Mục đích của nghiên cứu này là vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo, vừa để kiểm định mô hình nghiên cứu, đo lường sự tác động của các loại hình văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện.
Dữ liệu của nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua các bảng câu hỏi khảo sát [Phụ lục 3] được gửi trực tiếp qua email, hoặc nhờ người quen gửi đến các nhân viên và quản lý đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM.
Sau khi thu thập, toàn bộ các câu trả lời trong bảng câu hỏi khảo sát sẽ được nhập liệu và lưu bằng tập tin Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 18.0 được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu. Cụ thể:
+ Các thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, sau đó tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần.
+ Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội được thực hiện để xác định cụ thể trọng số của từng loại hình văn hóa doanh nghiệp tác động đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện.
+ Phương pháp kiểm định Ttest và ANOVA cũng được sử dụng để kiểm định sự khác biệt của các biến quan sát liên quan đến đặc điểm của đối tượng được khảo sát.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2 Xây dựng thang đo
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý thuyết và sau khi thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện bao gồm 5 khái niệm với 30 biến quan sát và 4 giả thuyết. Tất cả các thang đo được xây dựng theo hình thức đo lường của Rennis Likert, đo đạc theo năm bậc, theo đó bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và bậc 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý.
3.2.1 Thang đo về văn hóa doanh nghiệp
Thang đo về văn hóa doanh nghiệp gồm 4 thành phần được thể hiện thông qua 16 biến quan sát:
+ Văn hóa hợp tác: ký hiệu CC, gồm 6 biến quan sát từ CC1 ÷ CC6 CC1 Tại nơi làm việc mọi người chia sẻ và quan tâm lẫn nhau;
CC3 Cách thức quản lý nhân viên khuyến khích thể hiện tinh thần đồng đội và sẵn sàng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp;
CC4 Mọi người trong doanh nghiệp gắn kết bằng sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau;
CC5 Phát triển con người là chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp(tin tưởng, cởi mở và kiên định cùng doanh nghiệp);
CC6 Thành công của doanh nghiệp chính là sự phát triển nguồn nhân lực, sự hợp tác, cam kết và quan tâm của nhân viên.
+ Văn hóa sáng tạo: ký hiệu AC, gồm 6 biến quan sát từ AC1 ÷ AC6
AC1 Môi trường làm việc năng động và nhiều thử thách;
AC2 Lãnh đạo doanh nghiệp luôn có sự đổi mới và chấp nhận rủi ro;
AC3 Cách thức quản lý nhân viên khuyến khích thể hiện sự sáng tạo, tự do và độc đáo của mỗi cá nhân;
AC4 Sự sáng tạo và cải tiến là chất keo gắn kết mọi người trong doanh nghiệp;
AC5 Doanh nghiệp luôn chú trọng việc tiếp thu các nguồn lực mới và tạo ra nhiều thách thức;
AC6 Tiên phong trong việc có nhiều sản phẩm mới và độc đáo là tiêu chí thành công của doanh nghiệp.
+ Văn hóa cạnh tranh: ký hiệu MC, gồm 6 biến quan sát từ MC1 ÷ MC6
MC1 Doanh nghiệp luôn đề cao tính hiệu quả của công việc;
MC2 Lãnh đạo doanh nghiệp luôn kiên quyết và tập trung vào kết quả công việc;
MC3 Cách thức quản lý nhân viên hướng đến sự cạnh tranh quyết liệt và yêu cầu công việc cao;
MC4 Mọi người đều hướng đến việc lập thành tích và hoàn thành mục tiêu; MC5 Đạt được kết quả cao hơn mục tiêu đề ra và dẫn đầu thị trường cạnh
MC6 Dẫn đầu thị trường và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh thể hiện sự thành công của doanh nghiệp.
