Thảo luận kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN.PDF (Trang 67)

Từ các kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở những nội dung trên, các giả thuyết của mô hình H1, H2, H3 được chấp nhận và phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

LC_TQM = 0.514 + 0.198*CC + 0.352*AC + 0.265*MC

Điều này có nghĩa là văn hóa doanh nghiệp thực sự có ảnh hưởng đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong trong quản lý chất lượng toàn diện. Các loại hình văn hóa hợp tác, văn hóa sáng tạo, văn hóa cạnh tranh đều có tác dụng tích cực đến sự cam kết của lãnh đạo. Các thành phần này càng được nâng cao thì càng thúc đẩy sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp, góp phần vào kết quả thành công của việc thực hiện TQM. Hay nói cách khác sự cam kết của lãnh đạo sẽ càng được thúc đẩy nếu áp dụng TQM trong một môi trường văn hóa mạnh, chứa những giá trị tiên tiến như phát huy sự sáng tạo, sự cải tiến liên tục, sự gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp,…

Đối với giả thuyết H4 thì trong mô hình hồi quy tuyến tính bội này với tập dữ liệu phân tích hiện tại chưa đủ cơ sở để chứng minh mối tương quan tuyến tính giữa văn hóa kiểm soát và sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện. Song điều này không có nghĩa là văn hóa kiểm soát không có ảnh hưởng gì đến sự cam kết của lãnh đạo. Sự ảnh hưởng này có thể không đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng nên được xem xét và so sánh trong một nghiên cứu khác với nhiều quan sát hơn.

Để giải thích cho kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, tác giả cho rằng do đánh giá của các đối tượng khảo sát, đa phần đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tốt (54.4% giữ vị trí quản lý; thời gian làm việc chủ yếu lâu dài: 19% đã làm tại doanh nghiệp là 10 năm trở lên, 26.6% là từ 5­10 năm, 46.7% là từ 1­5 năm và 7.7% rất ít người mới vào làm việc dưới 1 năm), cho nên họ có khuynh hướng đánh giá cao các yếu tố của văn hóa sáng tạo, văn hóa cạnh tranh và văn hóa hợp tác hơn là văn hóa kiểm soát. Hơn nữa, các đối tượng này đa số đang công tác tại các công ty thuộc loại hình sở hữu nước ngoài FDI (TNHH chiếm 32.5%, CTCP chiếm 23.6%, DNTN chiếm 22.5%, CTHP chiếm 17.8%) và có quy trình sản xuất kinh doanh chặt chẽ (65.1% thuộc lĩnh vực sản xuất và 34.9% là dịch vụ). Phần lớn các công ty này có bộ máy hoạt động hiệu quả, không có sự trì trệ, mệnh lệnh, bao cấp như các công ty thuộc loại hình sở hữu nhà nước và việc ra quyết định thường nhanh chóng, hiệu quả và theo nguyên tắc phân quyền. Vì vậy, đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu này cũng có ảnh hưởng bởi những đặc trưng của doanh nghiệp họ đang làm việc, nên họ đánh giá không cao các yếu tố của văn hóa kiểm soát.

Như vậy, tuy văn hóa doanh nghiệp là một phần của hành vi tổ chức nhưng văn hóa doanh nghiệp lại ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp một bằng chứng về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết của lãnh đạo trong quản lý chất lượng toàn diện của doanh nghiệp, cụ thể các loại hình văn hóa sáng tạo, văn hóa cạnh tranh, văn hóa hợp tác đều ảnh hưởng một cách tích cực đến sự cam kết này. Do đó, trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên định hướng xây dựng doanh nghiệp theo những mô hình văn hóa có tác động tích cực đến sự cam kết của lãnh đạo trong quản lý chất lượng toàn diện, bởi sự cam kết và sự tham gia trực tiếp của quản lý các cấp là yếu tố rất quan trọng trong việc áp dụng TQM của doanh nghiệp. Khi đó mới phát huy được sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt

được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp thực hiện thành công TQM. Vì vậy, nhà lãnh đạo có thể lựa chọn một cách tiếp cận TQM phù hợp với mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện có. Một nền văn hóa mạnh, khuyến khích tinh thần sáng tạo, tinh thần hợp tác, chấp nhận rủi ro và được hỗ trợ bởi các nhà quản lý thông qua việc trao quyền để nhân viên làm chủ công việc của mình, đào tạo huấn luyện nhân viên những kỹ năng cần thiết, phối hợp làm việc nhóm, giao tiếp cởi mở,… Từ đó, lôi kéo được sự cam kết nhất quán và tham gia của tất cả mọi người và là cơ sở cho việc thực hiện TQM để đạt được sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, sự cải tiến liên tục và sự hài lòng trong công việc. Bởi TQM là một phương pháp được áp dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tính hiệu quả và tính linh hoạt của một doanh nghiệp vì lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN.PDF (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)