Về phân độ ASA và phương pháp vô cảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (Trang 106)

4.3.1. Về phân độ ASA

Trong phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) để tái tạo thành bụng trong bệnh lý thoát vị bẹn. Phân độ ASA theo kết quả nghiên cứu

của các tác giả như sau: Tác giả Dalenbäck, độ I: 85,3%, độ II: 14,1%, độ III: 0,6% [40]. Tác giả Bringman, độ I: 80,8%, độ II: 17,5%, độ III: 1,7% [36].

Theo nghiên cứu của Droeser với 594 bệnh nhân có độ I: 57%, độ II: 37%, độ III: 6% [50].

Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy rằng: thoát vị bẹn chỉ phẫu thuật cho những bệnh nhân có ASA độ I, độ II và rất ít độ III và không phẫu thuật cho độ IV, độ V ngoại trừ khi thoát vị bẹn bị nghẹt.

Pavlidis khẳng định rằng phẫu thuật phẫu thuật dùng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) ở người già càng cao tuổi thì có ASA độ III chiếm càng nhiều hơn. Để khẳng định luận điểm của mình ông đã tiến hành một công trình có giá trị bao gồm hai nhóm bệnh nhân: một nhóm gồm 418 bệnh nhân có tuổi <65 tuổi và một nhóm khác gồm 301 bệnh nhân ≥65 tuổi. Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân <65 tuổi có ASA độ III chiếm 9,8% còn lại nhóm nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi có ASA độ III chiếm 23,6% [92].

Nghiên cứu của chúng tôi, gồm có 135 bệnh nhân thoát vị bẹn được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) phân độ ASA: độ I chiếm 77,8%, độ II chiếm 20,7% và độ III chiếm 1,5%.

Từ nghiên cứu này, cũng như nghiên cứu của các tác giả, việc chọn lựa bênh nhân theo phân độ ASA, độ I và độ II chiếm ưu thế. Trong thoát vị bẹn thường xảy ra ở người già có tiền sử hoặc kèm theo bệnh lý nội khoa nặng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, cần phải cân nhắc khi chỉ định phẫu thuật, nên loại bỏ các yếu tố nguy cơ, để mang lại kết quả tốt sau phẫu thuật.

4.3.2. Về phương pháp vô cảm

Bendavis và nhiều tác giả khác trên thế giới đã áp dụng phương pháp gây tê tại chỗ để mổ thoát vị bẹn. Thời gian tác dụng của thuốc kéo dài hai giờ, đủ cho phép chúng ta hoàn tất cuộc mổ mà không gây ảnh hưởng nào cho bệnh nhân. Ngoài ra, trong lúc mổ có thể đề nghị bệnh nhân làm các động tác tăng áp lực ổ phúc mạc để tìm túi thoát vị hoặc kiểm tra kết quả sau khi tái tạo. Khi kết thúc cuộc mổ, bệnh nhân có thể vận động sớm bằng cách đi bộ từ phòng mổ về bệnh

Vấn đề gây tê vùng (tê tuỷ sống hoặc tê ngoài màng cứng), cũng được các chuyên gia trong lĩnh vực mổ thoát vị bẹn đề cập đến. Tuy nhiên, giữa Châu Âu và Bắc Mỹ đã có sự khác nhau về quan điểm lựa chọn phương pháp giảm đau: trong khi tại Anh sử dụng gây tê tại chỗ chỉ có 5,4%, thì tại Mỹ tỉ lệ này trên 70%. Năm 1990, theo Wexler M. J. Tại Mỹ tỉ lệ gây tê tại chỗ để mổ thoát vị bẹn có 177.000 trường hợp, thời gian nằm viện cho nhóm này chỉ 2,6 ngày. Tại Anh, theo báo cáo của Devlin, với 718 trường hợp thoát vị bẹn được mổ theo phẫu thuật Shouldice đều được gây mê. Tại Pháp, gây tê vùng được áp dụng phổ biến hơn [43]. Theo Campanelli và cộng sự, từ năm 1992 đến 1995, trong số 964 bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn. Có 832 bệnh nhân được gây tê vùng để mổ [37]. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng với dạng vô cảm này, bệnh nhân không phải nằm viện lâu.

Riêng ở Việt Nam, phần lớn các cơ sở tiến hành mổ thoát vị bẹn vẫn còn ít sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ. Dạng giảm đau thông dụng nhất được áp dụng cho các phẫu thuật thoát vị vùng bẹn là gây tê tuỷ sống. Theo Ngô Viết Tuấn: gây tê tủy sống chiếm 91,1%, gây mê nội khí quản 2,1%, mê tĩnh mạch 6,2%, tê tại chỗ 0,6% [25]. Theo Nguyễn Văn Liễu, gây tê tủy sống chiếm 88,76%, gây mê nội khí quản 7,87%, tê tại chỗ 3,37% [12]. Theo Vương Thừa Đức vẫn chủ trương sử dụng gây tê tủy sống trong phẫu thuật thoát vị bẹn [5].

Công trình của chúng tôi số bệnh nhân gây tê tủy sống là 131 chiếm 97,0%, số bệnh nhân gây mê nội khí quản là 4 bệnh nhân chiếm 3,0%, không có bệnh nhân gây tê tại chỗ

Hiện nay, tại cơ sở của chúng tôi chủ trương gây tê tủy sống trong phẫu thuật thoát vị bẹn. Chỉ áp dụng gây mê nội khí quản đối với những bệnh nhân có tâm thần bất an, không hợp tác với cuộc mổ, dị ứng với thuốc gây tê, hẹp khe đốt sống, không chọc được tủy sống, gây tê tủy sống không hiệu quả hoặc đối với những bệnh nhân nhập viện với những biến chứng của thoát vị bẹn như: nghẹt, nghẽn hoặc tắc ruột. Tác giả Nordin có cùng nhận định như chúng tôi : gây tê vùng không hiệu quả tốt nhất nên chuyển gây mê nội khí quản [84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)