Biện pháp và đề xuất bảo tồn phát triển tài nguyên biển vịnh Bắc Bộ

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 58)

II NỘI DUNG

3.2Biện pháp và đề xuất bảo tồn phát triển tài nguyên biển vịnh Bắc Bộ

Biện pháp

• Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với ngành Thuỷ sản, bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành kinh tế của nước ta và liên quan đến các nước trong khu vực. Vì vậy, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là trách nhiệm của toàn dân. Xây dựng các chương trình hành động, phối hợp với các nước xung quanh biển Đông, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin giữa các nước về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

• Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, môi trường cần được chú trọng từ các biện pháp hành chính, pháp luật đến các biện pháp kỹ thuật. Các pháp lệnh, sắc lệnh, quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần phải đưa được vào cuộc sống hàng ngày của người dân và công tác quản lý. Có biện pháp ngăn chặn các tác động của môi trường đối với nguồn lợi như: hiện tượng ô nhiễm dầu, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các công trình ven biển.

• Cần thiết đưa vào những nhận thức và quan điểm bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi, tính đa dạng sinh học và việc thống nhất chỉ đạo trong chương trình giáo dục chính quy cũng như ngoại khóa và hoạt động của các đoàn thể trong các trường học. Xây dựng hệ thống đào tạo và chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho tất cả các trường đại học chuyên ngành và không chuyên ngành trong cả nước.

• Xuất bản những văn bản pháp quy mà nhà nước đã ban hành về luật bảo vệ môi trường và luật thủy sản bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Khuyến khích và tạo điều kiện cho sự hoạt động của tập thể và cá nhân ngăn ngừa được sự phá hủy môi trường nguồn lợi hiện nay.

• Tổ chức hội thảo chuyên đề ngư dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, nghiên cứu tình hình và những vấn đề có liên quan tới họ và tương lai của họ.

• Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi tạo cơ sở để bảo tồn và nâng cao đa dạng di truyền là vấn đề rộng lớn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác liên ngành trong nước và cũng như là vấn đề hợp tác quốc tế giữa các nước xung

quanh bờ biển đông. Các cơ quan khai thác, vận chuyển dầu khí trong và ngoài nước để cùng nhau quy dịnh việc chống ô nhiễm môi trường, cần có sự phối hợp nghiên cứu trao đổi thông tin, đào tạo và định kì cùng nhau thảo luận những vấn đề bức xúc cùng nhau giải quyết , nhất là những thủy vực đang có sự tranh chấp, nhằm mục đích bảo vệ nguồn lợi một cách có hiệu quả, đảm bảo bền vững môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực.

• Bảo vệ môi trường và tài nguyên thủy sản là vấn đề khẩn trương và cấp bách hiện nay nhưng đồng thời là vấn đề vô cùng khó khăn. Đây là trách nhiệm chung của mỗi người, của mọi ban ngành, của mọi thế hệ và của mọi quốc gia, nhất là các quốc gia có vùng biển tiếp giáp, chồng lấn. Nó là vấn đề tổng hợp, phức tạp, có nhiều nội dung sâu sắc, nên phải được làm thường xuyên liên tục với sự tập trung của các nhà khao học kĩ thuật, các nhà quản lý và quần chúng nhân dân với những nội dung mới phương pháp luận đa dạng, cần có cơ sở khoa học vững vàng, thực tiễn phong phú và thích hợp.

Đề xuất

Bảo tồn đa dạng sinh học biển:

Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên biển. Tốc độ khai thác đánh bắt thủy hải sản phải nhỏ hơn tốc độ tái tạo, không đánh bắt trái vụ, đánh vào mùa cá đẻ, không sử dụng lưới mắt nhỏ, các ngư lưới có tính chất hủy diệt: đánh mìn, dùng hóa chất... sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển, cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.

Phân vùng chức năng biển và ven biển, quản lý tổng hợp các hoạt dộng khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển, phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của thiên tai ven biển. Trước tiên, cần quy hoạch lại vùng nuôi trồng hải sản ven bờ biển, áp dụng các phương thức khai thác, nuôi trồng theo hướng an toàn sinh thái. Bảo vệ các khu rừng ngập mặn có giá trị sinh thái cao dọc theo dải bờ biển, bảo vệ các đầm phá, bãi triều, các rạn san hô... Kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc buôn bán các

sinh vật biển quý hiếm, có nguy cơ tiệt chủng cao như vooc đầu trắng, san hô. Loại bỏ các phương thức khai thác hủy diệt đặc biệt là khai thác thủy sản.

Ứng dụng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, trong xử lý chất thải để giảm lượng chất thải độc hại vào môi trường nói chung và vào biển nói riêng ( hầu hết các loại chất thải đều được đổ ra biển). Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ đất liền, các chất thải phải qua xử lý đạt tieu chuẩn môi trường mới được thải ra biển bởi biển tuy rộng lớn bao la nhưng nếu thải tràn lan và mức các chất thải độc hại thì biển cũng không thể điều hòa hết được và hậu quả là biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sự sống trong lòng đại dương.

Phát hiện kịp thời và ngăn chặn các nguồn ô nhiễm trên biển:

+ Sử dụng phao quây dầu bị rò rỉ từ các tàu thuyền tại các bến cảng.

+ Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác dầu và trong giao thông vận tải đường biển tránh tình trạng bị rò rỉ gây ô nhiễm biển.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 58)