soi trong và ngoài phúc mạc
Ưu điểm:
- Ít gây sang chấn mô do đường mổ nhỏ nên sau phẫu thuật bệnh nhân ít đau hơn so với phẫu thuật mở.
- Không rạch cơ ở vùng bẹn, không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu ở vùng bẹn và không làm căng vùng phục hồi nên ít đau sau mổ.
- Vết mổ nhỏ nên tính thẩm mỹ cao.
- Sớm trả bệnh nhân về lao động và sinh hoạt bình thường Nhược điểm:
- Kỹ thuật phức tạp, nên thời gian phẫu thuật lâu hơn. - Tốn kém nhiều do phải dùng nhiều trang thiết bị đắt tiền. - Phải gây mê toàn thân nên làm tăng nguy cơ phẫu thuật.
- Kết quả lâu dài chưa hẳn là tốt hơn kỹ thuật đặt tấm lưới qua phẫu thuật mở.
- Những kỹ thuật nội soi thường dùng, có 3 kỹ thuật thông dụng đặt tấm lưới qua nội soi
+ Kỹ thuật xuyên qua ổ bụng ngoài phúc mạc (TAPP: Trans abdominal preperitoneal).
+ Kỹ thuật đặt tấm lưới trong phúc mạc (IPOM: Intra peritoneal only mesh). + Kỹ thuật đặt tấm lưới hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP: Total extra peritoneal) [19], [16], [22], [35], [117].
1.7. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA TẤM LƯỚI NHÂN TẠO, CÁC LOẠI TẤM LƯỚI NHÂN TẠO TẤM LƯỚI NHÂN TẠO
1.7.1. Yêu cầu kỹ thuật của tấm lưới nhân tạo
Từ năm 1950, Cumberland và Scales đã đề ra những yêu cầu không thể thiếu của một tấm lưới nhân tạo lý tưởng:
- Không bị biến đổi về mặt vật lý học bởi dịch mô. - Trơ về mặt hoá học.
- Không gây phản ứng viêm hoặc phản ứng loại bỏ tấm lưới. - Không gây dị ứng hoặc quá mẫn.
- Không gây ung thư.
Sau này, tác giả Debord bổ sung một số yêu cầu cho tấm lưới nhân tạo: - Phải chắc, phải bền, phải trung tính.
- Mô mọc đan xen xuyên qua được trong tấm lưới.
- Kích thích tạo mô xơ để phủ kín nơi yếu trên thành bụng. - Tạo nên bề mặt chống dính với thành bụng và các nội tạng. - Ổn định trong cơ thể bệnh nhân [97].
Khi đặt tấm lưới nhân tạo vào cơ thể luôn luôn xảy ra hiện tượng tổ chức hóa mô. Hiện tượng này xảy ra nhằm thúc đẩy quá trình liền sẹo của mô sau khi tiến hành phẫu thuật có đặt tấm lưới nhân tạo. Sự lành vết thương, phục hồi mô là một quá trình tự động gồm các giai đoạn: viêm cấp tính, viêm mạn tính, tăng sinh và hoàn thiện mô [24], [29], [77], [80].
1.7.2. Các loại tấm lưới nhân tạo được sử dụng trong điều trị thoát vị bẹn
Tấm lưới nhân tạo bắt đầu được dùng trong thoát vị từ cuối thế kỷ 19, cho đến nay đã có nhiều chất liệu khác nhau, gồm hai nhóm: nhóm vật liệu không tan và nhóm vật liệu tan , [24], [77].
1.7.2.1. Tấm lưới bằng chất liệu không tan
- Tấm lưới kim loại: dùng khá sớm trong mổ thoát vị. Hiện nay không còn sử dụng vì có nhiều bất lợi.
- Tấm lưới không phải kim loại nhưng hiện nay ít dùng: fortisan, polyvinyn, nylon, silastic, polytetrafluoroethylen - PTFE (Teflon), sợi carbon.
- Tấm lưới polymer đang được dùng trong thoát vị:
+ Polyester (Mercilene, Dacron): polymer của ethylene glycol và terephtalic acid. Bán ra thị trường với tên gọi là Mercilene và Dacron.
+ Polypropylene (Marlex, Prolene, Premilene, Optilene): loại tấm lưới thông dụng nhất hiện nay trong mổ điều trị thoát vị bẹn, có nhiều ưu điểm hơn các loại khác như mềm mại, tạo dáng tùy ý mà không sợ bị gãy, dung nạp tốt, không gây khó chịu cho người bệnh.
+ Expanded PolyTetraFluoroEtylene - ePTFE (Gor Tex): có các đặc tính
như: trơ đối với mô, ít gây phản ứng viêm hoặc phản ứng loại bỏ tấm lưới nhân tạo, khả năng chịu lực tốt hơn, dễ uốn, mềm mại, được đan thành lưới có lỗ khoảng 20 - 25 micron cho phép mô sợi có thể thâm nhập vào và tổ chức hoá.
Tấm lưới polyglactin 910 (Vicryl) không đàn hồi và có các đặc điểm vật lý và thời gian giống như Dexon [97].