Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 46)

8. Đóng góp mới của đề tài

2.4.Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

2.4.1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi của GVMN

Số phiếu phát ra: 50, số phiếu thu được: 50. Tuy nhiên, có một số phiếu hỏi vì trả lời không đầy đủ các mục và các câu nên số lượng phiếu sử dụng thống kê là 42. Trên cơ sở phiếu trưng cầu ý kiến GVMN về thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi, kết hợp với việc đàm thọai trao đổi và quan sát quá trình tổ chức HĐKPKH, chúng tôi thu được kết quả như sau:

2.4.1.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết và mục đích của việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi

Hơn nửa ý kiến (56,00%) được hỏi cho rằng việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổilà rất cần thiết. Một tỉ lệ đáng kể (38,00%) cho rằng việc này là cần thiết. Phần còn lại (6%) cho rằng việc này tương đối cần thiết. Kết quả này cho thấy, 94% GV được hỏi đều nhận thức rõ mức độ cần thiết của việc tổ chức hoạt động này bởi vì đây là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết cho trẻ và nội dung, mục đích yêu cầu của nó cũng đã được thể hiện rất rõ trong chương trình GDMN mới 2009.

Về mục đích của việc tổ chức, có 34,91% GVMN cho rằng giúp trẻ có kĩ năng nhận thức để tự khám phá môi trường xung quanh. Một tỉ lệ gần tương đương (32,08%) cho

rằng giúp hình thành thái độ tích cực cho trẻ về hoạt động khám phá khoa học. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp trẻ có kiến thức khoa học một cách tích cực (19,81%). Tuy nhiên, có 13,21% GV cho rằng mục đích của việc tổ chức chỉ là để giúp trẻ vui chơi, thư giãn cùng các bạn vào giờ chơi.

Để làm rõ ý kiến trên, chúng tôi trao đổi trực tiếp với GV và ghi nhận được ý kiến của GV Phạm T. Lệ Mai: “Việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ có rất nhiều mục đích mà mục đích quan trọng nhất là trẻ có kiến thức khoa học thông qua hình thức chơi mà học ”. Cùng quan điểm trên, GV Lê Minh Nguyệt cho biết: “Khi trẻ được KPKH một cách tự nguyện, thoải mái, trẻ học được rất nhiều mà GV không cần phải nói nhiều”.

2.4.1.2. Địa điểm và thời gian dành cho GV tổ chức hoạt động KPKH

Hầu hết GV được hỏi đều chọn địa điểm thuận lợi để tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ là trong lớp học tại góc khám phá khoa học có sẵn (86%), hoặc ở sân trường (76%). Bên cạnh đó, một số GV đưa thêm tiêu chí khu vực yên tĩnh (34%) và gần nguồn nước (6%) vào lựa chọn địa điểm lý tưởng của mình. Khảo sát có thêm được 1 ý kiến cho rằng địa điểm thuận lợi khác để tổ chức HĐKPKH cho trẻ là ở vườn hoa, công viên. Qua trao đổi với GV, chúng tôi được biết, do nhiều trường mầm non không có khu vực sân trường rộng rãi hoặc có nhưng không đủ diện tích dành cho HĐKPKH, nên địa điểm lý tưởng nhất và thuận lợi nhất vẫn là góc khám phá khoa học có sẵn tại lớp.

Chương trình GDMN mới không quy định cụ thể thời điểm tổ chức HĐKPKH cho trẻ, nên khi khảo sát, GV chọn hai thời điểm hợp lý nhất để tổ chức là vào giờ chơi; trong đó hoạt động góc (74%); hoạt động ngoài trời (64%) và vào giờ học (66%). Tuy nhiên, vẫn có số ít GV (10%) cho rằng thời điểm tổ chức phù hợp là vào hoạt động chiều. Qua quan sát và trao đổi, chúng tôi được biết rằng hiện nay, hầu hết các HĐKPKH đều được tổ chức vào giờ hoạt động góc, tại góc khoa học nhằm phát huy khả năng phối hợp hoạt động nhóm của trẻ. Chỉ khi HĐKPKH khó thực hiện nhưng cần thiết tổ chức cho trẻ thì GV mới tổ chức trên giờ học để hướng dẫn chi tiết hơn, rồi sau đó lại đưa vào hoạt động góc cho trẻ thực hiện.

