3. 2.5 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm từ rừng
3.4. Nguyên nhân những tác động tiêu cực của ngƣời dân đến khu BTTN
BTTN Thần Sa – Phƣợng Hoàng
3.4.1. Nguyên nhân từ hoạt động duy trì sinh kế
- Áp lực từ dân số tăng nhanh, giải quyết nhu cầu ăn - ở - sinh hoạt là vấn đề khó khăn đối với người dân địa phương. Để trang trải cuộc sống buộc họ phải tìm đến nhiều phương thức tạo thu nhập, trong đó, nhiều người dân vẫn tìm đến những tác động tới rừng.
- Những hộ có thu nhập thấp còn hạn chế về trình độ quản lý kinh tế. Nguồn thu nhập của họ chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, mà ở đây chủ yếu là cây lúa và những cây trồng có năng suất và hiệu quả thấp dẫn đến thu nhập có được của các hộ rất thấp. Vì vậy mà họ có xu hướng phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên sẵn có là các sản phẩm từ rừng.
- Nhu cầu bảo tồn rừng đã hạn chế đến đất canh tác nông nghiệp và quyền khai thác các sản phẩm từ rừng. Diện tích chăn thả bị suy giảm và các nguồn thu nhập khác từ rừng cũng hạn chế. Không có đất để sản xuất, lao động nông nhàn tăng lên, và công việc mà họ dễ dàng kiếm được đó là vào rừng khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng. Đa số ý kiến cũng cho rằng nên tập trung vào phát triển lâm sản ngoài gỗ (68% hộ). Tiền công bảo vệ rừng cũng được các hộ dân ở đây quan tâm (56%), đề xuất tăng tiền công và ứng với nó là nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng hơn nữa. Tiền công cần xây dựng trên cơ sở tăng trưởng rừng hoặc giá trị dịch vụ môi trường của rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu 05: Đề xuất giải pháp kết hợp sinh kế và bảo vệ rừng
Giải pháp vừa có thu nhập vừa bảo vệ rừng
56% 45% 68% 65% 53% 17% 0% 20% 40% 60% 80% 1. Tăng tiền công bảo vệ rừng 2. Cho phép khai thác LSNG theo quy hoạch 3. Hỗ trợ kỹ thuật, vốn để phát triển LSNG 4. Quy hoạch bãi chăn thả 5. Hỗ trợ phát triển ngành nghề 6. Khác % S ố h ộ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
- Do địa bàn thuộc diện vùng sâu, vùng xa, thiếu phương tiện, hạn chế về trình độ học vấn… nên những hộ dân ở đây thiếu thông tin thị trường. Họ không nắm bắt được sự biến động của giá cả hàng hóa nên thường bị tiểu thương ép giá. Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp thấp nên tác động đến rừng trong sinh kế vẫn là một lựa chọn trước tiên của người dân vùng đệm. Để cải thiện thu nhập cho các hộ dân nơi đây, giải pháp đề xuất tập trung lầ áp dụng các biện pháp làm giàu rừng bằng cây bản địa, cây đa tác dụng, mọc khá nhanh để có thu nhập từ rừng (77% hộ). Ngoài ra còn đề xuất xem xét khả năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để khai thác gỗ, củi của các trạng thái rừng phục vụ sinh hoạt và hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu 06: Đề xuất giải pháp tăng thu nhập từ rừng
Giải pháp tăng thu nhập từ rừng
53% 32% 45% 20% 77% 17% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1. Tăng lượng khai thác 2. Tăng số loài khai thác 3. Tăng tiền khoán bảo vệ 4. Tăng diện tích trồng xen 5. Áp dụng biện pháp làm giàu rừng 6. Khác % S ố h ộ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
- Thu nhập từ LSNG của cộng đồng giảm do những người bên ngoài cộng đồng vào khai thác bất hợp pháp, thiếu quy hoạch và quản lý do rừng chưa có chủ thực sự. Việc khai thác và bảo vệ các loài LSNG không có kế hoạch. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ rừng này rộng lớn, có quá nhiều tổ chức và cá nhân thu mua LSNG do vậy dẫn đến sự khó khăn trong quá trình kiểm soát quá trình này. Kết quả điều tra cho thấy: Giải pháp cho việc tăng thu nhập lâm sản ngoài gỗ được lựa chọn cao nhất là hỗ trợ gây trồng các loài LSNG có lợi thế trong khu vực (72% hộ). Ngoài ra có 68% số hộ đề nghị cần thiết có hỗ trợ dịch vụ đầu vào (công nghệ, kỹ thuật giống, nuôi trồng) và đầu ra thị trường. Đa dạng hoá các loài LSNG để kinh doanh cũng được đề cập (45%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu 07: Đề xuất giải pháp tăng thu nhập từ LSNG
Giải pháp tăng thu nhập từ LSNG
45% 68% 72% 36% 23% 0% 20% 40% 60% 80% 1. Tăng số loài LSNG được khai thác hợp pháp từ rừng 2. Hỗ trợ dịch vụ đầu vào, đầu ra
cho LSNG 3. Hỗ trợ gây trồng các loài LSNG 4. Tăng sản lượng LSNG được khai thác từ rừng 5. Khác % Số hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) 3.4.2. Nguyên nhân từ chính sách của nhà nước
- Nhà nước đưa ra các quy chế chặt chẽ về quản lý rừng đặc dụng nhưng không hỗ trợ tạo ra công việc mới.
