II NỘI DUNG
2.1.2.4. Nguồn lợi cá
• Mùa vụ khai thác
Khu vực vịnh Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá. Có 3 ngư trường (NT), mùa vụ khai thác chính từ tháng 6 đến tháng 8 gồm:
+ NT1- nằm ở khu vực xung quanh đảo Bạch Long Vĩ, Đây là ngư trường khai thác truyền thống của nghề lưới kéo đáy. Năng suất khai thác cao tập trung chủ yếu ở vùng biển phía Đông và Đông Bắc đảo Bạch Long Vỹ, độ sâu ngư trường từ 30-50m. Các loài chiếm sản lượng cao trong sản lượng khai thác ở ngư trường Bạch Long Vĩ là: cá miễn sành hai gai, cá nục sồ, cá mối, cá lượng, cá phèn khoai, ngoài ra các loài cá hồng, cá trác, cá bạc má cũng là những đối tượng thường xuyên xuất hiện trong sản lượng khai thác.
+ NT2- nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có độ sâu 50 mét. Đối tượng đánh bắt chính là cá tráp, cá nục sồ, cá phèn khoai, cá phèn hai sọc, cá lượng.
+ NT3- nằm ở phía nam Vịnh, vùng xung quanh đảo Hòn Mê, Hòn Mát có độ sâu khoảng 20 mét nước. Với các loài cá chính là cá phèn, cá mối thường, cá lượng và cá khế.
Vùng biển vịnh Bắc bộ, thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. Thời kỳ gió mùa tây nam từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11.
• Trữ lượng và khả năng khai thác
Bảng 2.12. Trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam
Vùng biển Nhóm sinh thái Độ sâu (m) Trữ lượng (tấn) Khả năng khai thác (tấn) Vịnh Bắc bộ Cá nổi nhỏ <30 119.800 59.900 >30 270.200 135.100 Cá đáy <30 54.601 21.840 >30 98.129 39.252 Tổng số 542.730 256.092
Miền Trung Cá nổi nhỏ <50 200.000 100.000 >50 300.000 150.000
Cá đáy <50 18.494 7.398
>50 104.000 41.600
Tổng số 622.494 298.998
Đông Nam bộ Cá nổi nhỏ <30 99.687 49.844 >30 424.313 212.157
Cá đáy <30 49.087 19.635
>30 335.792 134.317
Tổng số 908.879 415.952
Tây Nam bộ Cá nổi nhỏ <30 112.439 56.219 >30 203.561 101.781 Cá đáy <30 40.583 16.233 >40 122.106 48.842 Tổng số 478.689 223.075 Vùng gò nổi Cá nổi nhỏ 10.000 2.500 Vùng giữa Biển Đông Cá nổi đại dương 510.000 230.000 Tổng cộng Cá nổi nhỏ 1.740.000 867.500 Cá đáy 822.792 329.117 Cá nổi đại dương 510.000 230.000 Tổng toàn bộ 3.072.792 1.426.617
• Tàu thuyền khai thác
Hình 2.7 Cơ cấu tàu thuyền máy theo nhóm công suất giai đoạn 2000 – 2006 Tổng số tàu thuyền của 6 tỉnh thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ năm 2006 có 18.570 chiếc, trong đó, tàu thuyền máy có 15.471 chiếc với tổng công suất 468.933 CV. Công suất trung bình là 30,31 CV/tàu, tăng 8,69 CV/tàu so với năm 2000.
Giai đoạn 2000 - 2006 số lượng tàu thuyền máy tăng trung bình 4,29%/năm, tổng công suất tăng 9,03%/năm. Trong giai đoạn này tỷ lệ tăng tổng công suất nhanh hơn tỷ lệ tăng số lượng tàu thuyền máy rất nhiều, điều này chứng tỏ số lượng tàu thuyền máy có công suất lớn tăng khá nhanh (công suất trung bình tăng từ 21,62 CV/tàu năm 2000 lên 30,31 CV/tàu năm 2006).
Số lượng tàu thuyền thủ công trong giai đoạn 2000 - 2006 có sự biến động không đồng đều theo quy luật và có xu hướng tăng, giảm không rõ ràng. Tuy nhiên số lượng tàu thuyền thủ công năm 2006 có xu hướng giảm nhẹ so với vài năm trước. Cũng tương tự như vậy, số lượng tàu thuyền máy cũng có sự biến động không đều qua từng năm nhưng vẫn có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này.
• Cơ cấu nghề khai thác
Hình 2.8 Cơ cấu nghề khai thác cá của 6 tỉnh Vịnh Bắc Bộ năm 2006
• Sản lượng khai thác
Hình 2.9 Biến động về sản lượng khai thác của 6 tỉnh Vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2000 - 2006
Tổng sản lượng khai thác cá của 6 tỉnh điều tra tính đến hết năm 2006 đạt 188.408 tấn, chiếm 10,35% trong tổng sản lượng khai thác cá trên toàn quốc. Trong đó Thanh Hoá là tỉnh có sản lượng khai thác cao nhất trong số các tỉnh điều tra, đạt 55.570 tấn, chiếm 29,45% trong tổng sản lượng khai thác của 6 tỉnh. Tiếp đến là
Quảng Ninh đạt 34.978 tấn (chiếm 18,56%) và thấp nhất là Ninh Bình đạt 3.141 tấn, chiếm 1,67% sản lượng khai thác.
Trong giai đoạn từ 2000 đến 2006 tổng sản lượng khai thác cá tăng bình quân hàng năm là 6,65%. Tuy nhiên, xu hướng tăng của sản lượng khai thác không đồng đều hàng năm và có chiều hướng đi xuống. Năm 2002, sản lượng khai thác tăng 8,99% nhưng đến năm 2006 sản lượng khai thác chỉ tăng 2,83%. Điều này cho thấy nguồn lợi cá đang ngày càng bị khai thác quá mức. Ngoài ra do sự giảm sút về chất lượng nguồn lợi nên hiệu quả thu được không cao. Phần lớn cá thu là các loài cá tạp có giá trị kinh tế thấp như cá trích, cá nục ...