Các hoạt động chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)

3.1.3.1 Huy động vốn

Đây là hoạt động nhằm tạo lập nguồn vốn kinh doanh cho NHTM. Là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nên tạo nguồn vốn của NHTM là một yếu tố quyết định tới quy mô hoạt động và uy tín của NHTM trên thị trƣờng. Đây là hoạt động cơ bản của NHTM, nó làm ảnh hƣởng rất nhiều tới tình hình hoạt động của NHTM.

Hoạt động này chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cƣ.

- Huy động tiền tiết kiệm của dân cƣ. - Đi vay NHNN, NHTM khác.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.

- Các hoạt động huy động khác: Ủy thác đầu tƣ * Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động ngân quỹ: đây là hoạt động mang tính chất dự trữ.

Dự trữ bắt buộc: đây là khoản dự trữ các NHTM phải nộp vào tài khoản tại NHNN nhằm thực hiện một số mục tiêu đề ra:

Thứ nhất, khoản này đống vai trò nhƣ một khoản đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ hai, nó giúp NHNN có thể vận hành chính sách tiền tệ quốc gia. Theo nhƣ đã trình bày ở trên, nếu tỷ lệ dự trữ càng thấp, lƣợng cung tiền ra thị trƣờng càng lớn và ngƣợc lại. Tùy từng điều kiện khác nhau mà NHNN sẽ đƣa ra các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh.

Thứ ba, nó giúp NHNN quản lý đƣợc hoạt động của NHTM.

Dự trữ vƣợt quá: khoản tiền này tồn tài dƣới 3 hình thức: tiền mặt tại quỹ, tài khoản tiền gửi NHNN và tiền mặt trong quá trình thu. Khoản mục này tồn tại có thể do hoạt động kinh doanh của NH không tốt, không cho vay hết vốn mà mình huy động đƣợc (sau khi đã trừ đi dự trữ bắt buộc) hay cũng có thể do chính sách hoạt động của mình, NH muốn giữ lại khoản dự trữ nữa ngoài dự trữ bắt buộc để đảm bảo hơn nữa khả năng thanh toán của mình.

* Hoạt động cho vay: đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng huy động vốn sau đó cho vay, sau một thời gian NH sẽ thu đƣợc cả gốc và lãi. Tùy thuộc vào tiêu chí mà cho vay chia thành nhiều loại khác nhau:

Căn cứ vào thời hạn khoản vay, hoạt động cho vay đƣợc chia thành 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay nhỏ hơn một năm. Hình thức này chủ yếu để bổ sung vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp: thu mua hàng hóa, trả lƣơng cho công nhân viên,…

- Cho vay trung hạn: thời hạn khoản vay từ 1 đến 5 năm, chủ yếu đề tài trợ cho các hoạt động sữa chữa tài sản cố định, thay đổi kế hoạch sản xuất hàng hóa.

- Cho vay dài hạn: thời hạn của khoản vay trên 5 năm. Khoản mục này thƣờng tài trợ cho các hoạt động xây dựng cơ bản: đổi mới máy móc thiết bị, cho vay tăng cƣờng chiều sâu, xây dựng phân xƣởng mới.

Căn cứ vào phƣơng thức tài trợ, hoạt động cho vay đƣợc chia thành: cho vay thƣơng mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án.

- Cho vay thƣơng mại: ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thƣơng phiếu mà thực tế là cho vay đối với những ngƣời bán. Ngƣời bán chuyển các khoản phải thu cho vay để lấy tiền ứng trƣớc. Sau đó là bƣớc chuyển tiếp từ chiết khấu thƣơng phiếu sang cho vay trực tiếp đối với khách hàng là ngƣời mua, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Cho vay tiêu dùng: khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình,… nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

* Tài trợ cho dự án: Ngân hàng cho vay để tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.

Căn cứ vào tài sản đảm bảo:

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: Bảo lãnh, tín chấp - Cho vay có tài sản đảm bảo: thế chấp, cầm cố.