Với thời gian dành cho hoạt động góc trung bình là 60 phút ở các trường MN, nhiều GV (72,00%) dành 15 – 30phút cho SV mỗi lần tổ chức HĐKPKH. Một số GV (14%)

dành nhiều thời gian hơn (từ 30 đến 60 phút) cho trẻ hoạt động. Một số ít GV dành thời gian ít hơn (chưa đến 15 phút) chiếm 8%.

Tuy nhiên, khi khảo sát mức độ thường xuyên của việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ thì có đến 44% GV cho rằng tùy thuộc vào nội dung chủ đề mà tổ chức thường xuyên hoặc không tổ chức và 42% chỉ tổ chức mỗi tuần 1 lần, thậm chí có 34% GV chỉ tổ chức mỗi tháng, mối chủ đề 1 lần. Trong khi đó, còn lại 20% là tổ chức hàng ngày. Kết quả kháo sát cho thấy tuy thời gian GV dành cho HĐKPKH là tương đối đủ nhưng về mức độ thì không được thường xuyên.

Thêm vào đó, số lượng trẻ qua khảo sát và quan sát mỗi lần tham gia vào HĐKPKH cụ thể thường chỉ chiếm từ 30 đến 50% trẻ với tỉ lệ 56%, chỉ có 6% GV cho rằng có từ 50 đến 70% trẻ tham gia vào một HĐKPKH cụ thể và 10% cho rằng gần 100% trẻ tham gia vào hoạt động của họ.

Qua trao đổi trực tiếp với GVMN, cô Nguyễn T. Kiều Trang chia sẻ: “Với mỗi HĐKPKH cụ thể, tôi thường cho trẻ chơi xoay tua, cho đến khi hết số lượng trẻ trong lớp thì mới chuyển qua HĐKPKH khác. Điều này giúp các trẻ có cơ hội học và điều kiện khám phá như nhau trong HĐKPKH. Chỉ có một lưu ý nhỏ là vì HĐKPKH được tổ chức vào giờ chơi nên hoạt động này mang tính chất tự nguyện, vẫn còn một số ít trẻ không thích, ít quan tâm đến chơi ở góc này.”

2.4.1.3. Khó khăn các GV gặp phải khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ

Qua trưng cầu ý kiến, GV gặp phải những khó khăn khác nhau từ nhiều phía khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ. Theo nhiều GV, khó khăn về cơ sở vật chất do đồ dùng, nguyên vật liệu, phương tiện thí nghiệm hạn chế, khó tìm (90%), về phía GV là thời gian dành cho HĐKPKH quá ít (26%), khó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho hoạt động cụ thể (40%) và bản thân GV chưa có kỹ năng tổ chức tốt (36%).

Tuy vậy, thái độ của trẻ mỗi lần tham gia vào HĐKPKH lại rất tích cực. Có 96% GV cho rằng trẻ vui vẻ, hào hứng khi tham gia và một số ít GV (14%) nhận thấy trẻ chơi xong thì qua góc khác, hoạt động khác mà không tỏ thái độ rõ rệt.

2.4.1.4. Những biện pháp GV sử dụng khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bảng 2.1 Những biện pháp GV sử dụng khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi TT Những biện pháp Cần thiết Bình thường Không cần thiết n SL % SL % SL %

1 Giới thiệu hoạt động cho trẻ khám phá

42 25 59,52 16 38,10 1 2,38

2 Quan sát trong lúc trẻ khám phá khoa học

42 41 97,62 1 2,38 0 0,00

3 Đặt câu hỏi và nêu vấn đề, tình huống kích thích trẻ khám phá

42 35 83,33 6 14,29 1 2,38

4 Chuẩn bị môi trường hoạt động khám phá cho trẻ phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau. 42 40 95,24 2 4,76 0 0,00 5 Cho trẻ khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp và qua hoạt động chơi.

42 35 83,33 7 16,6 0 0,00

6 Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ

42 28 66,67 8 19,05 6 14,29

7 Xây dựng quy định, nề nếp cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42 21 50,00 20 47,62 1 2,38

8 Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn

thấy, đang làm

9 Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình.

