Tính thiết thực

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật (Trang 25)

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.2.Tính thiết thực

Tính thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật biểu hiện trước hết ở chỗ nhận thức gắn liền với vận dụng, nhận thức là để vận dụng.

Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng không phải chỉ để giải quyết vấn đề nhận thức, càng không phải nhằm mục đích trở thành nhà triết học, tiếp nối các nhà kinh điển của triết học Mác- Lênin. Mục đích cao nhất, quan trọng nhất của Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, không phải là do tính xốc nổi, bồng bột của một chàng thanh niên mới lớn hay vì một lý do cá nhân nào khác mà chính là khát khao tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ra khỏi ách nô lệ, áp bức của thực dân phong kiến đã thôi thúc Người rời bỏ quê hương, bôn ba khắp các nước phương Tây để cuối cùng tìm đến với chủ nghĩa Mác- Lênin.

Tính thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật thể hiện rõ nhất là ở chỗ, nhận thức một cách hết sức sâu sắc phép biện chứng của Mác, của Lênin nhưng thật hiếm khi Người trích dẫn nguyên văn các câu kinh điển Mác- Lênin theo kiểu tầm chương trích cú của các nhà Nho trước đây. Hầu như khó có thể tìm được trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh những tài liệu xuất xứ như các nhà nghiên cứu triết học ngày nay vẫn làm. Người chỉ nói là Mác hay Lênin dạy rằng…, nhưng dạy ở đâu, trang mấy, dòng mấy, sách nào.. thì Người có vẻ như không quan tâm lắm. Bởi lẽ, đối với Người, nhận thức

phép biện chứng duy vật đâu phải để trở thành một nhà triết học thuần túy mà là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, để giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân. Chính vì thế, Người phê bình một số cán bộ, đảng viên tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin một cách giáo điều, coi chủ nghĩa Mác- Lênin, coi phép biện chứng duy vật như một thứ kinh thánh: “Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: chủ nghĩa Mác- Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh . Vì vậy, họ chỉ học thuộc ít câu của Mác, Lênin, để loè người ta”.[6,247]

Năm 1950, bàn về công tác huấn luyện cho cán bộ và hội viên các đoàn thể, khi đề cập tới nội dung huấn luyện, tức huấn luyện cái gì, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Phải dạy lý luận Mác- Lênin cho mọi người. Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích.

Học lý luận không phải để nói mép, nhưng học lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng” [6, 46-47]

Bởi thế, Người cảm nhận sâu sắc lời chỉ dạy của Lênin đối với các nhà cách mạng phương Đông: “…trước mắt các bạn đang có một nhiệm vụ mà trước kia những người cộng sản toàn thế giới không có: dựa vào lý luận và thực tiễn chung của chủ nghĩa cộng sản, áp dụng vào những điều kiện đặc biệt, không có ở các nước châu Âu, các bạn phải biết vận dụng lý luận và thực tiễn ấy vào điều kiện, khi nông dân là quần chúng cơ bản, khi cần phải quyết nhiệm vụ đấu tranh không phải chống tư bản, mà chống những tàn tích của thời trung cổ”. [7,516] Người viết: “Đó là những chỉ thị đặc biết quý báu đối với một nước như nước chúng tôi, là nơi 90% dân số sống bằng nghề nông, là nơi còn tồn tại rất nhiều những tàn tích của chế độ phong kiến quan lại thối nát”. [7,516] Chính vì vậy, đối với Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin là để tìm con đường cứu nước; tìm hiểu, nhận thức phép biện chứng duy vật là để vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, để lựa chọn phương pháp cách mạng phù hợp nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; học lý luận, khoa học là để thực hành cho đúng, cho tốt, cho hiệu quả.

Ngày 21 tháng 10 năm 1964, nhân đến thăm trường ĐHSP Hà Nội, Người căn dặn các bạn sinh viên rằng: “ Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt. Bác không cần

giải thích học gạo, học vẹt là thế nào vì các cháu biết cả rồi. Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”.[11,331]

Trong bài nói tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất, HCM yêu cầu: “ Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.[11,78]

“Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích”. [5,235]

Năm 1950, bàn về công tác huấn luyện cho cán bộ và hội viên các đoàn thể, khi đề cập tới nội dung huấn luyện, tức huấn luyện cái gì, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Phải dạy lý luận Mác- Lênin cho mọi người. Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích.

Học lý luận không phải để nói mép, nhưng học lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”.[6,46-47]

“ Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động. Nếu đưa một lý luận rất đúng ra nói, rồi xếp nó lại một xó, không đưa ra thực hành, thì lý luận ấy thành lý luận suông”.[6,254]

“ Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiến tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà”.[8,81]

Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc, Bác nhắc nhở: “ Vì sao phải học lý luận?” “ Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình”. [8,492]

“ Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế”. [8,496]

“ Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.[8,496]

Tính thiết thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật còn được biểu hiện ở chỗ nhận thức tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp biện chứng duy vật để giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn cách mạng của đất nước đặt ra.

“Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế”. [8,497] Người nói:“ khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng”.[8,497] “ Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc. Nhưng chúng ta phải học chủ nghĩa Mác- Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta”. [8,497] “ Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn. [9,292]

“ Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác- Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta. Như thế chúng ta học tập lý luận là cốt để áp dụng vào thực tế”.[8,497]

Người nói rất rõ quan niệm của mình, quan niệm đó thể hiện đầy đủ và hết sức đúng đắn phép biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đồng thời nói lên tính thiết thực của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật:

“Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn. [9,292]

“Nhưng có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác- Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác- Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng.. Lới nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác- Lênin nhưng không học tinh thần Mác- Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”. [9,292]

Tại hội nghị tuyên giáo miền núi, khi nói chuyện với các cán bộ tuyên truyền, Bác tỏ ra rất hiểu những thiếu sót của cán bộ đó là bệnh giáo điều, máy móc. Vì vậy, Bác dặn: “ Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào? Đó là những vấn đề các chú phải tự hỏi, tự trả lời… Ví dụ: Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp. Bởi vì đời sống, trình độ đồng bào Mèo và Thái khác nhau cho nên tuyên truyền huấn luyện phải khác”.[11,128]

“ Huấn luyện lý luận có hai cách:

Một cách là chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận suông vô ích.

Một cách là trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực có ích. [5,272]

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về nhận thức và vận dụng phép biện chứng duy vật (Trang 25)