Trình tự thực hiện các biện pháp tổ chức HĐKPKH

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 67)

8. Đóng góp mới của đề tài

3.2.1.Trình tự thực hiện các biện pháp tổ chức HĐKPKH

3.2.1.1. Biện pháp tổ chức HĐKPKH cần thực hiện theo trình tự

- Bước 1: Tạo động cơ nhu cầu tích cực nhận thức khám phá: tạo môi trường, nêu câu hỏi, tình huống có vấn đề kích thích nhận thức của trẻ.

- Bước 2: Hướng dẫn các kỹ năng nhận thức: dự đoán, suy luận, đặt giả thuyết, xác định và kiểm soát điều kiện tác động.

- Bước 3: Gợi ý trẻ tự rút ra kết luận sau khi hoạt động: dùng ngôn ngữ nói để diễn đạt, ghi lại quá trình và kết quả của hoạt động khám phá bằng sơ đồ, kí hiệu.

3.2.1.2. Cách thực hiện các biện pháp tổ chức HĐKPKH

Tạo môi trường hoạt động

- Mục đích: Giúp trẻ cảm thấy thích thú, quan tâm đến HĐKPKH một cách tự nhiên; khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ; dẫn đến việc hình thành các thắc mắc, câu hỏi cần được giải quyết; và từ đó, những HĐKPKH được bắt đầu.

- Ý nghĩa:Một môi trường được chuẩn bị tốt với đầy đủ các đồ dùng, vật liệu cần thiết trong bầu không khí thoải mái, chào đón sẽ giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Đây cũng là một trong những biện pháp thể hiện vai trò tác động gián tiếp của giáo viên đến hoạt động trực tiếp của trẻ trong môi trường theo quan điểm của chương trình mới.

- Cách thực hiện:Dựa vào kế hoạch hướng dẫn hoạt động của giáo viên, người giáo viên cần xác định những đồ dùng, nguyên vật liệu cần thiết cho một

HĐKPKH cụ thể; sau đó sắp đặt, sắp xếp đồ dùng cần thiết vào khu vực quy định. Địa điểm sắp xếp có thể là một cái bàn mà cô sẽ sử dụng khi hướng dẫn trẻ HĐKPKH trên giờ học hoặc là tại góc khoa học / góc khám phá khi cho trẻ HĐKPKH vào giờ hoạt động góc. Độ cao của các vật dụng nên vừa tầm mắt trẻ, dễ quan sát, dễ lấy và dễ thao tác. Cần chú ý đến độ an toàn của trẻ lẫn của đối tượng mà trẻ khám phá.

Tạo nhu cầu, hứng thú khám phá khoa học qua cách đặt câu hỏi - Mục đích: Khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ động não, tư duy và bắt đầu hứng thú với một HĐKPKH mới.

- Ý nghĩa: Đặt câu hỏi nhằm tạo nhu cầu, hứng thú khám phá khoa học cho trẻ là một nghệ thuật. Người giáo viên mầm non cần vận dung linh hoạt các dạng câu hỏi khác nhau trong quá trình hỏi, cũng như sử dụng các cách đặt vấn đề, nêu tình huống đa dạng, phong phú nhằm làm tăng hứng thú nhận thức của trẻ. Vai trò của giáo viên lúc này mang tính chất khơi gợi, hỏi để lắng nghe, thu thập thông tin và có tác động phù hợp ở bước tiếp theo.

- Cách thực hiện:

Với việc đặt câu hỏi, giáo viên nên dùng những dạng câu hỏi sau: “Hôm nay, tại ... có gì mới?”, “Hôm nay, chúng ta có những gì?”, “Mình sẽ làm được gì với chúng?”, ...

Với việc đặt vấn đề, nêu tình huống, giáo viên có thể đưa ra những tình huống, vấn đề có thật trong thực tiễn, buộc trẻ phải suy nghĩ để tìm cách giải quyết.

Ví dụ: Hôm qua, bạn An đốt đèn cầy để chơi lồng đèn trung thu, vì sợ gió thổi tắt nên An đã bọc thật kín chiếc lồng đèn lại và đem đi chơi. Không hiểu sao, đàn cầy vẫn tắt! Theo các con, tại sao lồng đèn của An không bị gió thổi mà vẫn tắt? (Đây là tình huống dẫn dắt trẻ vào hoạt động tìm hiểu Oxy cần cho sự cháy).

