Những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 81)

- Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm.

4.4Những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ

sản xuất theo quy trình VietGAP tại HTX Tiền Lệ

4.5.1 Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất

Thực hiện mục tiêu của chính phủ đến 2015: 100% diện tích rau ở các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng được yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Và phương hướng phấn đấu đến năm 2015 xã Tiền Yên có 2 thôn Yên Thái và Tiền Lệ sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. Mục đích của giải pháp này nhằm phân vùng, hình thành vùng đất đảm bảo tiêu chuẩn về đất, nước, cơ sở hạ tầng… trên cơ sở điều kiện đất đai, khí hậu của vùng để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý đảm bảo theo nội dung của quy trình VietGAP. Để thực hiện những mục đích trên cần thực hiện những biện pháp đồng bộ sau đây:

- Rà soát lại các khu vực, vùng sản xuất RAT, tiến hành điều tra cơ bản về số lượng, chất lượng đất ở vùng đã được quy hoạch xem có đủ tiêu chuẩn VietGAP hay không? Những vùng nào đã đủ điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP được UBND huyện phê duyệt thì xã chủ động lập dự án đầu tư, còn những vùng nào chưa có phương án sản xuất rau theo quy trình VietGAP thì xã chủ động lập phương án sản xuất trình UBND phê duyệt.

- Hiện nay, diện tích đất còn nhỏ lẻ manh mún nên việc tích tụ tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung giúp cho việc tổ chức triển khai, giám sát, thực hiện quy trình VietGAP một cách hiệu quả.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng những tiêu chuẩn của VietGAP chủ yếu tập trung vào: kênh tưới nhất là việc xây dựng trạm bơm nước đã được xử lý cung cấp cho rau sản xuất theo quy trình VietGAP, hệ thống giao

thông nội đồng; mỗi thôn xây dựng 1 điểm thu gom, tạo điều kiện về mặt bằng xây dựng kho bảo quản, sơ chế đóng gói...

- Tổ chức điều tra nông hoá, thổ nhưỡng của tất cả khu sản xuất rau từ đó có căn cứ để cải tạo đất và định hướng sử dụng nguồn nước hợp lý đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.

- Căn cứ vào điều kiện đất đai mà bố trí cây trồng phù hợp, thực hiện chuyển đổi từ quy trình trồng rau an toàn sang quy trình VietGAP.

4.5.2 Giải pháp về khoa học kĩ thuật

- Biện pháp về giống: Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng

suất chất lượng rau. Việc đảm bảo số lượng, chất lượng hạt giống giúp hộ chủ động, có kế hoạch sản xuất RAT. Để giải quyết tốt khâu giống cần tăng cường sự phối hợp, liên kết với các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu giống để tổ chức sản xuất các hạt giống, lai tạo những giống mới phù hợp với điều kiện nước ta, phù hợp với từng địa phương. Khi đưa giống mới vào sản xuất cần thiết phải có quy trình sản xuất cụ thể, phải được các cơ quan chức năng, Bộ nông nghiệp và PTNT kiểm nghiệm chất lượng cho phép sử dụng. Làm tốt khâu xử lý giống, cây con trước khi gieo trồng.

- Biện pháp về kỹ thuật canh tác: Nghiêm túc thực hiện quy trình sản

xuất VietGAP đặc biệt chú ý ở các khâu:

+ Phân bón, thuốc BVTV: tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng có ủ hoai mục, phân vi sinh, thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV có nguồn gốc rõ ràng muốn vậy cần mua phân bón, thuốc BVTV ở những đại lý được cấp giấy phép kinh doanh. Xây dựng các điểm kinh doanh phân phối phân bón, thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau tập trung, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc hóa học trừ sâu theo hướng dẫn chỉ định của các cơ quan chuyên môn.

+ Nước tưới: do rau cần phải cung cấp nước thường xuyên và đều đặn nên nước tưới có ý nghĩa đặc biệt đối với cây rau, nó là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm rau.

4.5.3 Công tác quản lý, kiểm soát thực hiện quy trình sản xuất rau theo VietGAP

Quy trình VietGAP mới được ban hành còn rất mới mẻ đối với người dân. Việc thực hiện quy trình vẫn còn chưa triệt vì vậy nghiêm túc thực hiện quy trình sản xuất quy trình VietGAP cần chú ý ở công tác quản lý kiểm soát thực quy trình sản xuất rau theo VietGAP của các hộ. Muốn vậy những biện pháp đưa ra là:

- Mỗi thôn thành lập các ban phát triển rau theo quy trình VietGAP, có sự tham gia của HTX nông nghiệp, hội nông dân, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… Ban này có trách nhiệm tuyên truyền vận động các hộ nông dân thực hiện đúng quy trình VietGAP đồng thời là đầu mối liên kết giữa các kênh triển khai các chính sách hỗ trợ, tập huấn, chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành, cơ sở về kiểm soát thực hiện quy trình này.

