Bể trầm tích sông Hồng

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 36)

II NỘI DUNG

2.2.1.1. Bể trầm tích sông Hồng

Vị trí địa lý

Bể trầm tích Sông Hồng nằm trong khoảng 105o30' - 110o30' kinh độ Đông, 14o30' - 21o00' vĩ độ Bắc. Về địa lý, bể Sông Hồng có một phần nhỏ diện tích nằm trên đất liền thuộc đồng bằng Sông Hồng, còn phần lớn diện tích thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh , đến Bình Định. Tổng số diện tích của cả bể khoảng 220.000 km2, bể Sông Hồng về phía Việt Nam chiếm khoảng 126.000km2 trong đó phần đất liền miền võng Hà Nội và vùng biển nông ven bờ chiếm khoảng hơn 4000 km2.

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí

Công tác khai thác thăm dò dầu khí ở bể Sông Hồng được tiến hành từ đầu thập kỷ 60 của thể kỷ trước nhưng chủ yếu chỉ được thực hiện trên đất liền và đến năm 1975 đã phát hiện được mỏ khí Tiền Hải C. Đã có trên 50 giếng khoan khai thác thăm dò trong khu vực: 27 giếng trên đất liền và 24 giếng ngoài khơi. Trên đất liền đã phát hiện được một mỏ khí đã và đang được khai thác. Ở ngoài khơi tuy đã phát hiện khí, nhưng chưa có phát hiện thương mại để có thể phát triển mỏ nhỏ.

Tiềm năng dầu khí

Năm 1996, trong chương trình hợp tác với BP, PetroVietnam đã thực hiện đề án đánh giá khí tổng thể (Vietnam Gas Master Plan) ở bể Sông Hồng với 4 đối tượng chính là móng trước Đệ Tam, cát kết vùng ven, cát kết turbidit và khối xây cacbonat. Kết quả đánh giá từ 4 đối tượng trên cho thấy tiềm năng có thể thu hồi vào khoảng 420 tỷ m3 (15 TCF) khí thiên nhiên, 250 triệu thùng (40 triệu m3) condensat, 150 triệu thùng (24 triệu m3) dầu và 5 tỷ m3 khí đồng hành.

Năm 1997 PetroVietnam thực hiện đánh giá tổng thể tài nguyên dầu khí thềm lục địa Việt Nam (VITRA - Vietnam Total Resource Assessment, đề án hợp tác giữa PetroVietNam và NaUy) trong đó có bể Sông Hồng. Theo đề án này tổng tiềm

năng thu hồi của bể Sông Hồng được tính cho 8 đối tượng gồm: móng trước Đệ Tam, cát kết châu thổ-sông ngòi Oligocen, cát kết châu thổ-sông ngòi-đầm hồ Oligocen, cát kết châu thổ-sông ngòi-biển nông Oligocen và Miocen dưới, bẫy thạch học Oligocen-Miocen, vùng nghịch đảo kiến tạo Miocen, khối xây cacbonat và turbidit, vào khoảng 570 - 880 triệu m3 quy dầu trong đó đã phát hiện khoảng 250 triệu m3 quy dầu.Trên cơ sở kết quả của đề án VITRA, trữ lượng và tiềm năng dầu khí bể Sông Hồng có thể đạt khoảng 1.100 triệu m3 quy dầu, chủ yếu là khí . Đến nay tại bể Sông Hồng mới chỉ có 9 phát hiện khí và dầu với tổng trữ lượng và tiềm năng khoảng 225 triệu m3 quy dầu, trong đó đã khai thác 0,55 tỷ m3 khí. Các phát hiện có trữ lượng lớn đều nằm tại khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Nam bể Sông Hồng, như vậy tiềm năng khí ở ngoài biển hơn hẳn trong đất liền, tuy nhiên do hàm lượng CO2 cao nên hiện tại chưa thể khai thác thương mại được. Tiềm năng chưa phát hiện dự báo vào khoảng 845 triệu m3 quy dầu, chủ yếu là khí và tập trung ở ngoài biển.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÀ PHI SINH VẬT Ở BIỂN VỊNH BẮC BỘ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w