2) Việc lựa chọn PP thanh toán quốc tế bằng L/C:

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty thăng long (Trang 115)

- Đối chiếu với L/C tại trường 50:

3.2) Việc lựa chọn PP thanh toán quốc tế bằng L/C:

Là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNTVN) thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất

khẩu/Người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khầu/Người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được NHNTVN mở theo yêu cầu của Người nhập khẩu (Mẫu mở L/C được in sẵn do NHNT cấp).

Thông qua hình thức này, Người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 600 – các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành). Là khách hàng mở L/C nhập khẩu của NHNTVN, quý khách còn có thể yêu cầu NHNTVN tư vấn về những điều khoản thanh toán…tốt nhất phù hợp với thông lệ quốc tế để đạt hiệu quả.

Trong hình thức này, thực chất NHNTVN đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu. vì vậy, NHNT sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: đề nghị ký quỹ, vay vốn… Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách

hàng,NHNT có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc từng địa bàn NHNTVN công bố trong từng thời kỳ cụ thể.

Ưu điểm:

Đối với người mua: Phương thức thanh toán L/C giup người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hóa cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tin và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chiu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưỡng lãi theo quy định.

Đối với người bán: Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán hàng sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán.Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.

Đối với Ngân hàng phát hành: thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được khoản phí thủ tục, ngoài ra,Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ ). Khi thực hiện nghiệp vụ này,Ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu,bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ…Hơn nữa,thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.

3.3 ) Một số rủi ro trong bộ chứng từ và giải pháp khắc phụcrủi ro: rủi ro:

3.3.1 ) Packing list:

Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng.

Giải pháp:

- Tìm hiểu kỹ bạn hàng.

- Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác.

- Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng.

- Hai bên ký quỹ tại ngân hàng.

- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…

3.3.2 ) Bill of Lading:

Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp.

Giải pháp:

- Ước lượng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng.

- Thời gian đưa hàng lên tàu.

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được.

Chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C.

Giải pháp:

- Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng.

- Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều.

- Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó.

- Tu chỉnh L/C nếu cần.

Trường hợp giao hàng từng phần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C.

- Cho phép giao hàng làm mấy lần.

- Thời gian giao hàng mấy lần.

- Khối lượng hàng giao mấy lần.

Giải pháp:

- Giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa lên tàu để tránh trường hợp mất hàng.

Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng.

Giải pháp:

- Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng.

- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần.

Rủi ro do hang tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi vận chuyển.

Giải pháp:

- Giành quyền chủ động thuê tàu.

- Chỉ định hang tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà.

- Nhập khẩu.

- Mua bảo hiểm hàng hóa.

- Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có vậy việc mua bán hàng hóa mới nhanh gọn , đạt hiệu quả cao.

3.3.3 ) Bill of Exchange:

Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.

Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kì hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì

nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủ ro chính trị hay rủ ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

Giải pháp:

- Chọn ngân hàng xác nhận uy tín để giao dịch.

- Kiểm tra kỹ bộ chứng từ trước khi gửi đi để tránh bị trả lại bộ chứng từ

- Lập bộ chứng từ đúng theo yêu cầu của L/C

3.3.4 Commercial Invoice:

Hàng hóa không đúng chất lượng.

Giải pháp:

- Chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín.

- Kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại công ty thăng long (Trang 115)