- Giám sát việc ghi chép nhật kí đồng ruộng của hộ từ khâu giống, phân bón, thuốc BVTV…

- Tạo mọi điều kiện để đăng ký kinh doanh cho các nhóm sản xuất, thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng rau của các nhóm, hộ sản xuất và cấp giấy chứng nhận vùng, khu, hộ, đơn vị sản xuất khi đủ điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP.

- Tăng cường cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát quy trình kĩ thuật sản xuất rau theo VietGAP của các hộ. Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể về theo dõi kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình.

4.5.4 Liên kết các hộ trồng rau theo VietGAP thành một tổ chức xin đăng ký tư cách pháp nhân

Tiêu thụ có giải quyết tốt thì mới thúc đẩy sản xuất rau theo quy trình VietGAP. Nhưng hiện nay vấn đề đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn các hộ vẫn sản xuất tự phát, chưa có sự liên kết trong sản xuất rau. Mặc dù rau sản xuất theo quy trình VietGAP nhưng các hộ này đều chưa có tư cách pháp nhân. Vậy để có thị trường tiêu thụ cho các hộ trồng rau theo VietGAP cần liên kết thành một tổ chức (có sự tham gia HTX DVNN) xin đăng ký tư cách pháp nhân để tiện cho việc liên hệ và giao dịch với các cơ sở tiêu thụ (Đó là các siêu thị, cửa hàng rau sạch,…). Từ đó có thể chủ động tìm được đầu ra, sản xuất rau theo VietGAP mới có thể được giữ vững, tạo và giữ được uy tín với khách hàng. Muốn vậy cần thực hiện những giải pháp sau:

- Các hộ tham gia sản xuất thấy được lợi ích của việc liên kết.

- Ngoài liên kết các hộ sản xuất, tổ chức cần thực hiện liên kết với nhà khoa học trong việc cung cấp giống, hỗ trợ về tập huấn cho hộ tham gia quy trình; với nhà nước trong việc hỗ trợ, hoàn thiện các thủ tục về đăng kí cấp giấy chứng nhận cho các nhóm hộ, tổ chức đạt tiêu chuẩn VietGAP; với Nhà tiêu thụ để tìm đầu ra cho sản phẩm, hình thành các hợp đồng tiêu thụ, cũng như việc nâng cao chất lượng rau, mở rộng thị trường.

- Những đơn vị sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cần đưa ra những yêu cầu của khách hàng về cơ sở sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, thời gian sản xuất, điều kiện bảo quản, thời hạn sử dụng….để họ có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, tin tưởng yên tâm khi sử dụng rau.

Tiêu thụ rau có tốt hay không quyết định sản xuất rau theo quy trình của hộ. Sản xuất rau theo quy trình VietGAP chi phí cao hơn so với sản xuất rau thường nhưng giá bán không cao hơn so với rau thường là mấy, người dân cũng chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên cần:

- Hoàn thiện các việc cấp giấy chứng nhận theo chuẩn VietGAP, đăng ký xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn VietGAP của từng địa phương.

- Liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tiêu thụ, giữa người sản xuất, người thu gom, chủ buôn địa phương, người bán lẻ và HTXDVNN thành một mạng lưới thống nhất với nhau. Phát triển đa dạng hình thức tiêu thụ nhằm tạo nên một hệ thống tiêu thụ đa dạng, tránh sự phát triển đơn độc một hình thức tiêu thụ nào đó, thực hiện liên kết nhiều tổ chức và các cá nhân tham gia hệ thống tiêu thụ nhằm tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh, tránh sự thiệt thòi cho người sản xuất.

- Hỗ trợ khuyến khích các nhóm nông dân tham gia sản xuất thành lập các HTX tiêu thụ rau theo VietGAP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ mở các cửa hàng tiêu thụ rau theo VietGAP trong nội thành Hà Nội, tại các chợ, siêu thị trên địa bàn huyện... tạo hành lang pháp lý để người nông dân trong vùng sản xuất có thể tiêu thụ sản phẩm của mình.

4.5.6 Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau

Chất lượng rau có được đảm bảo theo đúng quy trình VietGAP hay không ngoài việc đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kĩ thuật về trồng, chăm sóc ra thì công đoạn thu hái, đóng gói và bảo quản cũng rất quan trọng phải tuân thủ đúng quy trình VietGAP. Khuyến cáo các hộ nông dân, những người tham gia công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản rau an toàn cần tuân

thủ nghiêm ngặt các quy trình để rau tươi nguyên, không dập nát, héo úa và giảm chất lượng rau, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng của rau đối với người tiêu dùng. Do đó cần hướng dẫn, tập huấn bồi dưỡng kĩ năng sơ chế bảo quản, đóng gói cho người sơ chế, người thu gom nhất là hộ nông dân.

4.5.7 Giải pháp về chính sách

Để ngành sản xuất rau an toàn phát triển cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước. Cụ thể như chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi về vốn vay sản xuất cho các hộ nông dân trồng rau theo VietGAP, chính sách khuyến nông, trợ giá sản phẩm, hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ưu đãi, khuyến khích các hộ nông dân trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất và chế biến bảo quản sản phẩm RAT theo VietGAP.

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 81)