Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 772.089 697.562 488.318 (74.527) (9,65) (209.244) (29,99) Chi phí 703.221 674.585 461.877 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 (45.891) (66,64) 3.464 (15,07)

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Cần Thơ

Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

3.2.1 Doanh thu

Doanh thu đây là một phần của chỉ tiêu lợi nhuận, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Từ bảng số liệu cho thấy rằng, tổng doanh thu của ngân hàng giảm mạnh qua các năm. Năm 2011, doanh thu đạt 772.089 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2012, thu nhập của ngân hàng giảm 74.527 triệu đồng tƣơng ứng 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau hội nghị sơ kết 6 thánh đầu năm 2012 của ngành Ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống phải hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống dƣới 15%/năm (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012), còn đối với các khoản vay mới thì áp dụng nghiêm túc theo thông tƣ số 14/2012/TT- NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng lãi suất trần, lãi suất huy động có kỳ hạn từ thàng 1 trở lên do NHNN quy định là +3%/năm đối với các lĩnh vực ƣu tiên. Theo đó, Phó Tổng giám đốc Vietinbank-ông Lê Đức Thọ cho biết, ngay sau ngày 15/7/2012, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh nói chung và Vietinbank Cần Thơ nói riêng điều chỉnh tất cả các dƣ nợ cũ về dƣới 15%/năm. Mức lãi suất thấp nhấp 9%/năm ngân hàng dành cho chƣơng trình cho vay thu mua lúa gạo, còn các chƣơng trình cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực khuyến khích phổ biến từ 10,5-12%/năm. Chính vì thế doanh thu của Vietinbank Cần Thơ giảm nguyên nhân chính chủ yếu là do lãi suất cho vay giảm làm cho thu nhập từ lãi cũng giảm theo. Năm 2013, nền

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận

kinh tế nƣớc ta vẫn chƣa thể thoát khỏi ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên doanh thu tiếp tục giảm xuống còn 488.318 triệu đồng.

3.2.2 Chi phí

Các khoản chi phí của Ngân hàng bao gồm: chi phí cho huy động vốn từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế, tiền lƣơng nhân viên, chi phí đầu tƣ tài sản cố định và các loại chi phí phát sinh khác. Xét đến sự biến động về chi phí, ta thấy đƣợc rằng tổng chi phí của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2012, chi phí của ngân hàng giảm 28.636 triệu đồng tƣơng ứng với giảm 4.07% so với năm 2011. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do giảm các khoản chi phí huy động vốn nhằm cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng trên địa bàn để giữ chân khách hàng truyền thống đồng thời thu hút khách hàng mới. NHNN đã có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào trần lãi suất huy động trên thị trƣờng với việc ban hành liên tiếp 5 thông tƣ điều chỉnh trần lãi suất huy động, khiến lãi suất này từ mức 14% giảm qua các lần và chỉ còn 8% kể từ ngày 25/12/2012. Điều đó làm cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc không ít chi phí trả lãi, qua đó làm giảm chi phí chung cho toàn ngân hàng. Đến năm 2013, Ngân hàng tiếp tục phát huy những điểm tích cực trong việc cắt giảm chi phí làm cho tổng chi phí tiếp tục giảm mạnh xuống còn 461.877 triệu đồng tƣơng ứng với giảm 31,53% so với năm 2012.

3.2.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận của Vietinbank Cần Thơ đƣợc đo lƣờng dựa trên việc so sánh 2 chỉ tiêu doanh thu và chi phí của ngân hàng. qua bảng cho thấy, trong những năm trở lại đây, lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng biến động không ngừng. năm 2012, lợi nhuận sụt giảm 45.891 triệu đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với 66,64% mặc dù ngân hàng đã cắt giảm đƣợc phần nào chi phí nhƣng doanh thu trong năm lại giảm mạnh nên làm cho lợi nhuận sụt giảm theo. Bƣớc sang năm 2013, doanh thu lại tăng nhẹ trở lại tăng 3.464 triệu đồng, tƣơng ứng với 15,08%. Mặc dù, doanh thu có giảm nhẹ, nhƣng trong năm 2013 Ngân hàng đã cắt giảm đƣợc khoản chi phí rất lớn nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng trở lại.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 QUY TRÌNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CẦN THƠ

4.1.1 Các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ

4.1.1.1 Quy định chung

Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng trên thế giới thực hiện theo quy ƣớc thống nhất do Phòng thƣơng mại quốc tế (ICC) ban hành, ICC đã ban hành các ấn phẩm chủ yếu nhƣ:

- Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu số 325 xuất bản năm 1978. Nội dung chủ yếu của văn bản này quy định cụ thể về nội dung quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi tham gia một trong ba loại hình bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

- Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu số 458 xuất bản năm 1978. Nội dung chủ yếu quy định cụ thể về bảo lãnh theo yêu cầu.

