7. Kết cấu của luận văn:
3.2.3.3. Nhận xét, đánh giá:
- Ưu điểm:
+ Thông qua việc so sánh, đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa, học sinh có thể hiểu bài thơ một cách chính xác, từ đó các em có thể cảm thụ bài thơ sâu sắc hơn.
+ Nâng cao kỹ năng, phương pháp học thơ Đường; phát huy khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh; rèn luyện cho học sinh kỹ năng đối chiếu, so sánh các bản dịch và trình bày quan điểm, ý kiến riêng trước những điểm trong bản dịch mà mình cho rằng chưa hay và phù hợp.
+ Từ thời thượng cổ, Trung Hoa là nước văn minh nhất nhân loại. Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa đã lan tràn sang các nước Á Châu trong vùng, trong đó có Việt Nam. Dân tộc ta tiếp thu văn hóa Hán sâu đậm qua nhiều thế kỷ bị đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Ngôn ngữ Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng một phần cũng nhờ từ Hán Việt. Do đó, việc so sánh, đối chiếu giữa bản phiên âm với bản dịch nghĩa qua các bài thơ chữ Hán sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng học từ Hán Việt. Đối với người Việt Nam, việc học chữ Hán Việt cũng là một cách để hiểu rõ hơn nền văn hóa, văn học nước nhà và giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt.
+ Hệ thống câu hỏi khám phá thi đề, thi tứ, thi ý giúp giáo viên điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực trong hoạt động nhận thức, giúp học sinh cảm nhận thơ Đường tốt hơn.
+ Những câu hỏi thảo luận nhóm giúp giáo viên chỉ đạo họat động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh, thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để điều chỉnh hoạt động dạy học. Ngược lại, học sinh cũng thu được tín hiệu ngược từ giáo viên để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức- học tập của mình.
- Khuyết điểm:
+ Việc so sánh, đối chiếu giữa các bản dịch tốn khá nhiều thời gian. Nếu giáo viên quá chú trọng vào phần đối chiếu so sánh thì các phần quan trọng khác như phân tích, bình giảng, liên hệ,… sẽ không đủ thời gian để chú ý đúng mức. Tiết học sẽ không thành công do học sinh chưa lĩnh hội đủ kiến thức để hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa, bài học được rút ra từ mỗi bài thơ.
+ Việc so sánh, đối chiếu giữa các bản dịch tương đối khó so với trình độ học sinh, nhất là đối với học sinh Trung học cơ sở do các em chưa được trang bị đầy đủ, chắc chắn kiến thức về từ Hán Việt và và vốn từ Hán Việt còn nghèo nàn.
+ Việc đặt câu hỏi gợi mở nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
- Một số giải pháp kiến nghị:
+ Tăng thêm một số tiết học từ Hán Việt trong chương trình Tiếng Việt Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về từ Hán Việt, giúp học sinh tích lũy vốn từ Hán Việt ngày càng phong phú, từ đó học sinh có thể vận dụng vào việc học thơ chữ Hán nói chung và thơ Đường Luật nói riêng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
+ Trong các tiết học thơ chữ Hán, giáo viên cần phân phối thời gian hợp lý giữa các phần, các khâu trong tiến trình lên lớp để dành thời gian hợp lý cho phần so sánh, đối chiếu giữa các bản dịch, nhất là đối với những bài thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
+ Hiện nay, đa số học sinh đều chú trọng vào các môn thuộc ngành khoa học tự nhiên, việc học văn đối với học sinh dường như không còn quan trọng, các em thường không có hứng thú trong giờ học. Vì thế, thư viện trường nên cung cấp cho giáo viên, học sinh những loại sách tham khảo, từ điển Hán Việt, tài liệu, tranh
truyện, băng đĩa .. liên quan đến thơ Đường để giáo viên, học sinh có thể tham khảo và tiếp cận với tác phẩm dể dàng và hứng thú hơn.
