Rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)

2.7.1 Đối với bên bảo lãnh (Ngân hàng)

Mọi rủi ro của doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh là rủi ro của ngân hàng: Nguyên nhân gây ra rủi ro rất đa dạng. Ngoài những rủi ro chung nhƣ thiên tai, hỏa hoạn còn có những nguyên nhân nhƣ thiếu thông tin, lạm phát, các chính sách không ổn định trong đó đặc biệt là chính sách thuế, tình hình chính trị không ổn định.

Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã khẳng định bảo lãnh cam kết của ngân hàng chịu trách nhiệm trả tiền thay cho bên đƣợc bảo lãnh nếu bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh.

Nhƣ vậy có thể kết luận rằng mọi rủi ro của các doanh nghiệp đƣợc bảo lãnh dẫn tới doanh nghiệp này có thể không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh cũng sẽ là rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng:

Trong bảo lãnh ngân hàng có loại bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay. Tuy không phát tiền vay nhƣng về thực chất mức độ trách nhiệm, nghĩa vụ ngân hàng trong nghiệp vụ này cũng tƣơng đƣơng nhƣ nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động bảo lãnh bảo đảm hoàn trả vốn vay đặt ngân hàng trƣớc cùng một rủi ro nhƣ rủi ro của các món cho vay trực tiếp.

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong kinh doanh của NHTM. Nguyên nhân của rủi ro này là ngƣời vay cố tình dây dƣa không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ. Ngƣời vay tạm thời có khó khăn về ngân quỹ hoặc do kinh doanh không có hiệu quả hoặc bị rủi ro.

Rủi ro về lãi suất:

Rủi ro về lãi suất trong bảo lãnh ngân hàng đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng:

Trong nền kinh tế thị trƣờng lãi suất huy động vốn luôn biến động trong khi mức phí bảo lãnh đã đƣợc xác định cố định trong suốt thời gian hiệu lực của bảo lãnh dẫn tới có khả năng rủi ro lãi suất trong trƣờng hợp lãi suất bình quân đầu vào tăng.

Rủi ro hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền, hay nó là giá cả của đơn vị tiền tệ này đƣợc thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá luôn biến động nên ngoài các rủi ro thông thƣờng, bảo lãnh bằng ngoại tệ còn có rủi ro hối đoái.

Rủi ro mất khả năng thanh toán:

Căn cứ vào tỷ lệ trích quỹ bảo lãnh là 5% giá trị bảo lãnh, nếu rủi ro thực tế lớn hơn 5% giá trị bảo lãnh thì khả năng thanh toán trong nghiệp vụ bảo lãnh sẽ không bảo đảm, gây tác động xấu đối với khả năng thanh toán chung của ngân hàng. Ngƣợc lại khi khả năng thanh toán chung của ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán trong bảo lãnh cũng bị ảnh hƣởng.

Mức độ rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng:

Nhƣ đã phân tích ở trên, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng luôn đối mặt với rủi ro. Để đánh giá rủi ro trong các món bảo lãnh chúng ta hãy tìm hiểu mức độ rủi ro của các tài sản có của ngân hàng. Ngƣời ta phân chia tài sản có của ngân hàng ra thành 7 loại. Mỗi loại có một hệ số rủi ro khác nhau phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của từng loại đó. Cụ thể là:

- Loại có hệ số rủi ro bằng 0%: Đó là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền cho chính phủ vay, các khoản vay có thế chấp bằng tiền.

- Loại có hệ số rủi ro bằng 10%: Đó là: +Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ

+ Tín dụng có bảo lãnh của NHNN và của chính phủ. + Tín dụng có thế chấp bằng ngoại tệ.

- Loại có hệ số rủi ro bằng 20%:

+ Tín dụng có thế chấp bằng vàng bạc, đá quý. + Các loại trái phiếu giữ tại ngân hàng

+ Các khoản tiền mặt trong quá trình thu. - Loại có hệ số rủi ro bằng 40%:

+ Tín dụng bảo lãnh bởi các tổ chức tín dụng khác + Tín dụng có thế chấp bằng hàng hoá

- Loại có hệ số rủi ro bằng 50%:

+ Tín dụng có thế chấp bằng động sản và bất động sản: + Hùn vốn, liên doanh, liên kết

+ Các tài sản của ngân hàng

- Loại có hệ số rủi ro bằng 100%: Các khoản tín dụng tƣ nhân và các thành phần khác nhau không có thế chấp.