- Ấn phẩm số 510 do ICC ban hành nhằm cụ thể hóa các nội dung và điều kiện của bảo lãnh theo yêu cầu.

Tuy lĩnh vực chi phối chủ yếu của quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu do ICC phát hành là lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, tài trợ xuất khẩu song bảo lãnh ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế nói chung thƣờng tuân thủ theo quy tắc này.

Còn ở Việt nam thì theo quyết định số 283-2000-NHNN14 quy định một số vấn đề về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng nhƣ sau:

* Điều kiện đƣợc bảo lãnh:

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, cụ thể:

+ Có quan hệ tín dụng và giao dịch tiền gửi và thanh toán với tổ chức tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không có nợ quá hạn, khó đòi (Trừ nợ đƣợc khoanh), không có dƣ nợ do trả thay bảo lãnh.

- Có đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh theo quy định.

- Các nghĩa vụ đề nghị đƣợc bảo lãnh phải hợp pháp và thuộc các dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả.

- Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh, bản giải trình về tính khả thi, năng lực thực hiện các nghĩa vụ đề nghị đƣợc bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nƣớc ngoài, cần có thêm các văn bản chấp nhận theo quy định của pháp luật về quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài (nếu có).

- Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và của ngƣời bảo lãnh (nếu có).

- Hồ sơ tài sản đảm bảo nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị hiện thời của các tài sản đảm bảo đó.

* Phạm vi bảo lãnh:

Nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay (đối với bảo lãnh vay vốn).

- Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án và phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tƣ phát triển.

- Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nƣớc.

- Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật.

- Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận cam kết trong các hợp đồng liên quan.

- Tổng mức bảo lãnh cho một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trƣờng hợp tổ chức tín dụng phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dƣ nợ cho vay và dƣ nợ do trả thay vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng dƣ nợ cho vay đối với một khách hàng theo quy định. Khi khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có thể cùng tổ chức tín dụng khác thực hiện đồng bảo lãnh.

* Phí bảo lãnh: Lợi ích trực tiếp của bảo lãnh đó là sự đóng góp của phí bảo lãnh với lợi nhuận ngân hàng.

Công thức tính:

Phí bảo lãnh = Tỷ lệ phí* Giá trị BL*Thời gian BL Trong đó:

 Giá trị bảo lãnh: VNĐ

 Thời gian bảo lãnh: năm

 Phí bảo lãnh: VNĐ

- Khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng nhƣ sau:

+ Mức phí bảo lãnh là 0,75%/năm đối với tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt, vàng. Trƣờng hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.

+ Mức phí bảo lãnh là 2%/năm đối với tài sản còn lại khác. Mức phí tối thiểu là 500.000 đồng.

Ngoài ra, khách hàng phải thanh toán cho tổ chức tín dụng các chi phí hợp lí khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên thỏa thuận bằng văn bản.

- Đối với trƣờng hợp, hợp đồng bảo lãnh thì khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng làm đầu mối, sau đó các tổ chức tín dụng khác sẽ đƣợc hƣởng phí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia của mình vào tổ chức tín dụng là đầu mối.

- Đối với trƣờng hợp, tổ chức tín dụng bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà có nhiều tổ chức tham gia thực hiện thì các bên tham gia phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng theo tỷ lệ tƣơng ứng với phần nghĩa vụ của mình trong nghĩa vụ chung.

Khách hàng chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng sẽ phải chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay đƣợc bảo lãnh trong trƣờng hợp bảo lãnh vay vốn, hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí chậm trả của các loại bảo lãnh khác, kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

* Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh

Đồng tiền sử dụng trong bảo lãnh là đồng tiền đƣợc quy định trong hợp đồng văn bản thỏa thuận giữa các bên đƣợc bảo lãnh và bên yêu cầu bảo lãnh.

* Bảo đảm cho bảo lãnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh. Các hình thức đảm bảo cho một khoản bảo lãnh bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba, bảo lãnh đối ứng của các tổ chức tín dụng khác và các biện pháp đảm bảo phù hợp theo luật định.

