Tích cực khai thác nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, ƣu tiên vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
dự án có hiệu quả. Nâng cao chất lƣợng họat động tín dụng và giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng.
Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nhất là các dịch vụ về thanh toán không dùng tiền mặt; cải tiến và đổi mới mạnh mẽ các quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh.
Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, mở rộng mạng lƣới hoạt động, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.
Thực hiện tốt nội quy lao động và văn hoá VietinBank, nêu cao ý thức cộng đồng; văn minh thƣơng mại và kinh doanh dịch vụ.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH
CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH DOANH SỐ CHO VAY
Doanh số cho vay (DSCV) là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân bằng hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chƣa và thƣờng đƣợc xác định theo quí, tháng, năm.
4.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian
Nếu xét DSCV theo thời hạn vay thì gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để bổ sung vào vốn lƣu động của doanh nghiệp, còn cho vay trung và dài hạn lại nhằm đầu tƣ vào các dự án có thời gian tƣơng đối dài nhƣ mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xƣởng,… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Riêng đối với các DNNN khó khăn lớn nhất là việc thiếu vốn lƣu động, chính vì thế các doanh nghiệp phải đi vay ngắn hạn từ các ngân hàng thƣơng mại nhằm bù đắp vào các khoản thiếu hụt đó.
Nhìn chung thì DNNN vay từ ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chủ yếu là vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động, vì thế DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV đối với DNNN. Qua những năm trở lại đây, thì DSCV đối với DNNN có xu hƣớng giảm, tuy có tăng lên năm 2013 nhƣng không đáng kể và sau đó lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2014. Tình hình hoạt động cho vay đối với DNNN đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1: Doanh số cho vay của NH theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.486.60 7 2.238.26 7 2.505.65 1 (1.248.340) (35,80) 267.38 4 11,9 5 TDH 451.302 387.624 479.650 (63.678) (14,11) 92.026 23,7 4 Tổng 3.937.90 9 2.625.89 1 2.985.30 1 (1.312.018) (33,32) 359.41 0 13,6 9 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 4.2: Doanh số cho vay của NH theo thời gian 6 tháng 2013 và 2014 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền % Ngắn hạn 1.351.051 1.277.998 (73.053) (5,41) Trung dài hạn 171.452 225.401 53.949 31,47 Tổng 1.522.503 1.503.399 (19.104) (1,25)
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Từ bảng trên ta thấy, DSCV đối với DNNN của NH chi nhánh tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2012 DSCV giảm mạnh lên đến 1.312.018 triệu đồng (tƣơng đƣơng 33,32%) so với năm 2011, làm ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của NH. Qua năm 2013, tăng nhẹ trở lại so với năm 2012, tăng khoảng 359.410 triệu đồng tƣơng ứng 13,69%. Nhƣng đến 6 tháng năm 2014 lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng tỷ lệ giảm không đáng kể (giảm 1,25%). Riêng đối với DSCV ngắn hạn có xu hƣớng giảm nhƣ tổng DSCV đối với DNNN, tuy có tăng lên năm 2013 nhƣng tăng không đáng kể. Năm 2011, DSCV ngắn hạn là 3.486.607 triệu đồng giảm xuống còn 2.238.267 triệu đồng năm 2012, giảm đến 35,8%. Tuy nhiên, sang năm 2013 có dấu hiệu tăng trở lại nhƣng không thể phục hồi nhƣ năm 2011, doanh số tăng thêm 267.384 triệu đồng tƣơng đƣơng 11,95% so với năm 2012. Qua 6 tháng đầu năm 2014, tiếp tục có dấu hiệu xuống dốc của DSCV khi giảm 5,41% so với cùng kỳ năm 2013. Trái ngƣợc với cho vay ngắn hạn, DSCV trung và dài hạn có dấu hiệu ngày càng tăng sau khi giảm nhẹ ở năm 2012. Năm 2012, DSCV giảm 63.678 triệu đồng tƣơng ứng giảm 14,11% so với năm 2011 nhƣng tăng trở lại năm 2013, tăng lên đến 23,74% so với năm 2012 tƣơng đƣơng tăng 92.026 triệu đồng. Sang năm 2014, 6 tháng đầu năm tăng 53.949 triệu đồng (tăng 31,47%) so với 6 tháng đầu năm 2013.