42 41 97,62 1 2,38 0 0,00

10 Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình

42 30 71,43 10 23,81 2 4,76

Với nhiều khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi, các GV đã sử dụng nhiều biện pháp trong thực tế. Theo điều tra, tất cả GV đều giới thiệu hoạt động cho trẻ khám phá, trong đó 59,52% cho rằng biện pháp này là cần thiết và 38,10% cho rằng có thể có hoặc không thực hiện biện pháp này tùy theo độ khó dễ của từng hoạt động cụ thể. Với biện pháp quan sát trong lúc trẻ khám phá khoa học, tất cả các GV đều sử dụng với tỉ lệ rất cao 97,62%, chỉ có 1 ý kiến chiếm 2,38% cho rằng có thể sử dụng hoặc không tùy vào hoạt động cụ thể. Đây là biện pháp được sự dụng vì cho rằng cần thiết nhiều nhất trong số những biện pháp mà GVMN sử dụng khi tổ chức cho trẻ HĐKPKH. Hầu hết GV đều thống nhất sử dụng biện pháp đặt câu hỏi và nêu vấn đề, tình huống kích thích trẻ khám phá với 83,33% GV cho rằng cần thiết và 14,29% cho rằng có thể sử dụng hoặc không tùy thuộc tình huống cụ thể, tuy vậy vẫn còn 1 ý kiến cho rằng biện pháp này không cần thiết. Qua trao đổi, GV Hoàng T. Đào Tiên cho biết với những hoạt động khám phá khoa học mới lạ đối với trẻ, khó về thao tác thì GV cần thiết sử dụng biện pháp này; còn những hoạt động khám phá tương tự về thao tác, đơn giản với trẻ GV không cần đặt câu hỏi, nêu vấn đề mà nên để trẻ tự thảo luận nhóm và tìm ra cách khám phá.

Biện pháp chuẩn bị môi trường cho trẻ khám phá bằng cách sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng phù hợp được phần lớn GV tham gia khảo sát đồng ý, với 95,24% cho rằng cần thiết và 4,36% còn lại cho rằng tùy điều kiện và khả năng của trẻ, trẻ cũng có thể tham gia công tác chuẩn bị môi trường cùng cô hoặc tự chuẩn bị theo sự phân công của cô.

Biện pháp cho trẻ khám phá, quan sát, xem xét, phỏng đoán bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp và qua hoạt động chơi cũng đạt tỉ lệ % GV đồng ý và sử dụng biện pháp này khá cao chiếm 83,33% . Còn lại 16,67% GV cho rằng có thể sử dụng biện pháp này hoặc không đều được, và không có GV nào xem biện pháp này là không cần thiết.

Biện pháp liên quan đến việc xây dựng quy định, nề nếp cho trẻ trong hoạt động khám phá khoa học lại không được quan tâm nhiều. Chỉ 50% GV cho rằng nó cần thiết, còn lại 47,62% cho rằng có hay không đều không quan trọng và 2,38% thấy biện pháp này không cần thiết. Theo biện luận của các GV mà chúng tôi trao đổi, chương trình GDMN nhấn mạnh việc chú ý đến quá trình mà không đặt nặng kết quả cuối cùng trong hoạt động của trẻ nên HĐKPKH cũng không nhất thiết phải xác định kiến thức đúng cho trẻ, điều quan trọng là trẻ học được gì trong quá trình chúng hoạt động.

Tuy vậy, việc khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm cũng không được xem trọng nhiều, với 40,48% cho rằng nó không thật cần thiết và 7,14% cho rằng biện pháp này không cần thiết với lý do đưa ra là mặc dù biết biện pháp này rất phù hợp trong HĐKPKH nhưng GV không có đủ thời gian để lắng nghe và khích lệ, ủng hộ suy nghĩ của trẻ. Thay vào đó, hầu hết GV (97,62%) lại sử dụng biện pháp gắn liền với biện pháp trên là đặt câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình. Trong hoạt động thực tế, GV có sử dụng câu hỏi mở trong quá trình tổ chức nhưng trẻ chưa có nhiều cơ hội để bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình một cách cặn kẽ. Điều này phản ánh được phần nào những con số có vẻ mâu thuẫn ở hai biện pháp vừa trình bày.

Với khó khăn GV đưa ra trong việc tổ chức HĐKPKH là không đủ thời gian, biện pháp dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình cũng thể hiện được các con số ở mức trung bình. Có 71,43% GV đồng ý nó cần thiết và sử dụng; tuy nhiên, đây không phải là con số đạt ở mức cao.

Như vậy, các GV đã sử dụng rất nhiều biện pháp phong phú, đa dạng để tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi. Các biện pháp trên đều rất cần thiết, tuy nhiên vẫn còn một số GV đã bỏ qua những biện pháp quan trọng và cần thiết như: giới thiệu hoạt động cho

trẻ khám phá, cho trẻ tự hoạt động và làm những công việc phục vụ bản thân, dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình.

