0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhóm giải pháp về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN ĐỂ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 74 -74 )

3. 2.5 Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm từ rừng

4.3. Nhóm giải pháp về phía Chính phủ

- Hoàn thiện quy hoạch 3 loại rừng cụ thể cho từng vùng như: vùng được phép khai thác, vùng chăn thả…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đơn giản hóa và rút ngắn các thủ tục trong khai thác, lưu thông các sản phẩm từ rừng. Đề nghị nới rộng các quyền sử dụng sản phẩm từ rừng như khối lượng và chủng loại được khai thác. Cho phép người dân khai thác cây già, cây sâu bệnh không cần giấy phép hoặc thủ tục đơn giản.

- Cho phép người dân sử dụng đất rừng hợp lý, được trồng xen các loại cây có giá trị kinh tế, được khoanh nuôi làm giàu rừng. Mở rộng phát triển các mô hình trình diễn. Hỗ trợ phát triển nghề mới, tạo nguồn thu nhập mới. Trong đó, ưu tiên các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo

- Có chính sách đầu tư hỗ trợ giao đất, giao rừng hợp lý. Cần quy định rõ quyền hưởng lợi đối với người nhận rừng. Ban hành chính sách hưởng lợi rừng cộng đồng, nên xác định cho người nhận rừng được hưởng phần tăng trưởng và tạm ứng ở những nơi rừng nghèo.

- Sửa đổi, bổ xung một số điều khoản chính sách cho phù hợp với nhận thức của người dân. Các chính sách cần có sự đóng góp ý kiến của người dân hay có sự tham gia của người dân trong quá trình soạn thảo. Trong đó, phân rõ trách nhiệm của từng cấp về thực hiện chính sách.

- Xây dựng chính sách tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến lâm cho xã và thôn, bản.

- Ưu tiên Phát triển lâm nghiệp cộng quản. Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá ngành lâm nghiệp, ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ, năng lực quản lý và lợi ích khách nhau nên đã xảy ra các xung đột trong quản lý tài nguyên rừng. Lâm nghiệp cộng quản hay hình thức đồng quản lý rừng sẽ giúp người dân và cộng đồng thôn, bản được tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định để bảo đảm lợi ích hài hoà giữa các bên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN ĐỂ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở KHU VỰC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 74 -74 )

×