Chương trình ngữ văn Trung học cơ sở:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2.2.1. Chương trình ngữ văn Trung học cơ sở:

VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ (Xa ngắm thác núi Lư)

Bạch

MỤC TIÊU BÀI HỌC: 2) Về kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn và qua đó thấy được tâm hồn, ủa nhà thơ Lý Bạch.

- Bước đầu nhận biết mối quan hệ gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

3) Về kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa, dịch thơ để phân tích tác phẩm.

- Có ý thức tích lũy từ Hán Việt

4) Thái độ:

Bồi dưỡng tâm hồn yêu thiên nhiên và biết thưởng thức, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.

I/ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHẦN TÌM HIỂU CHUNG:

1) Tác giả:

- Là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường

- Sớm xa gia đình, quê hương, đi du lịch, tìm đường lập công danh và sự nghiệp, cứu đời nhưng không toại nguyện.

- Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng, hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ điêu luyện.

- Lí Bạch viết nhiều bài rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

2) Tác phẩm:

Bài thơ “Vọng Lư Sơn bộc bố” là một trong những bài tiêu biểu viết về thiên nhiên của ông.

II/ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.

Phần phiên âm:

Nhật chiếu Hương Lô/ sinh tử yên, Dao khan bộc bố/ quải tiền xuyên. Phi lưu trực há/ tam thiên xích, Nghi thị/ Ngân Hà lạc cửu thiên.

Phần dịch thơ:Ở bài thơ này, học sinh đọc với giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca, chú ý nhịp ngắt 4/3 (hoặc 2/2/3) ở các câu trong bản dịch:

Nắng rọi Hương Lô/ khói tía bay, Xa trông dòng thác/ trước sông này. Nước bay thẳng xuống/ ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà/ tuột khỏi mây.

(Bản dịch của Tương Như)

- Câu 1, 2: giọng tự nhiên, thanh thản - Câu 3: giọng nhanh, mạnh, hùng tráng - Câu 4: giọng ngạc nhiên, ngỡ ngàng

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa.

(Học sinh điền vào chỗ trống trong phiếu học tập ở phần dịch nghĩa)

Phiên âm Dịch nghĩa

TIÊU ĐỀ vọng trông từ xa Lư sơn núi Lư bộc bố thác nước CÂU 1 nhật mặt trời, ngày chiếu chiếu sáng, soi sáng Hương Lô tên đỉnh núi

sinh làm nảy sinh, sinh ra tử màu đỏ yên khói CÂU 2 dao xa khan (khán) nhìn, xem quải treo

xuyên sông CÂU 3 phi bay lưu chảy trực thẳng há (hạ) rơi xuống tam thiên xích ba nghìn thước

CÂU 4

nghi thị ngỡ là Ngân Hà sông Ngân

lạc rơi xuống cửu thiên chín tầng trời

* Hoạt động 3:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản dịch thơ, kết hợp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa.

1) Tiêu đề bài thơ và vị trí của người ngắm cảnh: Câu hỏi gợi mở:

- Căn cứ vào tiêu đề bài thơ và câu thơ thứ hai (chú ý nghĩa của chữ “vọng” và chữ “dao”), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả?

- Vị trí này có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

Định hướng trả lời:

- Tên bài thơ có chữ “vọng” (trông từ xa) và câu thơ thứ hai có từ “dao” (xa) cho thấy: nhà thơ không đứng gần mà ở xa để ngắm cảnh thác nước.

- Điểm nhìn này không quan sát chi tiết, tỉ mỉ được nhưng có thể bao quát được một không gian rộng lớn, phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh.

Lý Bạch đã chọn được điểm nhìn phù hợp khi miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thác Lư Sơn.

2) Vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn: Câu 1:

“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”

Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh ra làn khói tía (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)

Câu hỏi gợi mở:

Động từ “sinh” ở câu thơ thứ nhất gợi tả được điều gì về thác nước?

