Các tai biến và biến chứng phẫu thuật thoát vị bẹn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (Trang 50)

1.8.1. Các tai biến trong khi mổ

Trong khi tiến hành phẫu thuật các tai biến có thể gặp như:

- Tổn thương ống dẫn tinh: đối với mổ lần đầu tai biến này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, với bệnh nhân mổ tái phát cần phải thận trọng vì các cấu trúc giải phẫu vùng ống bẹn đã bị biến dạng. Khi phát hiện ống dẫn tinh bị cắt. Nên tiến hành nối lại ngay bằng kính hiển vi, khâu mũi rời và dùng chỉ Prolène 10.0.

- Khâu phạm vào động mạch, tĩnh mạch đùi: xảy ra khi tiến hành khâu cố định tấm lưới nhân tạo. Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra.

- Thương tổn bó mạch thượng vị dưới: Ít gặp vì không mở mạc ngang. - Thương tổn nội dung nằm trong bao thoát vị: ít gặp vì không mở túi thoát vị mà chỉ bóc tách và đẩy toàn bộ túi thoát vị vào khoang trước phúc mạc.

- Tổn thương bàng quang. Trong khi mổ, nếu nghi ngờ cần thám sát kỷ của túi hoặc dùng ánh sáng chiếu qua thành túi để phát hiện.

- Tổn thương các dây thần kinh chậu bẹn và chậu hạ vị: thường gặp khi mổ bệnh nhân tái phát. Thường để lại biến chứng sau mổ [44], [85].

1.8.2. Các biến chứng sớm

- Chảy máu hoặc tụ máu vết mổ: thường do không cầm máu kỹ bó mạch thượng vị nông.

- Tụ máu vùng bìu: thường gặp ở bệnh nhân có khối thoát vị lớn. Đa số các tác giả khuyên rằng: trong trường hợp túi thoát vị quá lớn không cần thiết phải bóc tách hết, chỉ cần bóc tách xuống phía dưới lỗ bẹn nông khoảng 3 cm rồi cắt bỏ và cầm máu kỹ diện cắt nhằm tránh biến chứng này.

- Viêm phúc mạc do làm tổn thương tạng trong khi mổ không phát hiện hoặc tụt tạng khi chưa kiểm tra khả năng sống của tạng trong thoát vị bẹn nghẹt.

- Tử vong sau mổ: năm 1959, Iles sau khi thục hiện thống kê về tỉ lệ tử vong sau mổ tại Bệnh viện ở Bắc Mỹ và Bệnh viện Shouldice. Ông khẳng định: “tỉ lệ tử vong thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi mổ cấp cứu với bệnh cảnh: nghẽn hoặc nghet ruột...”

- Nhiễm trùng vết mổ: với điều kiện hiện nay, tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ rất thấp. Theo thống kê của các tác giả trong và ngoài nước tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ chỉ chiếm < 1%[5], [10], [50], [53], [60].

Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: ứ đọng nước tiểu sau mổ, đau nhiều vết mổ, sưng bìu và tinh hoàn, thuyên tắc tĩnh mạch, viêm phổi...

1.8.3. Các biến chứng muộn

- Tái phát: tỷ lệ tái thường từ 0-3% thay đổi tùy theo tác giả. - Teo tinh hoàn: cũng theo thống kê trên chỉ chiếm 0,2%.

- Sa tinh hoàn: biến chứng này hiếm gặp ở những bệnh nhân mổ lần đầu. Tuy nhiên cần chú ý ở những bệnh nhân mổ tái phát tỷ lệ này lên đến 0,9%.

- Tràn dịch màng tinh hoàn: chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

- Rối loạn cảm giác vùng bìu: do làm tổn thương hoặc gây chèn ép dây thần kinh chậu bẹn và chậu hạ vị. Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân mổ thoát vị bẹn tái phát.

Ngoài ra có các biến chứng khác ít gặp như: đau vết mổ dai dẳng, rối loạn sự phóng tinh, chèn ép tĩnh mạch đùi, viêm xương mu...[15], [44], [50], [85], [88], [105].

1.8.4. Biến chứng do tấm lưới

- Tấm lưới di chuyển: hầu như chỉ xảy ra với tấm lưới dạng nút hoặc tấm lưới có kích thước nhỏ, đã có báo cáo tấm lưới chui vào bìu sau mổ thoát vị bẹn.

- Nhiễm khuẩn tấm lưới: hiếm gặp chiếm tỉ lệ 0,09% - 3%, dùng chỉ khâu đơn sợi và dùng kháng sinh tĩnh mạch có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút (Mesh-Plug) (Trang 50)