Để xác định đƣợc mức độ rủi ro của các loại bảo lãnh chúng ta cũng xử lý theo một cách tƣơng tự bằng cách ấn định cho mỗi loại bảo lãnh một loại tín dụng tƣơng đƣơng và ta sẽ có các hệ số rủi ro tƣơng đƣơng phản ánh mức độ rủi ro của các loại bảo lãnh.

Nhƣ vậy, ta sẽ có hệ số rủi ro của loại ký quỹ 100% bằng đồng tiền bảo lãnh là 0%. Hệ số này tăng dần lên đến 50% cho loại bảo lãnh có thế chấp bằng động sản và bất động sản và hệ số này đạt 100% cho loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có thế chấp.

2.7.2 Đối với bên đƣợc bảo lãnh

Rủi ro của bên đƣợc bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thƣơng mại đơn thuần. Không những thế, bên đƣợc bảo lãnh còn phải đề phòng khả năng lừa đảo của bên đối tác có thể lập chứng từ giả mạo để yêu cầu ngân hàng thanh toán, nhƣng trên thực tế ngƣời đƣợc bảo lãnh vẫn phải thanh toán đầy đủ nghĩa vụ của mình.

2.7.3 Đối với bên thụ hƣởng bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng thực sự là một hình thức đảm bảo cho ngƣời thụ hƣởng trong các giao dịch kinh tế thƣơng mại. Tuy nhiên, không phải ngƣời thụ hƣởng sẽ không gặp rủi ro trong quá trình thực hiện các thỏa thuận với bên đƣợc bảo lãnh. Trên thực tế hoạt động kinh doanh của một NHTM cũng chứa đựng rủi ro, có thể dẫn đến phá sản. Và rủi ro cho ngƣời thụ hƣởng sẽ xảy ra khi đối tác yêu cầu một ngân hàng bảo lãnh không đƣợc nhƣ ý muốn.

Ngoài ra, rủi ro cũng có thể xảy ra đối với ngƣời thụ hƣởng trong trƣờng hợp có sự ảnh hƣởng của các nhân tố chính trị của nƣớc phát hành bảo lãnh, rủi ro hối đoái, rủi ro của bên đƣợc bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh.

2.8PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Số liệu thứ cấp đƣợc thu từ phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ gồm:

- Báo cáo tài chính của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.

- Tình hình huy động vốn trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ.

- Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu từ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ.

2.8.2 Phƣơng pháp phân tích

2.8.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích cho kỳ gốc. Δy=y1-y0

Trong đó:

y0: chi tiêu năm trƣớc y1: chi tiêu năm sau

Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc trong quá trình phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ,… của ngân hàng xem biến động nhƣ thế nào và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu ứng dụng, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

2.8.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Δy= *100% - 100% Trong đó:

y0: chi tiêu năm trƣớc y1: chỉ tiêu năm sau

Δy: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động thêm mức độ phần trăm (%) của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trƣờng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Cùng với phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối cũng rất quan

kinh doanh của ngân hàng. Cả 2 phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sủ dụng chung để nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn những biến động của các khoản mục.

2.8.2.3 Phương pháp phân tích tỷ trọng

Xem xét cơ cấu, tính tỉ trọng các khoản mục trong bản cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

2.9 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG

2.9.1 Những nhân tố môi trƣờng vĩ mô

Bất kì một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh của một NHTM thì đều chịu ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng vĩ mô. Bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động chịu ảnh hƣởng lớn của yếu tố môi trƣờng vĩ mô. Ta có thể xem xét sự tác động của một môi trƣờng vĩ mô từ các yếu tố sau: môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng chính trị- xã hội và môi trƣờng công nghệ.

* Môi trƣờng kinh tế

Nếu môi trƣờng kinh tế mà còn lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển. Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, còn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng, thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng.

Còn nếu môi trƣờng kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ: nhƣ sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi chƣơng trình đầu tƣ, chính sách XNK, phƣơng thức quản lý tỷ giá, lãi suất…) làm ảnh hƣởng tới ngƣời yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến ngƣời yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đƣợc nghĩa vụ cam kết của mình cho ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

* Môi trƣờng pháp lý

Môi trƣờng pháp lý đồng bộ, chặt chẽ sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng nhƣ của các doanh nghiệp. Môi trƣờng pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ và hay thay đổi cũng là tác nhân quan trọng gây ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến khả năng doanh nghiệp không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

Các hoạt động pháp lý nhƣ: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà đất, thủ tục công chứng cũng tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

* Môi trƣờng chính trị-xã hội

Một đất nƣớc mà có môi trƣờng chính trị-xã hội ổn định thì luôn tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là những hợp đồng bảo lãnh liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài sự ổn định trong môi trƣờng kinh tế-xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn.