Định hướng trả lời:

Động từ “sinh” (làm nảy sinh, sinh ra): Mặt trời chiếu núi Hương Lô sinh ra làn khói tíaThác là sản phẩm của tạo hóa, cảnh vật không vô tri vô giác mà đang chuyển động, rất có hồn.

 Bản dịch của Tương Như chưa dịch được chữ “sinh” nên chưa thể hiện được ý trên.

Câu 2:

“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”

Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước (Xa trông dòng thác trước sông này)

Câu hỏi gợi mở:

- Theo em, câu thơ thứ hai có mấy cách hiểu? Đối chiếu bản dịch thơ và bản phiên âm, em thấy có gì khác biệt không?

- Qua hai câu thơ trên, vẻ đẹp của thác nước hiện lên như thế nào?

Định hướng trả lời:

- Câu thơ thứ hai có 2 cách hiểu:

+ Đứng xa trông dòng thác treo trên dòng sông phía trước

“Dòng sông phía trước” chỉ vị trí nơi thác nước đổ xuống. + Đứng xa trông dòng thác giống như một con sông treo trước mặt.

Dòng sông phía trước là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.

- Dù hiểu theo nghĩa nào thì bản dịch thơ “Xa trông dòng thác trước sông này” cũng đã đánh rơi mất chữ “treo”, chữ quan trọng nhất của câu thơ.

Câu 3:

“Phi lưu trực há tam thiên xích”

Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Câu hỏi gợi mở:

- Ở câu thứ ba, thác Lư Sơn được miêu tả trong trạng thái ra sao? Từ ngữ nào thể hiện trạng thái đó?

- Nhận xét của em về vẻ đẹp của thác nước?

Định hướng trả lời:

- Nếu ở câu 2, thác ở trạng thái tĩnh lặng thì đến câu 3, thác được miêu tả trong trạng thái chuyển động.

- Nhà thơ dùng các từ ngữ “phi lưu” (dòng nước chảy như bay), “trực há” (đổ thẳng xuống), “tam thiên xích” (ba ngàn thước) để thể hiện sự chuyển động (tốc độ, phương hướng, khoảng cách) của thác nước.

Vẻ đẹp dữ dội, mãnh liệt, hùng vĩ

Câu 4:

“Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”

Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Câu hỏi gợi mở:

- Trạng thái cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua từ ngữ nào? - Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thác nước ở câu 4?

Định hướng trả lời:

- Cảm giác ngỡ ngàng, không tin ở mắt mình thể hiện qua từ “nghi thị” (nghi ngờ, ngỡ là)

- Trong trí tưởng tượng của con người, thác nước dường như không còn là dòng thác có thực mà là dòng thác của thần thoại, của tiên giới.

Vẻ đẹp huyền diệu, kỳ ảo.

Câu hỏi gợi mở:

- Tại sao Lí Bạch lại phát hiện được nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên?

- Qua bài thơ, em hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tính cách của Lí Bạch?

Định hướng trả lời:

- Lí Bạch có đôi mắt và tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, giàu sức tưởng tượng.

- Lí Bạch là bậc thầy sử dụng ngôn ngữ, là một “thi tiên” lãng mạn, có tấm lòng tha thiết với thiên nhiên cảnh vật, có tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng.

Hoạt động 3:Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật:

Học sinh điền vào phiếu học tập:

Vọng Lư Sơn bộc bố- Lí Bạch

Nội dung Nghệ thuật

Vẻ đẹp của thác núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của nhà thơ

- Hình ảnh tráng lệ, huyền ảo - Ngôn ngữ hàm súc, gợi tả - Miêu tả sinh động, hấp dẫn

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ

(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Hạ Tri Chương

MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Về kiến thức:

- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của bài thơ.

- Hiểu được phép đối và tác dụng của nó.

2) Về kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ thơ Đường luật, kỹ năng sử dụng phép đối trong khi viết văn.

3) Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, làng xóm.