Tóm lại, tình hình cho vay của ngân hàng chi nhánh qua những năm trở lại đây có những biến động bất thƣờng, tăng giảm không ổn định. Trong khi cho vay ngắn hạn giảm nhƣng cho vay trung và dài hạn lại tăng, đều đó cho thấy tỷ trọng của DSCV ngắn hạn ngày càng giảm. Nhƣng ngân hàng vẫn duy trì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với DSCV trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro đối với các khoản cho vay của ngân hàng. Cho vay trung và dài hạn tăng làm rủi ro tín dụng ngày càng tăng theo vì cho vay càng lâu thì khả năng mất vốn càng cao, nhƣng bù lại thì lãi suất cho vay trung dài hạn lại cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.
88,54 85,24 83,93 11,46 14,76 16,07 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 Năm T ỷ tr ọn g (%) Trung dài hạn Ngắn hạn
Hình 4.1: Tỷ trọng DSCV của NH theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013
88,74 85,01 11,26 14,99 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 6th 2013 6th 2014 Năm Tỷ trọng (%) Trung dài hạn Ngắn hạn
Hình 4.2: Tỷ trọng DSCV của NH theo thời gian giai đoạn 6 tháng 2013 và 2014
Nhìn vào hình ta thấy, tỷ trọng DSCV trung và dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DSCV chỉ chiếm 11,46%, đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 16,07%, trong 3 năm mà tỷ trọng đã tăng thêm 4,61%. Trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao hơn 3,73% so với cùng kỳ năm 2013. Đều đó cho thấy, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các DNNN vẫn ổn định và có dấu hiệu tăng qua các năm mà nhu cầu vay vốn ngắn hạn lại giảm. Ngƣợc lại, tỷ trọng DSCV ngắn hạn có xu hƣớng giảm từ 88,54% năm 2011 xuống còn 83,93% năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm hơn so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn giảm mà DSCV trung và dài hạn lại có dấu hiệu tăng qua các năm làm cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm. Mặt khác, đa số các DNNN chủ yếu vay vốn ngắn hạn nên trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn NH cũng hạn chế việc cho vay
các doanh nghiệp này làm cho DSCV ngắn hạn giảm đáng kể kéo theo tỷ trọng giảm.
4.1.2 Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ
Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang trong thời kỳ phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh nên có nhiều doanh nghiệp hình thành cùng với các ngành nghề khác nhau. Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, DNNN luôn đi đầu trong các lĩnh vực đầu tƣ quan trọng trong nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu điều tiết kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực đầu tƣ của DNNN ở Cần Thơ bao gồm: lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tƣ trong thủy sản và một số dịch vụ kinh doanh khác. Cũng nhƣ các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp Nhà Nƣớc cũng thiếu nguồn vốn lƣu động và cũng đi vay từ các NHTM nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn để doanh nghiệp hoạt động liên tục, không bị gián đoạn. Trong đó, tình hình cho vay theo từng lĩnh vực đầu tƣ đối với DNNN của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đƣợc thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay của NH theo lĩnh vực đầu tƣ giai đoạn 2011 - 2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % SXKD 1.407.67 6 1.104.96 3 1.309.43 7 (302.713) (21,50) 204.47 4 18,5 1 Thủy sản 1.649.36 2 923.537 1.004.42 5 (725.825) (44,01) 80.888 8,76 DV KD khác 880.871 597.391 671.439 (283.480) (32,18) 74.048 12,4 0 Tổng 3.937.90 9 2.625.89 1 2.985.30 1 (1.312.018) (33,32) 359.41 0 13,6 9 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NH theo lĩnh vực đầu tƣ 6 tháng 2013 và 2014 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014 Chênh lệch 6T 2014/6T 2013 Số tiền % SXKD 667.346 703.490 36.144 5,42 Thủy sản 609.719 562.083 (47.636) (7,81)
