 7,16 100 CT1 2,43 111,5 5,7 133,4 8,1 128,3 9,6 133,8 CT2 2,13 97,7 6,1 144,0 9,5 149,5 10,8 151,4 CT3 2,57 117,9 5,5 130,4 8,2 129,3 9,6 134,2 CT4 2,11 96,8 5,7 134,8 8,0 127,2 9,8 136,7 CT5 2,86 131,2 5,9 139,1 8,2 129,0 9,9 138,7

48

Hình 3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm đến số lá của cây cải ngọt ở các CT so với ĐC

Phân tích bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: ở tuần 2, số lá trên cây nằm trong khoảng 2,13 – 2,86 lá/cây. ở tuần này số lá của cây ở CT5 là cao nhất, cao hơn so với ĐC là 31,2% và CT4 là thấp nhất, thấp hơn so với đối chứng là 3,2%. Số lá ở CT2 thấp hơn ĐC 2,3%. Tuy nhiên, số lá ở các công thức không có sự chênh lệch đáng kể. Giai đoạn này cây mới bắt đầu được bón thúc nên chế phẩm vẫn chưa phát huy được tác dụng, tốc độ ra lá của các công thức còn thấp, sự chênh lệch số lá này chủ yếu phụ thuộc vào dinh dưỡng có trong đất trước khi gieo hạt và điều kiện tự nhiên.

Tuần 3, số lá trên cây dao động trong khoảng 4,25 – 6,12 lá/cây, lúc này các chế phẩm bắt đầu phát huy hiệu lực của mình. Ở các công thức thí nghiệm, số lượng lá đều tăng lên từ 30,4% - 44%, biểu hiện bắt đầu rõ rệt hơn. Số lá giữa các công thức CT3, CT4, CT5 chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng 3,4%- 6,7%. Số lá ở CT2 tăng cao nhất và số lá ở ĐC là thấp nhất.

Ở tuần 4, số lá cây ở các công thức vẫn tiếp tục tăng rất rõ rệt, nhất là ở CT2 tăng 54,4% so với ĐC, tăng 16,5% so với CT1. Số lá ở các công thức CT3, CT4, CT5 không có sự chênh lệch nhiều so với CT1 tăng từ 0,5-0,7%.

Vào thời kỳ thu hoạch số lá trên cây gần như đạt tối đa nằm trong khoảng 7.16- 10.84 lá/cây, số lá tăng lên đáng kể và có sự chênh lệch giữa các công thức

49

tương đối rõ. Các công thức thí nghiệm tăng lên vượt hẳn công thức ĐC, tăng từ 33,8% - 51,4%. Tác động mạnh nhất ở giai đoạn này là CT2 làm tăng số lượng lá lên 51,4% tiếp đó là CT1 cũng cho số lá tăng lên đáng kể 33,8% so với ĐC.

Tuần 2 Tuần 3

Tuần 4 Tuần 5 (thu hoạch)

Hình 3.5. Số lá của cải ngọt qua các tuần

Như vậy, dưới tác động của 2 chế phẩm Bio BL và Bioplant Flora, đặc biệt khi sử dụng Bioplant Flora bón cho cây cải ngọt đã làm tăng số lượng lá lên đáng kể. Số lượng lá ở Bioplant Flora tăng nhiều hơn so với Bio BL, nguyên nhân là do trong chế phẩm Bioplant Flora có sự đa dạng thành phần dinh dưỡng (đặc biệt là các nguyên tố vi lượng) hơn so với chế phẩm Bio BL. Chính sự đa dạng này đã

50

giúp cho quá trình trao đổi chất trong cây xảy ra mạnh hơn, số lá nhiều hơn và cây sinh trưởng tốt hơn.

3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến diện tích lá

cây cải ngọt (Brassica integrifolia)

Cải ngọt Brassica integrifolia là loại rau ăn lá nên việc tăng diện tích lá là vấn đề rất quan trọng. Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ cơ thể và dự trữ trong các cơ quan tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.

Để xác định diện tích lá cũng như ảnh hưởng của các chế phẩm đến chỉ tiêu này, tôi đã tiến hành đo diện tích lá vào thời điểm thu hoạch (35 ngày).

Bảng 3.6. Diện tích lá của cây cải ngọt (m2

lá/m2đất) CÔNG THỨC Diện tích lá (m2 lá/m2đất) % SĐC ĐC 1,58 100 CT1 1,82 115,2 CT2 2,22 140,5 CT3 1,84 116,5 CT4 1,87 118,4 CT5 1,91 120,9

Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, các công thức khi sử dụng chế phẩm đều mang lại hiệu quả cao hơn so với công thức đối chứng. Diện tích lá vào thời kì thu hoạch dao động trong khoảng 1,58 – 2,21 m2 tăng từ 15,2% - 40,5%. So với ĐC, CT1 có diện tích lá tăng thấp nhất 15,2%, CT2 có diện tích lá cao nhất tăng 40,5%. Các CT3, CT4, CT5 tăng đều dao động trong khoảng 16,5%-20,9% so với ĐC, tăng thấp hơn so với CT2 từ 19,6% - 34% và tăng cao hơn so với CT1 từ 1,3% - 5,7%.

51

Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm đến diện tích lá của cây cải ngọt vào thời kì thu hoạch so với ĐC

ĐC CT1

CT2

CT3 CT4 CT5

Hình 3.7. Kích thước lá cải ngọt ở các công thức thí nghiệm vào thời kì thu hoạch

Ta thấy, CT2 có diện tích lá cao hơn so với CT1 là 35,5%. Sự chênh lệch khá lớn này cho thấy ưu việt của chế phẩm Bioplant Flora so với chế phẩm Bio BL.

52

Sau khi phối trộn 2 chế phẩm theo các tỉ lệ, diện tích lá ở các CT3, CT4, CT5 cao hơn so với CT1 và thấp hơn so với CT2. Diện tích lá có xu hướng tăng theo tỉ lệ phối trộn nhiều chế phẩm Bioplant Flora.

Rõ ràng, các CPVS Bio BL và Biopalnt Flora đã ảnh hưởng rất nhiều đến diện tích lá. Đối với chế phẩm Bio BL, do trong thành phần có chứa VSV, vì vậy sau khi bổ sung vào đất, để VSV thích ứng và phân giải các chất hữu cơ cung cấp cho cây thì cần 1 khoảng thời gian. Trong khi đó, thành phần chất dinh dưỡng có trong chế phẩm Bioplant Flora đã giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhanh, tế bào phân chia và giãn mạnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này đã khiến cho diện tích lá cây khi bón chế phẩm Bioplant lớn hơn so với bón chế phẩm Bio BL.

Sau khi phối trộn 2 chế phẩm, diện tích lá có xu hướng tăng theo tỉ lệ phối trộn nhiều chế phẩm Bioplant Flora. Điều này chứng tỏ, các nguyên tố vi lượng có trong Bioplant Flora đã bổ sung với chế phẩm Bio BL, cùng với hoạt động của VSV có trong chế phẩm Bio BL giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh hơn, làm tăng diện tích lá. Tuy nhiên, vì tỉ lệ phối trộn Bioplant Flora thấp hơn nên các nguyên tố vi lượng không đảm bảo cho sự tăng diện tích lá cải ngọt cao nhất.

3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Bio-BL và Bioplant Flora đến chiều cao cây cải ngọt.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm bio bl và bioplant flora đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cải ngọt (brassica integrifolia) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)