Tính tích cực trong dạy học thơ Đường:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường:

Muốn dạy tốt tác phẩm thơ Đường, trước hết ta cần trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. Có thể nói đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với cả giáo viên và học sinh khi dạy và học tác phẩm văn chương nói chung. Đặc biệt đối với thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm hoặc ngâm thơ Đường (phần phiên âm) để tạo không khí học tập tích cực và không khí Đường thi cho giờ dạy học.

Một bài thơ Việt cổ đưa vào giảng dạy đối với học sinh đã là một yêu cầu khó, vì các nhà thơ thường thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên... thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng: “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết”, “Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động”. (Alfret de Mussé) Do đó, để hiểu và cảm được bài thơ, người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật mà tác giả muốn gởi gắm qua một bài thơ Việt cổ đã khó, huống chi khi tiếp xúc với thơ Đường của Trung Quốc, các em sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Tác phẩm thơ Đường bao giờ cũng có phần phiên âm chữ Hán, phần này học sinh rất khó hiểu nếu như không nắm chắc các yếu tố Hán Việt. Do đó, sách giáo khoa có đưa vào bản dịch nghĩa, dịch thơ để học sinh hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, khi dạy thơ Đường, từ bản phiên âm chữ Hán đến bản dịch nghĩa và dịch thơ thì mặt ngôn từ đã có sự khác nhau khá xa khiến cho việc bám lấy ngôn từ để tìm hiểu, phân tích là rất khó. Vì thế, khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa và dịch thơ, giúp các em vượt qua “rào cản” về ngôn ngữ, hiểu thấu đáo được lớp từ ngữ mà nhà thơ dùng làm công cụ để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Từ đó, học sinh mới có thể tích cực trong học tập, chủ động chiếm lĩnh nội dung và cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Cùng với việc trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, giáo viên cần gợi ý cho học sinh tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Tác phẩm văn chương bao giờ

cũng in đậm phong cách của tác giả và mang trên mình một dấu ấn lịch sử, văn hóa, xã hội nhất định. Vì vậy, việc tìm hiểu tác giả, bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về tập tục xã hội, về bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp cho học sinh hiểu và cảm nhận tốt về tác phẩm. Điều này không dễ gì có được nếu học sinh không chủ động tìm tòi, học hỏi. Vì thế, giáo viên cần tạo không khí thi đua học tập, khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh, những đọan phim tư liệu, tìm kiếm những thông tin liên quan đến tác giả, nội dung bài học trong quá trình sọan bài hoặc làm bài tập thảo luận nhóm… theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bên cạnh đó, thơ Đường có cấu trúc phong phú, đa dạng và mang một màu sắc rất riêng. Giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở để giúp học sinh nhận ra những nét có tính chất thi pháp trong thơ Đường:

- Đề tài thơ Đường thường trang trọng, cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ trong thơ Đường rất phổ biến.

- Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc niêm- luật- vần- đối rất chặt chẽ để tạo sự hài hòa.

- Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, rất ít khi đi vào miêu tả chi tiết, thường mang nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ.

Vì vậy khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm chất “Đường thi”, trong đó nổi bật là thi đề, thi tứ và thi ý để học sinh có thể đi đúng hướng trong việc phân tích thơ Đường. Để làm được điều đó, giáo viên cần đối thoại, gợi tìm, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý cho các em thảo luận nhóm bằng nhiều cách khác nhau để tạo không khí học tập cũng như tạo ra sự nổ vỡ trong trí não của các em.

Ngoài ra, không riêng gì thơ Đường mà bất kì một tác phẩm văn học nào, khi giảng dạy, giáo viên cần đặt bài thơ đó trong hệ thống đề tài cùng với các bài thơ khác để học sinh chủ động tìm ra nét độc đáo của bài thơ trong sự khám phá, phát hiện về thiên nhiên và con người… Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu thêm những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề với tác phẩm. Điều này

không chỉ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm đang học mà còn giúp các em phát huy khả năng so sánh đối chiếu giữa văn bản này với văn bản khác, từ đó giúp học sinh có thể cảm thụ và ghi nhớ tác phẩm sâu sắc hơn.

Cuối cùng, thơ Đường rất hàm súc, tương đối khó giảng, vì vậy, để học sinh học tập tích cực hơn, giáo viên cần trang bị thêm cho các em những tri thức cơ bản về thơ Đường, nói chuyện về thơ Đường trong giờ ngoại khóa hoặc chuyên đề tự chọn. Giáo viên có thể cho các em xem những tranh ảnh tư liệu, những đoạn phim liên quan đến các tác giả, tác phẩm,…để các em học tập hứng thú hơn, tích lũy được nhiều kiến thức hơn.

Chương 2:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

2.1.Đọc sáng tạo văn bản:

Một phần của tài liệu dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)