Khuyến khích trẻ nêu câu hỏi thắc mắc

- Mục đích: Giúp hình thành kỹ năng đặt câu hỏi ở trẻ một cách tích cực, duy trì và phá triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển nhận thức và tư duy phê phán.

- Ý nghĩa: Một đứa trẻ nhìn thấy sự vật, hiện tượng xung quanh, biết đến một tình huống có vấn đề mà không đặt câu hỏi, không nêu lên thắc mắc, suy nghĩ của mình là một đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm đến thế giới xung quanh, không có nhu cầu nhận thức. Đây là điều không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục, cụ thể là trong HĐKPKH ở trường mầm non.

- Cách thực hiện: Giáo viên sẽ là người dẫn dắt, gợi ý trẻ nêu câu hỏi, thắc mắc của mình, bằng những cách sau: “Con có hỏi cô điều gì không?”, “Mình sẽ làm được gì với chúng?”, “Mình có ...., con có muốn hỏi cô gì về chúng không?”, ...

Thảo luận – đàm thoại tìm cách giải quyết, tạo cơ hội cho trẻ dự đoán, suy luận, đặt giả thuyết

- Mục đích: giúp hình thành và phát triển kỹ năng nhận thức bậc trung và bậc cao cho trẻ, rèn kỹ năng thảo luận, hoạt động nhóm.

- Ý nghĩa: Đây là biện pháp tác động chủ yếu trong quá trình tổ chức cho trẻ HĐKPKH. Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tham gia tích cực quá trình thảo luận, đàm thoại tìm ra cách giải quyết vấn đề, và vì vậy, giúp hình thành các kỹ năng nhận thức bậc trung và bậc cao phù hợp với trẻ 5 – 6 tuổi.

- Cách thực hiện: Giáo viên thường sẽ chia nhóm nhỏ (5 – 7 trẻ) ở biện pháp này và sử dụng các câu hỏi: “Nếu ... thì nó sẽ như thế nào?”, “Nếu ... thì chuyện gì sẽ xảy ra?”, “Mình sẽ làm gì/ như thế nào để ....?”, ... Cần lắng nghe tất cả ý kiến, câu trả lởi của trẻ để đánh giá được khả năng nhận thức của trẻ đang như thế nào nhằm đề ra biện pháp tác động phù hợp tiếp theo.

Tổ chức thực hiện thí nghiệm với sự tham gia, hỗ trợ của trẻ, đặt câu hỏi, nêu vấn đề giúp trẻ quan sát, so sánh trong quá trình hoạt động

- Mục đích: Giúp kiểm chứng những dự đoán của trẻ, duy trì và phát triển kỹ năng quan sát, so sánh của trẻ.

- Ý nghĩa: Biện pháp này là một trong những bước chính khi thực hiện một HĐKPKH cụ thể. Nó giúp những thắc mắc, băn khoăn của trẻ được giải đáp, nhu cầu nhận thức của trẻ được thỏa mãn. Đồng thời, nó còn giúp cho trẻ tiếp tục trau dồi lòng ham hiểu biết, thích khám phá vô tận ở trẻ.

GV cùng trẻ thực hiện HĐKPKH. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi, HĐKPKH đảm bảo an toàn, GV nên khuyến khích trẻ tự thực hiện theo nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn và quan sát chung. Các thao tác trong HĐKPKH cần cụ thể, rõ ràng, được định lượng sao cho trẻ có thể thực hiện dễ dàng và chính xác.

Hướng dẫn trẻ kết luận vấn đề, trẻ hiểu được nguyên nhân của sự thay đổi/ vấn đề dựa vào kết quả của hoạt động

- Mục đích: phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kiến thức/ kinh nghiệm của mình bằng ngôn ngữ nói và biểu tượng kí hiệu thông qua sơ đồ; phát triển tư duy trực quan sơ đồ mới hình thành ở độ tuổi 5 – 6.