* Môi trƣờng công nghệ

Công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Đối với hoạt động bảo lãnh của NHTM cũng vậy, sử dụng công nghệ hiện đại vừa thể hiện mức độ hiện đại hóa của ngân hàng vừa giúp phục vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng quản trị, đặc biệt là khả năng quản trị rủi ro của NHTM.

2.9.2 Khách hàng

Những nhân tố thuộc về khách hàng là một trong những nhân tố khách quan mà ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc. Chính vì vậy trong công tác thẩm định khách hàng, ngân hàng phải phân tích kỹ mọi chỉ số để tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra, nâng cao chất lƣợng hoạt động bảo lãnh.

- Tính khả thi của dự án và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Các biện pháp đảm bảo.

Ngoài ra, sự phát triển hoạt động bảo lãnh còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng càng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động này. Vì vậy, Ngân hàng nên xác định các nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt.

2.9.3 Đối thủ cạnh tranh

Trong kinh doanh, các đối thủ của nhau sẽ giành giật với nhau về khách hàng, thị phần. Đối thủ cạnh tranh có nhiều thế mạnh sẽ thu hút đƣợc nhiểu khách hàng làm giảm thị phận của chủ thể kinh doanh. Và hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không ngoại lệ.

2.9.4 Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Đây là một yếu tố quan trọng nó quyết định một phần rất lớn tới hoạt động ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng thể hiện qua nhƣ hạn mức bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, đối tƣợng khách hàng, phạm vi bảo lãnh,… Ngân hàng có thể thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt hay mở rộng.

Công tác thẩm định dự án bảo lãnh là một quá trình dài. Nó xem xét tính khả thi của dự án để trên cơ sở đó để đến quyết định xem là có thực hiện bảo lãnh hay không. Chất lƣợng công tác thẩm định phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: thời gian, chi phí, cán bộ, phƣơng tiện kỹ thuật,… Nếu chất lƣợng công tác thẩm định tốt thì hoạt động bảo lãnh sẽ đạt kết quả cao và ngƣợc lại.

- Chất lƣợng đội ngũ cán bộ.

Đội ngũ cán bộ của ngân hàng là những ngƣời trực tiếp tiếp nhận và xử lý yêu cầu bảo lãnh. Vì vậy nó đóng một vai trò quan trọng đối với chất lƣợng bảo lãnh.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG

3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1. Khái quát về quá trình hoạt động

Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ gọi tắt là Vietinbank Cần Thơ

Tên tiếng anh: Viet Nam Joint Stock Commercial Bank of Industry And Trade.

Tên viết tắt: Vietinbank

Địa chỉ chi nhánh: số 09 Phan Đình Phùng, Phƣờng Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Câu định vị thƣơng hiệu: Nâng giá trị cuộc sống

Địa chỉ: 108 Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 3942 1030

Số fax: (84.4) 3942 103

Website: http://www.vietinBank.com.vn

Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam (Incombank) thành lập năm 1988 sau khi tách từ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Là ngân hàng thƣơng mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 sở giao dịch, 151 chi nhánh, và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm cùng với khối lƣợng lớn tài sản là bất động sản, trang thiết bị điện tử hiện đại, quản trị điều hành đƣợc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngày 16 tháng 01 năm 2008 đƣợc sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam quyết định đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh là Vietnam Bank for Industry and Trade. Viết tắt là VIETINBANK.

Là Ngân hàng thƣơng mại lớn, giữ vai trò trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam góp phần vào sự điều tiết nền kinh tế.

Có 4 công ty hoạch toán độc lập là Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng Khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác Tài Sản, Công ty TNHH Bảo Hiểm và 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm công nghệ thông tin,

Trung tâm thẻ, Trƣờng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

Có quan hệ đại lý với trên 900 Ngân hàng, định chế tài chính tại hon 90 quốc gia và vũng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Vietinbank là thƣơng hiệu mang ý nghĩa trừu tƣợng song mang ý nghĩa gắn liền với nét tính cách “tin cậy và chữ tính” một trong những yếu tố hàng đầu đề cập đến trong ngành Ngân hàng. Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)