+ Không có một phương pháp vạn năng cho mọi nội dung dạy học. Bởi vậy, giáo viên không nên lạm dụng bất kì một phương pháp nào mà cần phối hợp linh hoạt với các phương pháp khác để giờ học sinh động hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và cũng là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại, thơ Đường rất đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung, hoàn mỹ về hình thức. Từ lâu thơ Đường đã trở thành mẫu mực và chiếm một địa vị quan trọng trong nền văn học nhân loại. Đi vào thơ Đường là đi vào thế giới hoà điệu, vào thế giới nội cảm của các thi nhân ở cái “ý tại ngôn ngoại”.
Thơ Đường thường đi sâu khám phá sự thống nhất và chủ yếu là sự giao cảm giữa con người và thiên nhiên, tạo vật, đem đến cho người đọc những bạn bè mới, những tri âm mới. Một con sông như chảy suốt các tâm hồn. Một vầng trăng như canh cánh bên kẻ ở và người đi. Một cánh chim như rút ngắn không gian và thời gian. Đọc xong một bài thơ Đường hay, nguời ta bỗng cảm thấy dòng sông như có thể thủ thỉ trò chuyện, vầng trăng như cửa sổ để giãi bày tâm sự, và cánh chim như một phương pháp rút ngắn lại khoảng cách thiên địa. Cách cấu tứ nhằm phá đi mọi ranh giới ngăn cách, tạo ra một sức mạnh và âm vang sâu lắng của thơ Đường. Âm vang thơ Đường đã tỏa ra khắp nhân loại bởi thơ Đường là những trang viết chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc, đồng thời, thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thi ca Trung Quốc các thời kì sau này. Thơ Đường cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca Việt Nam.
Ngôn ngữ của thơ Đường trong sáng, tinh luyện, bởi vậy thơ Đường rất cô đọng, súc tích, ngắn gọn. Khi đọc thơ Đường, người ta phải tìm “cái ẩn, cái sâu, cái xa”, tức là phải suy luận, phải khám phá, phải suy ngẫm. Từ trước tới nay, người đọc thơ Đường không phải ít nhưng người hiểu thơ Đường cũng không phải là nhiều. Ngày nay, thơ Đường vẫn được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông. Để giúp học sinh hiểu đúng và cảm nhận được cái hay của thơ Đường, việc nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy học thơ Đường là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Với những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu, nhất là thông qua việc vận dụng đề tài này vào công tác giảng dạy của mình, mặc dù khả quan nhưng
bản thân chúng tôi nhận thấy mình cần cố gắng hơn nữa, không ngừng học tập ở bạn bè, đồng nghiệp để kết quả giảng dạy thơ Đường nói riêng và những bài thơ cổ nói chung đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, chúng tôi sẽ luôn tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy để phát huy tính tích cực học tập, tạo sự say mê, hứng thú của học sinh khi học thơ Đường.
Chúng tôi hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ phần nào giúp ích cho giáo viên Văn các trường Trung học phổ thông trong công tác giảng dạy nói chung và dạy thơ Đường nói riêng. Và tất nhiên, đề tài nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều thiếu sót và có những quan niệm chưa thể đồng nhất với các thầy cô, các anh (chị) và các bạn đồng nghiệp. Chính vì thế, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp chân tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn công trình nghiên cứu, từ đó vận dụng vào công tác giảng dạy của mình một cách thiết thực và có hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhật Chiêu (2001), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo dục. 2. Trương Chính, Lương Duy Thứ, Bùi Văn Ba (1971), Lịch sử văn học Trung
Quốc, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Thiều Chửu (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Đà Nẵng.
4. Cao Hữu Công- Mai Tổ Lân (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Văn học.
5. Phạm Minh Diệu (chủ biên) (2006), Thiết kế bài soạn Ngữ Văn 10, Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Trương Dĩnh (2004), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 10 theo hướng tích hợp, tập (1), Nxb Giáo dục.