- Cho vay trong hạn mức: là hình thức cho vay mà số dƣ nợ bé hơn hoặc bằng hạn mức cho vay của ngân hàng.

- Cho vay ngoài hạn mức: là hình thức cho vay mà số dƣ nợ lớn hơn quy mô hạn mức mà ngân hàng cho vay.

- Cho vay qua ngạch: là hình thức cho vay mà khách hàng vẫn chƣa trả xong nợ cũ. Thông thƣờng, Ngân hàng chỉ tiếp tục cho khách hàng vay khi đã thu đƣợc nợ cũ, nhƣng trong một số trƣờng hợp đặc biệt Ngân hàng sẽ xem xét để cho doanh nghiệp vay thêm, nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn hoặc chớp đƣợc cơ hội kinh doanh tốt nhất.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Ngân hàng cho khách hàng vay để sản xuất kinh doanh, để phát triển nhà ở, mua xe,…

* Các hoạt động đầu tƣ: Ngân hàng tham gia các hoạt động hùn vốn, góp phần vốn hình thành vốn chủ sở hữu cho các dự án đầu tƣ. Hoạt động này không những góp phần tạo thêm thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng thâm nhập thị trƣờng nhằm thu thập thêm thông tin, phục vụ hoạt động cho vay.

Có rất nhiều hình thức đầu tƣ khác nhau, nhƣng các NH chủ yếu tham gia vào 3 hình thức:

- Đầu tƣ vào chứng khoán: do mục tiêu của các ngân hàng thƣơng mại là an toàn và sinh lợi, do đó các NHTM chỉ mắt giữ trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công ty lớn. Tuy nhiên việc đầu tƣ vào chứng khoán cũng bị hạn chế. Các NHTM chỉ đƣợc đầu tƣ không quá 30% vốn đƣợc sở hữu của mình và số vốn này phải phân bổ vào các doanh nghiệp sao cho không quá 10% cổ phần của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tƣ vào các doanh nghiệp: là hoạt động ngân hàng đầu tƣ vào để trở thành một thành viên trong tập đoàn đó.

- Đầu tƣ hùn vốn vào dự án: thông thƣờng là các dự án BOT,…

* Hoạt động sử dụng vốn khác: NH sẽ đầu tƣ vào các hoạt động quảng cáo, quảng bá, tài trợ,… để quảng bá cho thƣơng hiệu của mình.

3.1.3.2 Cho vay tín dụng và đầu tư

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Cho vay tiêu dùng.

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn toàn vốn dài.

- Cho vay tài trợ, ủy thác theo chƣơng trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.

- Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế.

3.1.3.3 Bảo lãnh

- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nƣớc và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

3.1.3.4 Thanh toán và tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P); và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union. - Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, Séc.

- Chi trả lƣơng cho các doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối,…

3.1.3.5 Ngân quỹ

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap,...)

- Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thƣơng phiếu,…)

- Thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

- Các hoạt động khác: phát triển kênh phân phối, cho thuê tài chính, tƣ vấn đầu tƣ tài chính, phát triển công nghệ, nguồn nhân lực, môi giới.

3.1.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master Card). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card), Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

3.1.3.7 Các hoạt động khác:

Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tƣ vấn đầu tƣ tài chính, cho thuê tài chính, môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tƣ, tƣ vấn, lƣu ký chứng khoáng. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nƣớc trong khu vực và quốc tế, VietinBank Cần Thơ luôn có tầm nhìn chiến lƣợc trong đầu tƣ và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

 Phát triển nguồn nhân lực

 Phát triển công nghệ

 Phát triển kênh phân phối

3.1.3.8 Phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Quận Ninh Kiều_một khu vực nằm ngay trung tâm thành phố, kinh tế phát triển mạnh, các đơn vị kinh tế rất nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn. Do vậy hoạt động của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ bƣớc đầu đã gặp phải không ít khó khăn, vất vả.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)