DV KD khác 245.438 237.826 (7.612) (3,10)
Tổng 1.522.503 1.503.399 (19.104) (1,25)
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung, tình hình cho vay theo lĩnh vực đầu tƣ qua các năm có nhiều biến động, tỷ trọng trong các lĩnh vực có sự thay đổi khác nhau theo từng lĩnh vực đầu tƣ khác nhau. Biến động đột biến ở năm 2012, khi DSCV các lĩnh vực đều giảm mạnh và đều tăng trở lại trong năm 2013. Cụ thể:
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: bao gồm các ngành trong sản xuất và kinh doanh. Doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm mạnh trong năm 2012 nhƣng lại tăng dần trở lại trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011, doanh số cho vay từ 1.407.676 triệu đồng giảm mạnh xuống còn 1.104.963 triệu đồng năm 2012, giảm đến 21,5%. Tình hình cho vay có khởi sắc trở lại trong năm 2013 khi doanh số tăng lên 18,51% so với năm 2012 và đạt mức 1.309.437 triệu đồng, tuy nhiên lại không đạt đƣợc nhƣ năm 2011. Tiếp nối khởi sắc trong năm 2014 khi 6 tháng đầu năm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013, tăng 5,42% tƣơng ứng 36.144 triệu đồng. Tỷ trọng DSCV trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên và vƣợt qua lĩnh vực đầu tƣ thủy sản, trở thành lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng này tăng cao là do nền kinh tế dần đƣợc phục hồi kéo theo sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trƣởng trở lại, trong khi lĩnh vực thủy sản và dịch vụ kinh doanh khác lại tiếp tục giảm mạnh.
Lĩnh vực thủy sản: nhìn chung DSCV lĩnh vực này có xu hƣớng giảm, tuy có tăng nhẹ năm 2013 nhƣng tăng không đáng kể. Ngoài ra, đây là lĩnh vực có DSCV chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2011 nhƣng tỷ trọng này lại giảm qua các năm sau. Tỷ trọng này thay đổi là do DSCV lĩnh vực thủy sản giảm đi rất nhiều so với các lĩnh vực khác khi giảm mất 725.825 triệu đồng từ năm 2011 sang năm 2012, giảm đến 44,01%. Bƣớc sang năm 2013 DSCV có sự tăng nhẹ, tăng 80.888 triệu đồng tƣơng ứng 8,76%, tuy DSCV có tăng nhƣng tỷ trọng vẫn giảm so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay lại tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2013, giảm 7,81%. Nguyên nhân DSCV này giảm là do tình hình ngành thủy sản trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, vì thế ngân hàng cũng hạn chế cho vay.
Lĩnh vực dịch vụ kinh doanh khác: là lĩnh vực chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, có DSCV thấp nhất so với các lĩnh vực còn lại. Cũng nhƣ lĩnh vực thủy sản, các lĩnh vực dịch vụ kinh doanh khác có khuynh hƣớng giảm qua các năm nhƣng cũng có lúc tăng nhƣng không đáng kể. Doanh số cho vay năm 2011 đạt cao nhất trong các năm gần đây, đạt 880.871 triệu đồng và giảm 32,18% năm
2012, tăng 12,4% năm 2013. Sau khi tăng trở lại trong năm 2013 thì tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2014 (giảm so với cùng kỳ năm 2013).