7. Trương Dĩnh (2004), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 7 theo hướng tích hợp, tập (1), Nxb Giáo dục.
8. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch) (1990), Lịch sử văn minh Trung Quốc, Trung tâm thông tin ĐHSP TPHCM.
9. Nguyễn Sĩ Đại (1996), Đặc trưng thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb Văn học. 10.Bùi Khánh Đản (2006), Đường thi trích dịch, Nxb Văn học.
11.Trần Xuân Đề (1976), Thơ Đỗ Phủ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12.Trần Xuân Đề, Hồ Sĩ Hiệp (1997), Tinh hoa văn học Trung Quốc, Đại học Sư phạm TP.HCM.
13.Trần Xuân Đề (2007), Tác giả tiêu biểu Văn học phương Đông Trung Quốc, Nxb Giáo dục.
14.Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11.
15.Lâm Ngữ Đường (1994), Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nxb Văn hóa. 16.Franjois Cheng: Bút pháp thơ ca Trung Quốc, Tài liệu ĐHSP Hà Nội.
17.Phạm Minh Hạc (1995), Các cuộc cải cách giáo dục ở VN, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 11.
18.Nguyễn Thị Bích Hải (1996), Thi pháp thơ Đường – một số phương diện chủ yếu, Luận án PTSKH Ngữ văn (Thư viện Quốc gia VN, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội)
19.Nguyễn Thị Bích Hải (2002), Giảng văn văn học châu Á trong trường Phổ thông, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, Nxb Thuận Hóa, Huế.
20.Nguyễn Thị Bích Hải (2003), Bình giảng thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21.Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22.Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hóa.
23.Nguyễn Thị Bích Hải (2009), Đến với tác phẩm văn chương phương Đông (Trung Quốc- Nhật Bản- Ấn Độ), Nxb Giáo dục.
24.Lê Bá Hán (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
25.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
26.Nguyễn Tuyết Hạnh (1996), Vấn đề dịch thơ Đường ở VN, trung tâm nghiên cứu quốc học, Nxb Văn học, Hà Nội.
27.Phạm Thị Hảo (2002), Văn học Trung Quốc giản yếu, Nxb ĐHQG Tp. HCM. 28.Hồ Sĩ Hiệp (1995), Thơ Đường ở trường PT, Nxb Văn nghệ, Tp.HCM.
29.Hồ Sĩ Hiệp (1998), Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường, Nxb Đồng Nai.
30.Hồ Sĩ Hiệp (2002), Lí Bạch, Tủ sách văn học trong nhà trường.
31.Hồ Sĩ Hiệp (2006), Văn học Trung Quốc với nhà trường (tiểu luận), Nxb ĐHQG Tp. HCM.
32.Hồ Sĩ Hiệp (2007), Đến với Đường thi tuyệt cú, Nxb ĐHSP Tp.HCM.
33.Nguyễn Văn Hiệu (2000), Quan hệ và tiếp nhận VHTQ ở VN đầu thế kỉ XX, Tạp chí Hán Nôm số 4.
35.Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và SGK, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
36.Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37.Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
38.Trần Ngọc Hưởng (2004), Thơ Đường trong nhà trường, Nxb Đồng Nai.
39.Nguyễn Thị Dư Khánh (2006), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40.Trần Trọng Kim (1995), Đường thi, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
41.Nguyễn Lai (1993), Tiếp nhận văn học- một vấn đề thời sự, Báo Văn nghệ số 10 42.Mai Quốc Liên (2002), Những vấn đề của phương pháp giảng dạy thơ trong nhà
trường, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, tập (29), số 1. 43.I.X.Lixevich (Trần Đình Sử dịch) (2002), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44.Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường, Nxb Lao động, Hà Nội.