- Các chính sách nhà nước đã ban hành chưa cụ thể, rõ ràng nên khó triển khai và áp dụng vào thực tế. Các chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và không ổn định.
- Về mặt pháp lý, người dân không có quyền sử dụng các sản phẩm gỗ từ rừng. Tuy nhiên chính sách hưởng lợi cũng còn rất phức tạp.
Trên thực tế, do người dân ít có cơ hội tiếp cận với các văn bản hướng dẫn khai thác các sản phẩm từ rừng và cơ chế chính sách không rõ ràng nên tất yếu người dân vẫn khai thác và bán các sản phẩm rừng bất hợp pháp để giải quyết khó khăn của đời sống.
- Chưa phân biệt rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng giữa cộng đồng với các tổ chức khác, các cấp quản lý rừng khác nhau; người dân nhận được rất ít hoặc không có kinh phí đầu tư, hoạt động khuyến lâm rất hạn chế, cơ chế hưởng lợi không phù hợp và ở một số nơi không rõ đối với người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn dân. Thiếu các chính sách trợ giúp cộng đồng thay đổi sinh kế theo hướng giảm phụ thuộc vào rừng.
- Các dự án gắn phát triển rừng với hỗ trợ sinh kế cho người dân không công khai việc lập kế hoạch nên dẫn đến việc người dân tiếp nhận thông tin một cách bị động và không thu hút được sự quan tâm của người dân. Người dân không được mời tham gia vào các giai đoạn lập kế hoạch, ra quyết định, giám sát và đánh giá trong khi các dự án ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.
- Việc quy hoạch đất nông nghiệp chưa hợp lý đã gây lãng phí nguồn lực. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, làm cho người dân tìm đến nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho gia đình mình.
3.4.3. Nguyên nhân từ những hạn chế của chính quyền địa phương
- Công tác khuyến lâm tại cơ sở chưa được chú trọng. Thực tế cho thấy khuyến lâm là một lĩnh vực khó đối với đội ngũ khuyến lâm và người dân địa phương. Một mặt là người nghèo không đủ điều kiện để xây dựng các mô hình khuyến lâm. Mặt khác, đội ngũ khuyến lâm thường không muốn xây dựng mô hình cho hộ nghèo do dân trí thấp dẫn tới người dân thường không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn.
- Chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến rõ ràng về chính sách cho người dân. Còn thiếu phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến các chính sách một cách thường xuyên như loa phát thanh, bảng tin, tờ rơi…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN ĐỂ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG KHU VỰC VÙNG ĐỆM KHU BTTN
THẦN SA – PHƢỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Như vậy, nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đó chính là ổn định sinh kế cho người dân. Bởi lẽ, sinh kế có ổn định thì những tác động đến rừng sẽ được hạn chế.
Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và ổn định sinh kế cho người dân. Từ đó, giảm thiểu các hoạt động sinh kế có tác động xấu đến bảo vệ và phát triển khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng.
4.1. Nhóm giải pháp về phía ngƣời dân vùng đệm
- Nghiên cứu, học hỏi phương thức sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất theo hướng đa dạng hóa. Trong đó chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phương thức thâm canh. Với địa hình núi đá vôi đặc thù, chăn dê cần được trú trọng.
Chăn dê được coi là hoạt động mang lại thu nhập tốt cho người dân do nhu cầu thị trường hiện nay và phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Bên cạnh đó, trên cơ sở hiệu quả của mô hình nuôi gà H’mông thí điểm có giá trị kinh tế cao mà nghiên cứu đầu tư phát triển để tạo thêm thu nhập.
- Xuất phát từ gánh nặng giải quyết nhu cầu cơ bản của đời sống, người dân cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch hóa gia đình. Khi mà đại bộ phận người dân ở đây vẫn còn có lối tư duy lạc hậu là sinh nhiều và nhất định phải có con trai thì vấn đề đảm bảo ăn – mặc - ở cho các nhân khẩu trở thành một gánh nặng. Nếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn mỗi gia đình đều thực hiện kế hoạch hóa thì sẽ làm tăng thu nhập cho nhân khẩu của hộ và giảm được áp lực tới rừng để kiếm thêm thu nhập.
- Một vấn đề quan trọng hơn cả, đó là nhận thức của chính người dân cần được thay đổi theo hướng tích cực. Theo như đánh giá của người dân, cán bộ chính quyền địa phương, thì việc họp với cấp chính quyền địa phương là hình thức giúp người dân nhận thức được thông tin một cách hiệu quả nhất. Không phải là ti vi, báo chí hay đài truyền thanh với những hạn chế về truyền tải, yêu cầu về thu nhập, thì việc trao đổi như vậy sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân chia sẻ giữa các hộ với nhau và với cấp chính quyền.
