Nhóm giải pháp về phía chính quyền địa phƣơng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân để quản lý rừng bền vững ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

3. 2.5 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm từ rừng

4.2. Nhóm giải pháp về phía chính quyền địa phƣơng

- Một trong những vấn đề đang gặp khó khăn không chỉ riêng đối với các cấp chính quyền huyện Võ Nhai mà của chung các địa phương đó chính là vấn đề quy hoạch đất. Đẩy mạnh hiệu quả công tác quy hoạch đất sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể:

+ Nghiên cứu quy hoạch theo hướng nông lâm kết hợp; Ứng dụng cơ cấu cây trồng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất.

+ Xây dựng và cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn. Kịp thời tu bổ, nâng cấp các tuyến đường nông thôn xuống cấp, đầu tư bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ vốn xây cầu treo tại một số địa điểm thường xuyên đi lại nhưng gặp khó khăn do sông, suối chia cắt. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống chợ để phục vụ cho việc giao lưu buôn bán của người dân, góp phần thúc đẩy trao đổi, tạo thêm thu nhập cho người dân.

- Chính quyền địa phương nghiên cứu cơ chế thành lập các tổ chức chế biến gỗ và LSNG như các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp; Phát triển cơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn chế biến và làng nghề, mở rộng thị trường cho LSNG. Mở rộng chế biến lâm sản tại chỗ để tạo việc làm cho người dân. Xây dựng các mô hình loài cây có giá trị kinh tế thay thế nguồn LSNG đã cạn kiệt như: ba kích, đinh năng…

- Tăng cường hỗ trợ các hoạt động nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân như: Hỗ trợ lập kế hoạch quản lý kinh doanh rừng cộng đồng; Hỗ trợ tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn cho người dân; Hỗ trợ vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và phát triển rừng; Hỗ trợ người dân phát triển thêm các ngành nghề khác nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng của người dân.

- Công khai và cung cấp đầy đủ các thông tin về lập kế hoạch trong hoạt động lâm nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương. Yêu cầu người dân tham gia đầy đủ trong các bước thực hiện.

- Tăng cường trách nhiệm của ban quản lý thôn, bản trong việc đôn đốc mọi người tham gia xây dựng kế hoạch của thôn, bản. Xây dựng quy ước quản lý rừng tại cộng đồng có chú ý đến các kiến thức bản địa. Xây dựng quy định sử dụng các sản phẩm rừng trong cộng đồng và cơ chế phối hợp sử dụng với các cộng đồng lân cận.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về trách nhiệm và quyền lợi trong việc tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp của cộng đồng. Tổ chức tập huấn cho người dân về phương pháp lập kế hoạch, phương pháp giám sát và đánh giá.

- Đào tạo năng lực cho cán bộ địa phương trong triển khai thực thi chính sách. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy chế về khai thác các sản phẩm từ rừng để họ thấy được trách nhiệm trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.

- Phát triển kinh tế rừng trồng tạo nên nguồn thu nhập ổn định cho người dân, trong đó có người dân và cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở vùng cao. Thực chất của phát triển kinh tế rừng trồng là tạo nên các vùng nguyên liệu ổn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn định cho công nghiệp chế biến gỗ, nó đòi hỏi phải có đầu tư theo hướng thâm canh và có quy mô lớn. Đây là giải pháp ổn định và có tính chất lâu dài giúp cho các hộ nghèo thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của họ. Muốn vậy cần phải quan tâm đến: quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu; nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; nghiên cứu giống cây con có năng suất và phù hợp... Đây là giải pháp góp phần giảm nghèo nhận được sự đồng thuận cao của cộng đồng địa phương.

- Giải pháp giúp người nghèo được hưởng lợi từ chế biến lâm sản. Đây là vấn đề được nhiều sự quan tâm của các các hộ gia đình đến các cấp chính quyền thôn, xã, huyện sau khi được tham vấn. Nhu cầu rất cao ở đây là phát triển chế biến lâm sản cấp cộng đồng. Nguồn nguyên liệu tại địa phương, ở khu rừng đã giao cho người dân và do gây trồng. Trên cơ sở cộng đồng tự quản công tác chế biến, giải pháp này mang ý nghĩa tích cực và lâu dài trong việc tạo ra sinh kế cho nông thôn và thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động công nghiệp, lâm nghiệp, sẽ góp phần vào chương trình công nghiệp hoá nông thôn.

Biểu 08: Giải pháp để hộ tham gia chế biến lâm sản

Giải pháp để hộ tham gia chế biến lâm sản

57% 73% 27% 46% 33% 0% 20% 40% 60% 80% 1. Hỗ trợ phát triển sơ chế, chế biến

2. Đào tạo sơ chế, chế biến 3. Mở rộng thị trường nguyên liệu 4. Hỗ trợ thị trường tiêu thụ 5. Khác % S h

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân để quản lý rừng bền vững ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)