Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 33)

7. Kết cấu của luận văn:

2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:

GS. Trần Đình Sử đã khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”2. Đáng tiếc là trong nhiều năm nay, đa số học sinh ở các trường Trung học phổ thông đã xem nhẹ việc đọc văn bản, rất ít học sinh đọc văn bản trước khi đến lớp, thậm chí khi giáo viên cho đọc văn bản tại lớp cũng không chú ý theo dõi. Việc học sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề dạy học theo hướng tích cực và nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc sáng tạo, diễn cảm văn bản văn học.

Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là những quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Cùng quan điểm với GS. Trần Đình Sử, cố GS. Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu

của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt trúng được giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…”3

Tục ngữ có câu: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Không biết đọc diễn cảm, không tìm được ngữ điệu trong giảng bài, đó là sự bất lực của người thầy dạy văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ bởi giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa bắt trúng được ngữ điệu, giọng điệu của văn bản. Như vậy, người thầy dạy văn giỏi, ngoài kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như vậy, tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh và góp phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học sinh.

Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học văn trước hết được thể hiện ở khả năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bàicủa giáo viên. Đọc diễn cảm là ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại, ta cần phải đọc diễn cảm tác phẩm với một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút…Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp.

Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm góp phần thể hiện sự xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Việc đọc diễn cảm bài thơ làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong hồn người. Việc đọc diễn cảm thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, làm cho người khác cũng có thể sản sinh những tình cảm, những ấn tượng với tác phẩm như mình.

3

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)