Nhóm giải pháp về phía ngƣời dân vùng đệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân để quản lý rừng bền vững ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

3. 2.5 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm từ rừng

4.1. Nhóm giải pháp về phía ngƣời dân vùng đệm

- Nghiên cứu, học hỏi phương thức sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất theo hướng đa dạng hóa. Trong đó chú trọng thế mạnh của chăn nuôi gia súc truyền thống theo phương thức thâm canh. Với địa hình núi đá vôi đặc thù, chăn dê cần được trú trọng.

Chăn dê được coi là hoạt động mang lại thu nhập tốt cho người dân do nhu cầu thị trường hiện nay và phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây. Bên cạnh đó, trên cơ sở hiệu quả của mô hình nuôi gà H’mông thí điểm có giá trị kinh tế cao mà nghiên cứu đầu tư phát triển để tạo thêm thu nhập.

- Xuất phát từ gánh nặng giải quyết nhu cầu cơ bản của đời sống, người dân cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch hóa gia đình. Khi mà đại bộ phận người dân ở đây vẫn còn có lối tư duy lạc hậu là sinh nhiều và nhất định phải có con trai thì vấn đề đảm bảo ăn – mặc - ở cho các nhân khẩu trở thành một gánh nặng. Nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn mỗi gia đình đều thực hiện kế hoạch hóa thì sẽ làm tăng thu nhập cho nhân khẩu của hộ và giảm được áp lực tới rừng để kiếm thêm thu nhập.

- Một vấn đề quan trọng hơn cả, đó là nhận thức của chính người dân cần được thay đổi theo hướng tích cực. Theo như đánh giá của người dân, cán bộ chính quyền địa phương, thì việc họp với cấp chính quyền địa phương là hình thức giúp người dân nhận thức được thông tin một cách hiệu quả nhất. Không phải là ti vi, báo chí hay đài truyền thanh với những hạn chế về truyền tải, yêu cầu về thu nhập, thì việc trao đổi như vậy sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân chia sẻ giữa các hộ với nhau và với cấp chính quyền.

Theo hướng này, khó khăn của người dân sẽ được tháo gỡ, nhận thức được nâng lên và người dân có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất của gia đình mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân để quản lý rừng bền vững ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)