45.Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học – giảng dạy văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46.Phan Trọng Luận (2004), Phương pháp dạy học Văn, tập (1), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
47.Phan Trọng Luận (2004), Phương pháp dạy học Văn, tập (2), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
48.Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), SGK Ngữ Văn 10, tập (1), Nxb Giáo dục. 49.Lê Nguyễn Lưu (1997), Đường thi tuyển dịch tập (1),( 2), Nxb Thuận Hóa. 50.Phương Lựu (1996), Văn hóa, VHTQ cùng một số liên hệ ở VN, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
51.Robert J. Marzano – Debra J. Pickering – Jane E. Pollock (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả (người dịch Hồng Lạc), NXB Giáo dục.
52.Nguyễn Thị Hồng Nam (2008), Chuyên đề đổi mới PPDH dành cho học viên Cao học, Đại học Cần Thơ.
53.Nguyễn Thị Hồng Nam (2010), Câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản, Tạp chí Khoa học học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập (73), số 11. 54.Phan Ngọc (1990), Đỗ Phủ- nhà thơ dân đen, Nxb Đà Nẵng.
55.Lê Đức Niệm (1995), Thi tiên Lý Bạch, Nxb Văn học.
56.Lê Đức Niệm (1998), Diện mạo thơ Đường, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 57.Nguyễn Khắc Phi (1997), Vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật ( In trong Về
thi pháp thơ Đường), NXB Đà Nẵng.
58.Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn Trung Hoa cổ mảnh đất lạ mà quen, Nxb Giáo dục.
59.Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học VN và VHTQ qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
60.Ngô Văn Phú (biên soạn và tuyển chọn) (1996), Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
61.Ngô Văn Phú (dịch) (2008), Đường thi tam bách thủ do Hoành Đường Thoái Sĩ soạn, NXB Văn học.
62.Vũ Tiến Quỳnh (1990), Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, Nxb Khánh Hòa.
63.Trần Trọng San (1990), Kim Thánh Thán phê bình thơ Đường, tủ sách Đại học tổng hợp Tp. HCM.
64.Trần Trọng San (1990), Thơ Đường, Trường Đại học tổng hợp Tp.HCM. 65.Trần Trọng San (1995), Hán Văn(tái bản lần thứ nhất), Nxb Tp. HCM. 66.Nguyễn Quốc Siêu (1998), Thơ Đường bình giảng, Nxb Giáo dục.
67.Lê Xuân Soạn- Lê Phương Liên (2005), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 7, tập (1), Nxb ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
68.Lê Xuân Soạn (2006), Dạy- học các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS và THPT theo chương trình Ngữ văn mới, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
69.Tạ Thanh Sơn (chủ biên) (2007), Kiến thức cơ bản Ngữ Văn 10, Nxb ĐHQG Hà Nội.
70.Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Về thi pháp thơ Đường, Nxb Đà Nẵng. 71.Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72.Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch (2000), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyên bản của Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân (Mỹ)
73.Trần Đình Sử (2002), Đọc văn – Học văn, Nxb Giáo dục.
74.Vũ Minh Tâm (1996), Vấn đề con người trong Triết học cổ đại Trung Quốc, Tạp chí Triết học số 4.
75.Cao Tự Thanh (1995), Giai thoại thơ Đường, Nxb Phụ nữ.
76.Khâu Chấn Thanh, Mai Xuân Hải dịch (1994), Lý luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục.
77.Khâu Chấn Thanh (2000), Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb Văn học, Hà Nội.
78.Nguyễn Thành Thi (2011),Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên THPT, Sóc Trăng. 79.Lương Duy Thứ (1996), Thơ cổ Trung Quốc- Quá trình tiếp nhận và thi pháp,
Tạp chí văn học số 6.
80.Lương Duy Thứ và Nguyễn Lộc tuyển chọn (1996),Thơ ca cổ điển Trung Quốc, Tuyển tập in 2 thứ tiếng. Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP. HCM 81.Lương Duy Thứ, GS Nguyễn Lộc (1997), Thơ ca cổ điển Trung Quốc, Nxb Trẻ.