Sự cố kỹ thuật

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 51)

II NỘI DUNG

3.1.2.Sự cố kỹ thuật

Theo điều tra mới nhất của Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), hiện tượng ô nhiễm các hệ thống sông xuyên biên giới đang là vấn đề bức bách nhất hiện nay .

Hiện tượng dầu tràn trên vùng biển ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ gây lo ngại lớn trong việc ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Năm 1987 đến 1997 có 89 vụ tràn dầu, năm 1997 đến 2010 có 50 vụ tràn dầu trên biển. Vụ tràn dầu tháng 2/2007 là vụ tràn dầu lớn, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế đối với các tỉnh ven biển vì hiện tượng tràn dầu diễn ra trong nhiều ngày, lượng dầu thu gom được lên tới hơn 1.721 tấn. Thống kê của Cục Hàng hải VN (HHVN) từ năm 1992-2004 xảy ra 928 vụ tai nạn tàu thuỷ, đồng nghĩa với nguy cơ tràn dầu ngày càng lớn. Ngoài ra việc phá dỡ tàu cũ trên vùng biển này cũng đang trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường. Theo Tổ chức Hòa Bình Xanh, năm 2010, trung bình khoảng 3.000 tàu phá dỡ mỗi năm, thải ra môi trường biển nhiều chất độc hại như thủy ngân, đồng, chì, kém, sắt và phóng xạ, hợp chất xyanua, hữu cơ và cặn bể chứa nước rửa tàu có nhiều vi khuẩn và sinh vật ngoại lai…

Sự cố tràn dầu xảy ra nhất là tại các sông, vùng cửa sông, vịnh và vùng biển ven bờ thường gây hâu quả môi trường nghiêm trọng.Một tấn dầu mỏ tràn ra biển có thể loang 12km2 mặt nước. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và

các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác.

Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.

Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hydrocacbon, nó còn chứa quá nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, ni-tơ và các kim loại nặng khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng.

Hằng năm có khoảng 10 triệu tấn dầu trên thế giới bị thất thoát, gây ô nhiễm môi trường. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố tràn dầu, nhưng thường chúng ta sẽ gặp những nguyên nhân sau:

Bảng 3.2 Các nguồn gây ô nhiễm dầu

Nguồn ô nhiễm do dầu Tỷ lệ (%)

Dầu từ các hoạt động tàu bè 33

Dầu từ chất thải công nghiệp và dân dụng theo sông đổ ra biển 37

Dầu từ các tai nạn, sự cố 12

Dầu từ khí quyển 9

Dầu rò rỉ từ lòng đất 7

Dầu từ các hoạt động dầu khí 2

Tổng 100

(Nguồn thống kê tập đoàn dầu khí Việt Nam năm 2000)

Ô nhiễm nước do dầu mỏ và sản phẩm của chúng (xăng, dầu bôi trơn, mazut…) thì làm giảm tính chất hóa lý của nước như thay đổi mùi, màu, vị….

Tạo lớp váng mỏng phủ đều trên mặt biển, ngăn cách biển và khí quyển, do đó cản sự trao đổi ôxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản trao đổi nhiệt cũng như tạo ra lớp cặn đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh vật biển.

Làm giảm chất lượng thủy hải sản (do xuất hiện vết đen và mùi vị khác). Ở mức nhiễm độc cao sẽ làm sinh vật phát triển không bình thường, phá hoại tập quán di

cư, ảnh hưởng đến cá con và ấu trùng, làm giảm thức ăn dự trữ, làm thay đổi vị trí cư trú có thể dẫn đến làm tiêu vong một số loài.

Hủy hoại vi sinh vật do độc tố trong dầu.

Gây rối loạn sinh lý, làm sinh vật chết dần, tẩm ướt dầu lên da hay lông của các vi sinh vật biển sẽ làm giảm khả năng chịu lạnh, hô hấp…hay nhiễm bệnh do hydrocarbon xâm nhập vào cơ thể.

Thay đổi môi trường sống của sinh vật biển do dầu che phủ phản ứng không cho ôxy và ánh sáng hào tan, vận chuyển trong nước.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 51)