Theo hướng này, khó khăn của người dân sẽ được tháo gỡ, nhận thức được nâng lên và người dân có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất của gia đình mình.
4.2. Nhóm giải pháp về phía chính quyền địa phƣơng
- Một trong những vấn đề đang gặp khó khăn không chỉ riêng đối với các cấp chính quyền huyện Võ Nhai mà của chung các địa phương đó chính là vấn đề quy hoạch đất. Đẩy mạnh hiệu quả công tác quy hoạch đất sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể:
+ Nghiên cứu quy hoạch theo hướng nông lâm kết hợp; Ứng dụng cơ cấu cây trồng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất.
+ Xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Kịp thời tu bổ, nâng cấp các tuyến đường nông thôn xuống cấp, đầu tư bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ vốn xây cầu treo tại một số địa điểm thường xuyên đi lại nhưng gặp khó khăn do sông, suối chia cắt. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống chợ để phục vụ cho việc giao lưu buôn bán của người dân, góp phần thúc đẩy trao đổi, tạo thêm thu nhập cho người dân.
- Chính quyền địa phương nghiên cứu cơ chế thành lập các tổ chức chế biến gỗ và LSNG như các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; Phát triển cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn chế biến và làng nghề, mở rộng thị trường cho LSNG. Mở rộng chế biến lâm sản tại chỗ để tạo việc làm cho người dân. Xây dựng các mô hình loài cây có giá trị kinh tế thay thế nguồn LSNG đã cạn kiệt như: ba kích, đinh năng…
- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân như: Hỗ trợ lập kế hoạch quản lý kinh doanh rừng cộng đồng; Hỗ trợ tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn cho người dân; Hỗ trợ vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và phát triển rừng; Hỗ trợ người dân phát triển thêm các ngành nghề khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng của người dân.
- Công khai và cung cấp đầy đủ các thông tin về lập kế hoạch trong hoạt động lâm nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương. Yêu cầu người dân tham gia đầy đủ trong các bước thực hiện.
- Tăng cường trách nhiệm của ban quản lý thôn, bản trong việc đôn đốc mọi người tham gia xây dựng kế hoạch của thôn, bản. Xây dựng quy ước quản lý rừng tại cộng đồng có chú ý đến các kiến thức bản địa. Xây dựng quy định sử dụng các sản phẩm rừng trong cộng đồng và cơ chế phối hợp sử dụng với các cộng đồng lân cận.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp của cộng đồng. Tổ chức tập huấn cho người dân về phương pháp lập kế hoạch, phương pháp giám sát và đánh giá.
- Đào tạo năng lực cho cán bộ địa phương trong triển khai thực thi chính sách. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy chế về khai thác các sản phẩm từ rừng để họ thấy được trách nhiệm trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.
- Phát triển kinh tế rừng trồng tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho người dân, trong đó có người dân và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở vùng cao. Thực chất của phát triển kinh tế rừng trồng là tạo nên các vùng nguyên liệu ổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn định cho công nghiệp chế biến gỗ, nó đòi hỏi phải có đầu tư theo hướng thâm canh và có quy mô lớn. Đây là giải pháp ổn định và có tính chất lâu dài giúp cho các hộ nghèo thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của họ. Muốn vậy cần phải quan tâm đến: quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu; nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu giống cây con có năng suất và phù hợp... Đây là giải pháp góp phần giảm nghèo nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng địa phương.
- Giải pháp giúp người nghèo được hưởng lợi từ chế biến lâm sản. Đây là vấn đề được nhiều sự quan tâm của các các hộ gia đình đến các cấp chính quyền thôn, xã, huyện sau khi được tham vấn. Nhu cầu rất cao ở đây là phát triển chế biến lâm sản cấp cộng đồng. Nguồn nguyên liệu tại địa phương, ở khu rừng đã giao cho người dân và do gây trồng. Trên cơ sở cộng đồng tự quản công tác chế biến, giải pháp này mang ý nghĩa tích cực và lâu dài trong việc tạo ra sinh kế cho nông thôn và thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động công nghiệp, lâm nghiệp, sẽ góp phần vào chương trình công nghiệp hoá nông thôn.
Biểu 08: Giải pháp để hộ tham gia chế biến lâm sản
Giải pháp để hộ tham gia chế biến lâm sản
57% 73% 27% 46% 33% 0% 20% 40% 60% 80% 1. Hỗ trợ phát triển sơ chế, chế biến
2. Đào tạo sơ chế, chế biến 3. Mở rộng thị trường nguyên liệu 4. Hỗ trợ thị trường tiêu thụ 5. Khác % S ố h ộ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
4.3. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ
- Hoàn thiện quy hoạch 3 loại rừng cụ thể cho từng vùng như: vùng