- Tài sản thế chấp là các bất động sản có khả năng chuyển nhƣợng dễ dàng, phải có chứng nhận quyền sử hữu (bản gốc), có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nƣớc.

- Tài sản cầm cố là các tài sản có giá trị nhƣ: vàng, đá quý, trái phiếu, tín phiếu. Đối với vàng, đá quý: Phải đƣợc kiểm định của Ngân hàng bảo lãnh hoặc cơ quan chuyên môn do ngân hàng bảo lãnh chỉ định, doanh nghiệp xin bảo lãnh tự đóng gói, niêm phong, có sự chứng kiến của ngân hàng bảo lãnh trƣớc khi giao cho ngân hàng bảo lãnh

- Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, việc sử dụng tài sản hình thành bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc để thế chấp phải đƣợc cơ quan tài chính cung cấp (chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu tài sản) đồng ý bằng văn bản.

* Hợp đồng bảo lãnh:

- Sau khi quyết định phát hành bảo lãnh, tổ chức tín dụng và khách hàng đề nghị bảo lãnh, các bên có liên quan (nếu có) ký hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh gồm các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng và khách hàng. - Số tiền, thời hạn bảo lãnh và phí bảo lãnh. - Mục đích, phạm vi, đối tƣợng bảo lãnh. - Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, giá trị tài sản làm bảo đảm. - Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Quy định về bồi hoàn sau khi tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Giải quyết tranh chấp phát sinh.

- Chuyển nhƣợng quyền và nghĩa vụ của các bên. - Những thỏa thuận khác.

Hợp đồng bảo lãnh có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên có thỏa thuận.

* Cam kết bảo lãnh.

- Nội dung cam kết bảo lãnh phải bao gồm:

+ Tên, địa chỉ của tổ chức tín dụng, khách hàng đƣợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh.

+ Số tiền bảo lãnh.

+ Phạm vi, đối tƣợng và thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. + Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. + Luật chi phối và điều chỉnh bảo lãnh.

+ Ngoài ra còn có thể có thêm: quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh, quyền chuyển nhƣợng và các nội dung khác.

+ Trƣờng hợp nội dung cam kết bảo lãnh có quy định việc sử dụng các tài liệu liên quan đến việc giao dịch bảo lãnh là điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện theo các điều kiện đó.

+ Trƣờng hợp ký xác nhận trên các hối phiếu, lệnh phiếu thì nội dung cam kết bảo lãnh đƣợc thực hiện theo các quy định của pháp luật về thƣơng phiếu.

+ Cam kết bảo lãnh có thể đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên có thỏa thuận.

* Thời hạn bảo lãnh:

Thời hạn bảo lãnh đƣợc xác định căn cứ vào thời hạn nghĩa vụ đã đƣợc các bên tham gia thỏa thuận bằng văn bản. Trong trƣờng hợp thay đổi thời hạn bảo lãnh đã đƣợc thỏa thuận phải đƣợc Ngân hàng bảo lãnh chấp nhận bằng văn bản.

Riêng đối với các món bảo lãnh trong nƣớc thì thời hạn bảo lãnh không vƣợt quá 36 tháng và phải phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nƣớc về điều lệ, trình tự, thủ tục trong xây dựng cơ bản,…đấu thầu trong xây dựng cơ bản, quy chế xuất nhập khẩu và xuất nhập khẩu ủy thác… Các trƣờng hợp có thời hạn vƣợt quá 36 tháng phải trình tổng giám đốc quyết định.

* Quỹ bảo lãnh

Quỹ bảo lãnh đƣợc lập ra để sử dụng trong trƣờng hợp khách hàng (bên nhận bảo lãnh) không trả đƣợc nợ đến hạn cho bên cho vay thì Ngân hàng nhận bảo lãnh phải dùng quỹ bảo lãnh để trả nợ thay. Nếu ngân hàng nhận bảo lãnh đã sử dụng hết quỹ bảo lãnh để trả nợ thay cho một số khoản bảo lãnh mà vẫn không đủ thì phải dùng tiếp vốn kinh doanh để trả, đồng thời thực hiện các chế tài tín dụng và quy định pháp luật để thu hồi số tiền đã trả thay và tiền cho vay bắt buộc.

Quỹ bảo lãnh đƣợc xác định căn cứ số vốn đƣợc phép sử dụng kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của từng thời kì, quý, năm. Quỹ này đƣợc hình

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 53)