2.4.1.5. Chủ đề thường/ không thường tổ chức HĐKPKH và các HĐKPKH liên quan

Bảng 2.2 Chủ đề thường/ không thường tổ chức HĐKPKH

T T Chủ đề Tổng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không khi nào SL % SL % % SL 1 Trường mầm non 42 5 11,90 20 47,62 17 40,48 2 Gia đình 42 20 47,62 9 21,43 13 30,95 3 Bản thân 42 10 23,81 16 38,10 16 38,10

4 Phương tiện giao thông 42 4 9,52 30 71,43 8 19,05

5 Động vật 42 18 42,86 11 26,19 13 30,95 6 Thực vật 42 40 95,24 2 4,76 0 0,00 7 Nước 42 40 95,24 2 4,76 0 0,00 8 Nghề nghiệp 42 5 11,90 30 71,43 7 16,67 9 Quê hương – đất nước – Bác Hồ 42 3 7,14 15 35,71 24 57,14

Bảng 2.2 cho thấy rằng hầu hết GV tổ chức HĐKPKH cho trẻ thường xuyên ở 2 chủ đề là Nước và Thực vật, với cùng tỉ lệ 95,24%, ngoài ra 4,76% còn lại cũng thỉnh thoảng tổ chức cho trẻ. Nhóm chủ đề mà GVMN thường xuyên tổ chức HĐKPKH tiếp theo là Gia đình và Động vật, với tỉ lệ 47,62% và 42,86%. Những chủ đề mà GV không khi nào tổ chức HĐKPKH cho trẻ nhất thuộc về chủ đề Quê hương – đất nước – Bác Hồ (57,10%), Trường mầm non (40,48%), Bản thân (38,10%), Gia đình (30,95%). Tương ứng với những con số trên, GVMN đã cho ý kiến những chủ đề ít khi tổ chức HĐKPKH

cho trẻ với tỉ lệ cao như chủ đề Nghề nghiệp và Phương tiện giao thông cùng đạt 71,43%, Trường mầm non (47,62%), Bản thân (38,10%).

Bên cạnh những chủ đề nêu trên, trong quá trình khảo sát, GV đã tổ chức HĐKPKH cho trẻ ở các chủ đề khác như Các hiên tượng tự nhiên và những HĐKPKH không liên quan đến chủ đề vẫn tổ chức trong chủ đề bất kỳ nào. Những ý kiến này tuy ít nhưng phần nào phản ánh được sự linh hoạt, sáng tạo của GV trong quá trình thực hiện chương trình GDMN mới nói chung và HĐKPKH cho trẻ nói riêng.

Như vậy, với kết quả khảo sát thu nhận được, việc tổ chức HĐKPKH cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non chủ yếu diễn ra trong thời gian thực hiện hai chủ đề là Nước và Thực vật. Những chủ đề khác nếu không có sự liên quan thì ít khi GV tổ chức, chỉ một số ít GV vẫn thường xuyên tổ chức HĐKPKH không liên quan đến chủ đề.

Những HĐKPKH đưa ra để khảo sát có thể được tổ chức ở các chủ đề như: Nước, Thực vật. Động vật, Gia đình. Và số liệu thu thập được cũng khá hợp lý với câu hỏi trước đó. Với các HĐKPKH quen thuộc, được sử dụng phổ biến như Vật nổi – vật chìm, Quá trình phát triển của cây, Các điều kiện cần thiết để cây phát triển, Nước đổi màu, Nam châm hút đẩy, hầu hết các GV đều biết đến và sử dụng để tổ chức HĐKPKH cho trẻ với tỉ lệ từ 95,24 đến 90,48%. Các HĐKPKH phổ biến tiếp theo mà GV thường tổ chức là Hoa đổi màu, Trứng chìm – trứng nổi, Nước bắp cải tím đổi màu cũng chiếm tỉ lệ được sử dụng khá cao, từ 83,33% đến 73,81%. Đáng chú ý, một vài HĐKPKH mới lạ mà GV ít biết hoặc biết nhưng không tổ chức cần phải kể đến là Câu cá nước đá (33,33%) và Nước bắp cải tím đổi màu (19,05%). Tuy vậy, trong quá trình trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã thu thập được thêm những HĐKPKH mà GV đã tổ chức như Bốc hơi nước, Tan – không tan, Âm thanh cuộc sống, Thổi bóng bằng giấm và bột nổi,Trong đất có gì, Mặt căng của nước, Làm sạch nước bẩn, Vải thấm – không thấm. Đây là một bằng chứng cho thấy sự đa

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 46)