- Ý nghĩa: Biện pháp để trẻ tự kết luận là một cách tác động mới của GVMN. Từ trước đến nay, với vai trò chủ đạo, trung tâm của mình, người GV thường chủ động đúc kết vấn đề, đưa ra kết luận, vẽ mô tả giùm trẻ HĐKPKH vừa thực hiện. Điều này làm giảm sự hoạt động tích cực ở trẻ. Việc trẻ tự nói lên kết luận phần nào giúp GV biết được trẻ hiểu được gì qua HĐKPKH cụ thể. Việc trẻ ghi lại quá trình và kết quả của hoạt động cũng giúp trẻ nhớ lâu hơn HĐKPKH và hình thành khả năng “đọc” sơ đồ. Từ đó, GV sẽ có cơ sở để mở rộng vấn đề cho trẻ tiếp tục khám phá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thực hiện:

Khi kết quả của hoạt động khám phá khoa học đã có, GV cần để trẻ tự nêu kết luận, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi/ kết quả. Với những hoạt động khám phá khoa học có nội dung khó giải thích với trẻ thì GV cần tìm cách giải thích phù hợp với trình độ của trẻ nhưng vẫn phải đảm bảo tính khoa học của nó. GV có thể dùng các câu hỏi như: “Nãy giờ mình đã làm gì?”, “Các con đã làm như thế nào?”, “Khi làm như vậy thì kết quả là gì?”, “Theo các con, tại sao nó lại như vậy?”.

Ghi nhớ lại kết quả hoạt động bằng ký hiệu, sơ đồ (trẻ vẽ lại). Đây là một bước rất cần thiết nhằm hình thành khả năng biểu diễn, diễn đạt bằng kí hiệu, sơ đồ cho trẻ trong giai đoạn phát triển tư duy sơ đồ cho trẻ 5 – 6 tuổi nhưng GV thường hay bỏ qua. Điều quan trọng không phải là vẽ ký hiệu như thế nào mà là sự thống nhất về cách gọi tên, biểu đạt của các sự vật, hiện tượng giữa cô với trẻ.

Việc ghi lại cách thức nhận thức là ghi lại quá trình thu thập và xử lý thông tin . việc thu thập và xử lý thông tin là kĩ năng quan trọng trong nghiên cứu khoa học thực

sự cũng như trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy việc giúp trẻ biết ghi lại các thông tin là rất có ý nghĩa. Quá trình ghi lại các thông tin sẽ giúp trẻ có ý thức theo sát vấn đề và sau này khi hoàn thành trẻ sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề.

Cách làm này tương đối khó vì nó không trực tiếp ghi lại được các hoạt động đang diễn ra mà đây là kết quả của sự “thẩm thấu”, đúc rút, khái quát lại.

Biểu đồ thường được dùng để thể hiện sự so sánh về tần số xuất hiện, sự tăng, giảm về số lượng hay chất lượng của của một đối tượng trong các thời điểm khác nhau hay của nhiều đối tượng trong cùng một thời điểm, miễn sao các yếu tố đó được qui về đơn vị đo cụ thể. giáo viên có thể hướng dẫn trẻ xây dựng biểu đồ so sánh lượng nước uống của các vật nuôi, biểu đồ sự phát triển của cây, biểu đồ về thời tiết…Đó đều là những đối tượng quen thuộc và trẻ có thể sử dụng các kĩ năng nhận thức cơ bản để tìm hiểu và sau đó khái quát thành biểu đồ.

Một hoạt động khám phá kết thúc, không có nghĩa là mọi thứ liên quan đến nó sẽ khép lại. Những câu hỏi gợi mở có liên quan đến hoạt động đó sẽ giúp trẻ duy trì hứng thú, háo hức tìm hiểu để giải tỏa tiếp nhu cầu nhận thức vừa được khơi gợi. Đây còn là một cách để GV có thêm nhiều ý tưởng để tiếp tục cùng trẻ tổ chức, thực hiện HĐKPKH một cách thiết thực và sâu rộng nhất. Để mở rộng vấn đề cần khám phá hoặc để giúp trẻ tiếp tục đào sâu suy nghĩ, GV có thể hỏi: “Mình đã biết rằng ...., vậy nếu như .... thì có được không/ thì sẽ như thế nào?”

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 67)