I/ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHẦN TÌM HIỂU CHUNG:

1) Tác giả:

- Là người có tình cảm sâu nặng với quê hương

- Làm quan trên năm mươi năm, được vua Đường Huyền Tông rất mực vị nể - Tính tình hào phóng, để lại cho đời 20 bài thơ

2) Tác phẩm:

- Thể thơ:

+ Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuyệt + Dịch thơ : Lục bát

- Hoàn cảnh sáng tác: Ở bài thơ này, sách giáo khoa không nêu rõ hoàn cảnh sáng tác, giáo viên cần giảng thêm cho học sinh: Hạ Tri Chương xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời ông là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Trường An có thể được xem là quê

hương thứ hai thân thiết của Hạ Tri Chương. Nhưng, con người dù sao cũng không thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:

“Hồ tử tất như khau Quyện điểu quy cựu lâm” (Cáo chết tất quay đầu về núi gò

Chim mỏi tất bay về rừng cũ)

(Khuất Nguyên)

Ai cũng mang trong mình một tình cảm với quê hương thiêng liêng sâu nặng, nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ sau hơn 50 năm xa cách, ông đã ngẫu nhiên sáng tác bài thơ này.

II/ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.

Phần phiên âm:

Chú ý nhịp 4/3, riêng câu 4 nhịp 2/5

Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi, Hương âm vô cải/ mấn mao tồi. Nhi đồng tương kiến/ bất tương thức, Tiếu vấn/ Khách tòng hà xứ lai?

Phần dịch thơ: chú ý sự khác nhau về nhịp ngắt ở các câu trong 2 bản dịch: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ:

Khi đi trẻ/ lúc về già,

Giọng quê vẫn thế/ tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn/ lạ/ không chào

Hỏi rằng/: “Khách ở chốn nào/ lại chơi?” Bản dịch của Trần Trọng San:

Trẻ đi/ già trở lại nhà

Gặp nhau/ mà chẳng biết nhau

Trẻ cười/ hỏi:/ “Khách từ đâu đến làng?”

Một vài lưu ý khi đọc:

Để thể hiện được tâm trạng của tác giả khi trở về quê hương, ta cần đọc chậm rãi, chú ý phép đối trong hai câu thơ đầu. Câu cuối cần lên giọng, thể hiện sự ngạc nhiên của lũ trẻ, đồng thời cũng là sự hẫng hụt trong tình cảm của nhà thơ.

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa

(Học sinh điền vào chỗ trống trong phiếu học tập ở phần dịch nghĩa)

Phiên âm Dịch nghĩa

TIÊU ĐỀ

hồi trở về hương làng

ngẫu tình cờ, ngẫu nhiên thư chép, viết, ghi lại CÂU 1 thiếu trẻ tiểu nhỏ li xa, rời gia nhà lão già đại lớn CÂU 2

âm tiếng, giọng nói

vô không cải đổi mấn mao tóc mai tồi hỏng, rơi rụng CÂU 3 nhi đồng trẻ con tương cùng nhau kiến thấy

bất không thức biết, quen nhau CÂU 4 tiếu cười vấn hỏi khách người ở nơi khác đến tòng từ hà xứ nơi nào lai đến * Hoạt động 3:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản dịch thơ, kết hợp đối chiếu, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa.

Trước tiên, giáo viên tạo tâm thế cho học sinh qua câu hỏi gợi mở khám phá nhan đề: Xa quê, nhớ quê là đề tài quen thuộc trong thơ cổ đại, trung đại phương Đông nhưng mỗi nhà thơ trong hoàn cảnh riêng lại có cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Qua nhan đề “Hồi hương ngẫu thư”, em nhận ra điều gì mới trong cách thể hiện tình cảm của Hạ Tri Chương?

Giáo viên gợi mở giúp học sinh nhận ra vấn đề: Ở đây có hai sự lạ: Bao năm xa quê, Hạ Tri Chương đã không viết bài thơ nào, bây giờ lại viết khi vừa mới về quê; mặt khác, chữ “ngẫu” cho thấy nhà thơ không hề có ý làm thơ, dường như tất cả tâm tình của nhà thơ đều đặt trong cái đích “hồi hương”. Qua đó ta thấy được nỗi lòng của nhà thơ khi trở về quê hương sau nhiều năm xa cách.

