Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.3.3.Phương pháp thực nghiệm

3.3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

- Lớp thực nghiệm có 28 trẻ (lớp Lá 3, trường Mầm non Thực hành) - Lớp đối chứng có 30 trẻ (lớp Lá 3, trường Rạng Đông 10)

Các lớp ĐC và TN đều có sự tương đương về số lượng trẻ và mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ khám phá khoa học.

Trình độ và thâm niên công tác của giáo viên tương đối đồng đều: các giáo viên đều có trình độ Cao đẳng, Đại học, thâm niên công tác với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi từ 8 đến 10 năm.

Điều kiện cơ sở vật chất: 2 trường đều có những điều kiện tương đương về đồ dùng, nguyên vật liệu cần thiết cho HĐKPKH đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học: có góc khoa học, không có địa điểm cố định, không bố trí cố định ở góc KPKH .

3.3.3.2. Phương pháp tổ chức thực nghiệm

• Lớp thực nghiệm (TN): thực hiện các biện pháp đã đề xuất ở mục 3.1 [phụ lục số 5,6]

• Lớp đối chứng (ĐC): GV tổ chức HĐKPKH theo cách bình thường như trước thực nghiệm.

3.3.3.3. Phương pháp kiểm nghiệm kết quả thực nghiệm

- Kiểm nghiệm trước TN: nhằm mục đích đo đầu vào và so sánh trình độ nhận thức của trẻ 2 lớp TN và ĐC cho tương đương nhau

- Kiểm nghiệm sau TN: nhằm mục đích đo đầu ra và so sánh trình độ nhận thức của trẻ 2 lớp TN và ĐC sau khi thực nghiệm

Căn cứ vào hệ thống bài tập tương tự như bài tập khảo sát và cách đánh giá dựa trên các tiêu chí đã trình bày ở chương 2, mục 2.4.4. Cách tiến hành giống như khi đo khảo sát.

Trong quá trình thực nghiệm, trẻ lớp ĐC không được cung cấp kiến thức, kỹ năng một các bài bản để thực hiện một HĐKPKH cụ thể. Khi đánh giá, trẻ được làm các bài kiểm tra giống nhau để đánh giá mức độ nhận thức, kỹ năng và thái độ khi thực hiện HĐKPKH. Trẻ lớp ĐC học và hoạt động vui chơi như bình thường, trẻ lớp TN học và hoạt động vui chơi, ở đây là hoạt động tại góc khoa học theo nội dung thực nghiệm.

Mỗi bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10 (gồm 3 tiêu chí, mỗi tiêu chí từ 3 đến 4 điểm) theo các mức độ như sau:

• Loại giỏi : Từ điểm 9 đến điểm 10

• Loại khá : Từ điểm 7 đến điểm 8

• Loại trung bình : Từ điểm 5 đến điểm 6 • Loại yếu – kém : Dưới điểm 5

3.3.3.4. Công cụ đánh giá kiếm nghiệm

-Bài tập kiểm tra (theo nhóm gồm 5 trẻ /1 nhóm) nhằm đánh giá tính khả thi của nội dung hướng dẫn đề xuất.

-Xử lí thống kê bằng công cụ Data Analysis của phần mềm Microsoft Office Excel cho các kết quả thu được.

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)