+ Văn hóa kiểm soát: ký hiệu HC, gồm 6 biến quan sát từ HC1 ÷ HC6
HC1 Môi trường làm việc được tổ chức và kiểm soát bằng hệ thống các quy trình;
HC2 Ban lãnh đạo là những người tổ chức và phối hợp trong công việc; HC3 Cách thức quản lý nhân viên hướng đến sự tuân thủ và bảo đảm tính ổn
định trong công việc và các mối quan hệ;
HC4 Mọi người trong doanh nghiệp gắn kết thông qua các chính sách và quy tắc để duy trì hoạt động hiệu quả;
HC5 Chiến lược chính của doanh nghiệp nhắm vào sự ổn định và lâu dài (hiệu suất, kiểm soát và vận hành trôi chảy);
HC6 Thành công của doanh nghiệp dựa trên hiệu suất (tạo ra sự tin cậy, phối hợp nhịp nhàng và chi phí thấp).
3.2.2 Thang đo về sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện lượng toàn diện
Thang đo về sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện: ký hiệu LCTQM, gồm 6 tiêu chuẩn đánh giá từ LCTQM1 ÷ LCTQM6
LCTQM1 Ban lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng về định hướng tương lai của doanh nghiệp đối với mục tiêu chất lượng;
LCTQM2 Cam kết về chất lượng chính là cách để đạt được sự cải tiến liên tục và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng;
LCTQM3 Ban lãnh đạo thường xuyên trao đổi để xem xét tiến độ mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp thông qua việc thu thập ý kiến từ phía khách hàng và nhân viên;
LCTQM4 Ban lãnh đạo luôn đảm bảo việc trao quyền cho nhân viên để họ làm chủ và cải tiến công việc của mình;
LCTQM5 Đào tạo để nhân viên có được những kỹ năng cần thiết có vai trò quan trong việc hoàn thành mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp; LCTQM6 Việc công nhận và khen thưởng nhân viên (như đánh giá hiệu quả
hoạt động, chính sách lương bổng,…) có vai trò hỗ trợ trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bảng câu hỏi còn sử dụng thêm thang đo định danh (Nominal) để phân loại các biến:
+ Loại hình doanh nghiệp (ký hiệu OWN) gồm bốn loại và được mã hóa từ 1 đến 4 (1 = “DTNN”, 2 = “TNHH”, 3 = “CTCP”, 4 = “CTHP”).
+ Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp (ký hiệu FIELD) gồm hai loại, trong đó Sản xuất nhận giá trị 1, Dịch vụ nhận giá trị 2.
+ Vị trí công tác của đối tượng khảo sát gồm bốn bậc, trong đó Quản lý cấp cao nhận giá trị 1, Quản lý cấp trung nhận giá trị 2, Quản lý cấp cơ sở nhận giá trị 3 và Nhân viên nhận giá trị 4 (ký hiệu POS). Nếu phân loại vị trí công tác thành hai nhóm thì nhóm 1 là Quản lý và nhóm 2 là Nhân viên (ký hiệu POS_1).
+ Kinh nghiệm thực hiện TQM của doanh nghiệp (ký hiệu EXPTQM) và thâm niên công tác của đối tượng khảo sát (ký hiệu EXP) được chia thành bốn nhóm, trong đó nhóm 1 là Dưới 1 năm, nhóm 2 là Từ 15 năm, nhóm 3 là Từ 510 năm và nhóm 4 là 10 năm trở lên.
3.3 Mẫu nghiên cứu
3.3.1 Kích thước mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát là các nhân viên và quản lý các cấp đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp có thực hiện TQM đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM.
Về kích thước mẫu nghiên cứu, theo Nguyễn Văn Tuấn (2007), ước lượng số lượng đối tượng cần thiết là một bước cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nghiên cứu đảm bảo có ý nghĩa khoa học. Vì nó quyết định thành công hay thất bại của
nghiên cứu. Nếu số lượng đối tượng không đủ thì kết luận rút ra từ nghiên cứu không có độ chính xác cao, thậm chí không thể kết luận được gì. Ngược lại, nếu số lượng đối tượng quá nhiều hơn so với số mẫu cần thiết thì tài nguyên, tiền bạc và thời gian sẽ bị hao phí.
Tổng hợp từ các nhà nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu tùy thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và qui luật phân phối của tập các câu trả lời của đáp viên. Chẳng hạn:
+ Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (2007) thì kích thước mẫu phải bảo đảo theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình); trong khi đó, theo Harris RJ. Aprimer (1985) thì n ≥ 104 + m (m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m, nếu m < 5.
+ Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố cần có ít nhất là 200 quan sát; Hair và cộng sự (1998) thì cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số biến quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
Nghiên cứu của luận văn có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy, mô hình nghiên cứu có 30 biến quan sát. Do đó, kích thước mẫu được chọn cho nghiên cứu chính thức n = 350. Để đạt được kích thước này, 500 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi. Sau khi thu về và loại bỏ những bảng không hợp lệ thì còn 364 bảng sử dụng được. Như vậy, kích thước mẫu nghiên cứu cuối cùng dùng để xử lý dữ liệu n = 364.
3.3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện vào tháng 9 năm 2013 với phương pháp lấy mẫu thuận tiện và kết quả thu về được 364 mẫu hợp lệ. Đặc điểm của mẫu theo từng biến phân loại được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mô tả mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu Tần số Phần trăm
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân 82 22.5
Công ty trách nhiệm hữu hạn 128 35.2
Công ty cổ phần 86 23.6 Công ty hợp danh 68 18.7 Tổng 364 100.0 Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất 237 65.1 Dịch vụ 127 34.9 Tổng 364 100.0
Kinh nghiệm thực hiện TQM
Dưới 1 năm 58 15.9 Từ 15 năm 147 40.4 Từ 510 năm 109 30.0 10 năm trở lên 50 13.7 Tổng 364 100.0 Vị trí công tác Quản lý cấp cao 18 4.9 Quản lý cấp trung 73 20.1 Quản lý cấp cơ sở 107 29.4 Nhân viên 166 45.6 Tổng 364 100.0
Thâm niên công tác
Dưới 1 năm 28 7.7
Từ 15 năm 170 46.7
Từ 510 năm 97 26.6
10 năm trở lên 69 19.0
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được được sử dụng để phân tích như sau: đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định sự khác biệt của các biến quan sát liên quan đến đặc điểm của đối tượng được khảo sát.
3.4.1 Đánh giá thang đo
Các khái niệm sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm: văn hóa hợp tác, văn hóa sáng tạo, văn hóa cạnh tranh, văn hóa kiểm soát và sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong quản lý chất lượng toàn diện. Thang đo của các khái niệm này đã được xây dựng và đo lường ở nhiều nước cũng như trong các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của luận văn sử dụng lại các thang đo này thông qua quá trình điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Sau đó, các thang đo này được tiếp tục được đánh giá sơ bộ thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) bằng phần mềm xử lý SPSS 18.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác).
3.4.1.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach Apha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach Alpha có giá trị từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt; từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 trích từ Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Tuy nhiên, Cronbach Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại, cho nên bên cạnh hệ số Cronbach Alpha, người ta còn sử dụng hệ số
tương quan biến tổng giữa các biến (ItemTotal Correlation). Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và sẽ bị loại bỏ.
3.4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các thang đo đạt độ tin cậy sau khi kiểm định Cronbach Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
+ Hệ số KMO (KaiserMeyerOlkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố. Theo đó, phân tích nhân tố được cho là thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1, còn nếu như trị số KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu đang có (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đồng thời, với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett (Sig. < 0.05) để xem xét bác bỏ giả thuyết các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát). Theo Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc mỗi biến gốc có phương sai là 1. Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai trích là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp trích và phép xoay nhân tố. Phương pháp trích Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax có phương sai trích bé hơn, song sẽ phản ánh cấu
trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích Pricipal components với phép xoay Varimax (Gerbing và Anderson, 1988). Nếu sau phân tích nhân tố khám phá EFA là phân tích hồi quy thì có thể sử dụng phương pháp trích Pricipal components với phép xoay Varimax, còn nếu sau EFA là phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thì nên sử dụng phương pháp trích Pricipal Axis Factoring với phép xoay Promax (Nguyễn Khánh Duy, 2009).
+ Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu thị tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của phân tích nhân tố. Theo Hair và cộng sự (1998), Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Đồng thời, nếu chọn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350,