1) Hai câu thơ đầu:

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi”

(Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng) Phạm Sĩ Vĩ dịch:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Trần Trọng San dịch:

Trẻ đi, già trở lại nhà,

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.

Câu hỏi gợi mở:

- Em hãy phân tích các vế đối ở hai câu thơ đầu. Phép đối trong hai câu thơ ấy có tác dụng gì?

- Đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa, Phạm Sĩ Vĩ dịch cụm từ “mấn mao tồi” thành “tóc đà khác bao”, Trần Trọng San dịch thành “sương pha mái đầu”. Em có nhận xét gì?

Định hướng trả lời:

* Về nghệ thuật đối:

“Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi Hương âm vô cải/ mấn mao tồi”

Hai câu đối, mỗi câu có hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh:

 Thiếu tiểu/ lão; li gia/đại hồi

 Hương âm /mấn mao, vô cải/tồi

 Tác dụng của nghệ thuật đối: Lấy cái thay đổi là cái cụ thể: “mấn mao” (tóc mai) để làm nổi bật cái không thay đổi là cái tượng trưng “hương âm” (giọng quê)

 Tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương. * Về bản dịch thơ:

Phạm Sĩ Vĩ dịch “mấn mao tồi” thành “tóc đà khác bao” chỉ thể hiện được sự thay đổi của mái tóc, Trần Trọng San dịch thành “sương pha mái đầu” chỉ thể hiện được tóc đã bạc chứ chưa thể hiện được nét nghĩa “tóc mai đã rụng” của chữ “tồi” trong bản nguyên tác.

Ở câu thơ này, ta có thể tham khảo thêm bản dịch của Trần Trọng Kim: “Bé đi, già mới về nhà,

So với các hai bản dịch trên, bản dịch của Trần Trọng Kim dịch “mấn mao tồi” thành “tóc đà rụng thưa” sát với nguyên tác hơn. Cách dịch như vậy đã thể hiện rõ nhất sự đối lập: Ông từ giã quê hương ra đi để mưu tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng thưa nhưng giọng nói quê cũ của ông chẳng bao giờ đổi thay  Tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương cho dù phải sống tha phương xa cách ngàn trùng.

2) Hai câu thơ cuối:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”

(Trẻ con gặp mặt, không quen biết Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?) Phạm Sĩ Vĩ dịch:

Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Trần Trọng San dịch:

Gặp nhau mà chẳng biết nhau, Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”

Câu hỏi gợi mở:

- Nhận xét của em về giọng điệu của câu thơ?

- Tại sao chỉ có nhi đồng ra đón tác giả ở làng quê? Bọn trẻ đã đón ông với thái độ như thế nào?

Định hướng trả lời:

- Giọng điệu như bình thản, khách quan nhưng vẫn phảng phất buồn.

- Nhi đồng ra đón ông với tiếng cười và câu hỏi hồn nhiên “Khách tòng hà xứ lai?”  Bạn bè cùng tuổi với ông chẳng còn ai, nếu còn thì chưa chắc họ đã nhận ra ông.

Câu hỏi thảo luận nhóm: Được đón về trong tiếng cười, tiếng nói, không

khí vui tươi, hồn nhiên, ngây thơ của bọn trẻ, tâm trạng của tác giả có vui lên không? Vì sao?

( Một nhóm 4 học sinh, thời gian thảo luận: 4 phút)

Định hướng trả lời:

Bọn trẻ đón ông với tiếng cười, tiếng nói, với câu hỏi thật hồn nhiên: “Khách tòng hà xứ lai?”. Chính không khí vui tươi của “nhi đồng” với hành động“tiếu vấn” đã khiến tác giả cảm thấy hụt hẫng, ngậm ngùi, chua xót. Sự việc thật trớ trêu: Trở

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)