Doanh số cho vay của các lĩnh vực đều giảm mạnh trong năm 2012. Nguyên nhân là do hậu quả của lạm phát tăng cao trong năm 2011 làm ảnh hƣởng đến năm 2012, cùng với sự bất ổn của nền kinh tế làm cho DSCV tăng giảm không ổn định qua các năm sau. Ngoài ra, ngân hàng cũng hạn chế cho các doanh nghiệp vay trong thời điểm hiện tại.
4.2 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ
Song song với hoạt động cho vay là việc thu hồi nợ, nếu mà nguồn vốn không đƣợc thu hồi về thì ngân hàng có khả năng mất vốn và gây tổn thất cho ngân hàng dẫn đến có nguy cơ phá sản. Doanh số thu nợ (DSTN) của ngân hàng là toàn bộ số nợ mà NH đã thu hồi về từ các khoản đã cho vay. Để tăng khả năng thu hồi nợ, ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ đã lựa chọn kỹ càng các khách hàng cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
4.2.1 Doanh số thu nợ theo thời gian
Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khách hàng. Nếu các doanh nghiệp hoạt động tốt thì có nguồn vốn để trả ngân hàng đúng thời hạn, ngƣợc lại thì NH khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro tín dụng càng cao, chính vì thế ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ đã hạn chế việc cho vay với thời hạn dài nên chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ của NH theo thời gian giai đoạn 2011 - 2013
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.993.40 5 2.463.41 3 2.211.09 1 (529.992) (17,71) (252.322) (10,24) TDH 440.958 432.367 418.661 (8.591) (1,95) (13.706) (3,17) Tổng 3.434.36 3 2.895.78 0 2.629.75 2 (538.583) (15,68) (266.028) (9,19) (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Bảng 4.6: Doanh số cho vay của NH theo thời gian 6 tháng 2013 và 2014 Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6th 2013 6th 2014
Chênh lệch 6T 2014/6T 2013
Ngắn hạn 1.259.455 1.286.530 27.075 2,15
Trung dài hạn 186.905 214.871 27.966 14,96
Tổng 1.446.360 1.501.401 55.041 3,81
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng VietinBank chi nhánh Cần Thơ)
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số thu nợ giảm dần qua các năm. Năm 2011, tổng DSTN là 3.434.363 triệu đồng giảm đi 538.583 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 15,68%) trong năm 2012. Đến năm 2013, tổng DSTN lại tiếp tục giảm xuống còn 2.629.752 triệu đồng, giảm 9,19% so với năm 2012. Nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013, tăng 3,81%, tỷ lệ này tăng không đáng kể. Nguyên nhân của việc giảm dần DSTN qua các năm là do doanh số cho vay giảm.
Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với DSTN trung và dài hạn, vì ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung dài hạn nhằm tránh rủi ro tín dụng. Tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm đều qua 3 năm nhƣng lại tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trƣớc. Năm 2011, ngân hàng có DSTN cao nhất trong 3 năm trở lại đây với doanh số thu nợ đạt 2.993.405 triệu đồng và sau đó giảm xuống còn 2.463.413 triệu đồng năm 2012, giảm 17,71%. Tiếp tục giảm trong năm 2013 khi DSTN giảm 10,24% so với năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, tăng 27.075 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,15%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho DSTN ngắn hạn giảm là do doanh số cho vay ngắn hạn trong những năm gần đây giảm, mà DSTN lại phụ thuộc rất lớn vào doanh số cho vay. Tuy giảm dần qua các năm nhƣng DSTN ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với trung và dài hạn, tỷ trọng này cũng tƣơng tự nhƣ doanh số cho vay.
Cũng nhƣ DSTN ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm đều qua 3 năm nhƣng tỷ lệ giảm rất nhỏ và cũng có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại ở 6 tháng đầu năm 2014. Trong năm 2011, doanh số thu nợ trung và dài hạn là 440.958 triệu đồng giảm 1,95% xuống còn 432.367 triệu đồng năm 2012, rồi lại giảm 3,17% trong năm 2013. Đặc biệt, trong năm 2014 doanh số thu nợ lại có dấu