II NỘI DUNG
2.1.3. Hiện trạng khai thác trong thời gian qua
Vùng biển vịnh Bắc Bộ kém thuận lợi hơn đối với sự phát triển của san hô hơn so với các vùng còn lại. San hô chỉ phát triển ở các tuyến xa bờ. San hô phát triển tập trung thành rạn, chỉ phát hiện thấy ở ven các đảo xa bờ của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, quần đảo Cô Tô, Long Châu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Hải Vân - Sơn Trà. Nhìn chung các rạn san hô bờ tây vịnh Bắc Bộ vừa ngắn, lại hẹp, san hô chỉ có thể phân bố đến độ sâu 5 - 7m, riêng đảo Bạch Long Vĩ, san hô có thể sống ở độ sâu tới 20m.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các rạn san hô của nước ta đang bị biến đổi mạnh theo chiều hướng xấu đi, nhất là trong những năm gần đây khi nền kinh tế ven biển phát triển mạnh. Đáng lo ngại nhất là tỉnh hình của các rạn san hô ven bờ tây vịnh Bắc Bộ và ven biển miền Trung do có đông dân cư và du lịch phát triển. vịnh Hạ Long là một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng, tuy không có san hô phát triển như những vùng phía nam và trung bộ, nhưng cũng có nhiều rạn san hô ngầm. do hoạt động khai thac bừa bãi và các dòng bùn đất từ cửa song tải ra che phủ, cho tới nay nhiều bãi san hô ngầm cũng không còn nguyên vẹn. ngoài ra, do việc khai thác quá mức tập trung vào một số loài san hô có hình dáng đẹp nên phần lớn các rạn san hô cành và hình nấm như Acropora, Pocillopara, Fungia mất dần chỉ còn san hô dạng khối và dạng phủ.
Viện Hải Dương học Việt Nam đã từng cảnh báo: "Chưa bao giờ nguồn san hô nước ta lại đứng trước thách thức sống còn như hiện nay. Mỗi năm, mất hơn 50
tấn san hô chưa kể mất san hô đen ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Hải Phòng, theo đà này 20 năm nữa san hô không còn trong vùng biển Việt Nam".“Sau cuộc khảo sát san hô ở Vịnh Hạ Long, san hô chết hết bao gồm cả mới lẫn cũ. Mới chết xương còn trắng. Cũ bị rong phủ gần hết", tiến sĩ Đàm Đức Tiến, Trưởng phòng Thực vật biển, Đội trưởng Đội Cảnh sát ngầm (Viện Tài nguyên Môi trường biển), cho biết.
Khai thác hải sản là một nghề truyền thống của đại bộ phận cư dân ven biển. Trên 80% tàu thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50m được ước tính khoảng 0,6 triệu tấn trong khi sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Điều này chứng tỏ sức ép khai thác lên nguồn lợi ven bờ là quá lớn (RIMFa).
Thống kê năm 2005 của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi cho thấy, tổng số tàu thuyền ở vịnh bắc bộ là 18.570 trong đó hơn 90 % là tàu công suất nhỏ dưới 90CV. Những năm gần đây, số tàu thuyền đã tăng lên khá nhanh. Nhiều tàu cỡ lớn được đóng mới để khai thác xa bờ nhưng lại trở lại khai thác gần bờ do chi phí khai thác cao mà hiệu quả khai thác lại thấp. Những điều này tạo nên áp lực khai thác quá mức đối với nguồn lợi ven bờ và cũng tạo nên sự bất hợp lý khi tổng công suất máy tàu tăng 3,17 lần trong giai đoạn 1993-2003 nhưng tổng sản lượng khai thác chỉ tăng lên được 1,8 lần. Số liệu thống kê sơ bộ đã chỉ ra rằng trong khoảng thời gian từ 1981 đến 2004, mỗi năm ở nước ta có thêm 2929 chiếc tầu mới (tương dương với 164579 CV/năm) tham gia vào nghề khai thác cá biển(RIMFa). Sự gia tăng này thể hiện cường lực khai thác hay áp lực khai thác lên nguồn lợi ngày một cao. (Hình 2.10).
Đối ngược với xu hướng gia tăng của tàu thuyền, năng suất khai thác cũng như chất lượng nguồn lợi đang có xu hướng suy giảm. Mặc dù tổng sản lượng khai thác tăng liên tục trong thời kỳ này từ 419.470 tấn (1981) lên 1.724.200 tấn (2004) với sự gia tăng bình quân 46.431tấn/năm, nhưng năng suất đánh bắt bình quân (tấn/cv/năm) lại thể hiện khuynh hướng giảm và đặc biệt là giảm liên tục từ năm 1985 đến nay. Nếu năng suất đánh bắt năm 1985 là 1,11 tấn/cv/năm thì đến năm 2003 giá trị này chỉ còn khoảng 0,35 tấn/cv/năm, tốc độ giảm bình quân 0,04 tấn/cv/năm (RIMFa). Vùng nước ven bờ vốn là vùng nhạy cảm nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn cá bố mẹ, nơi sinh cư của các loài cá con, khó có thể chịu đựng được áp lực khai thác cao, thiếu hợp lý như đã trình bày ở trên.
Nghiên cứu về các đội tàu thương phẩm do dự án ALMRV tiến hành ở cả 4 vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ giai đoạn 2000-2004 cho thấy xu hướng giảm sút về năng suất khai thác trong rất nhiều đội tàu lưới giã, lưới vây, lưới rê. Các đội tàu khác có năng suất không đổi hoặc hơi tăng nhưng vấn đề phổ biến trong hầu hết các đội tàu là các nhóm các có giá trị kinh tế cao ít đi, tỷ lệ cá phân trong sản lượng ngày càng gia tăng. Riêng giã sào ở Vịnh Bắc Bộ, năng suất khai thác theo ngày tăng, doanh thu ổn định, nhưng giá tôm trung bình giảm từ 70-80 ngàn đồng/kg năm 2000 xuống còn khoảng 20-30 ngàn đồng/kg năm 2004; điều này chứng tỏ chất lượng tôm giảm đi rõ rệt và ngư dân cố khai thác tăng sản lượng để duy trì doanh thu.
Một chứng minh khác nữa về sự suy giảm chất lượng nguồn lợi được tìm thấy ở các chuyến điều tra do Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành giai đoạn 2001-2005. Sự suy giảm thể hiện ở năng suất đánh bắt(bao gồm năng suất đánh bắt chung, năng suất đánh bắt của các nhóm sinh thái, năng suất đánh bắt các loài cá kinh tế ), kích thước đánh bắt trung bình, hiện trạng hệ sinh thái (bao gồm năng suất đánh bắt các loài cá dữ hàng đầu, năng suất đánh bắt các loài nhạy cảm, bậc dinh dưỡng trung bình và chỉ số đa dạng sinh học).
1. Điều tra nguồn lợi bằng lưới giã tôm ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ cho thấy kích thước tôm và tỷ lệ tôm trong sản lượng khai thác đều giảm (RIMFb).
2. Điều tra nguồn lợi bằng lưới giã cá ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ cho thấy các loài cá có giá trị kinh tế kém như cá sơn(Apogonidae), cá liệt (Leiognathidae) đang chiếm ưu thế trong khi các họ có giá trị kinh tế cao như mực, cá trác lại bị suy giảm mạnh (RIMFb).