Tác nhân người thu gom:

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 71)

- Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý

4 Bưu điện và chợ

4.2.3.2 Tác nhân người thu gom:

* Đặc điểm chung: Tác nhân thu gom là những người tham gia vào ngành

hàng với vai trò là người thu mua sản phẩm từ tác nhân người sản xuất đến các tác nhân khác trong chuỗi giá trị. Đây là mắt xích đầu tiên nối giữ sản xuất với thị trường. Những người thuộc nhóm tác nhân này thường sinh sống trên địa bàn xã Tiền Yên, họ hoạt động với quy mô nhỏ trong phạm vi xã. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe máy.

Đặc điểm dễ nhận thấy của nhóm tác nhân thu gom là họ hoạt động không chuyên nghiệp và mang tính thời điểm. Họ tranh thủ lúc nông nhàn tham gia vào hoạt động thu gom để cải thiện thu nhập gia đình. Đối với HTX Tiền Lệ, tác nhân thu gom chủ yếu là thành viên trong hộ, họ thu gom rau của các thành viên khác để đi chợ bán. Thị trường chủ yếu là chợ Dịch Vọng và chợ Vạng.

Do quy mô hoạt động của HTX Tiền Lệ không lớn nên kênh hàng tại đây không có nhiều người thu gom, chỉ có khoảng 10 người, quy mô buôn bán nhỏ và hầu như tham gia buôn bán ít nhất là 15 năm. Chức năng của thu gom cũng rất đơn thuần và người thu gom không có hoạt động đa dạng như một số nơi khác. Rau được thu mua từ nông dân và sau đó vận chuyển đến các thị trường với hình thức bán buôn là chính có kết hợp với bán lẻ. Hoạt động trong ngày thường bắt đầu vào lúc 2h sáng và kết thúc ở chợ trước 7h.

* Hiệu quả kinh tế tác nhân thu gom:

Hoạt động thu mua sản phẩm: Nguồn cung ứng rau trong HTX Tiền Lệ có

thể đáp ứng được 100% nhu cầu của người thu gom tại Tiền Yên, khối lượng thu gom hàng ngày bình quân là 10 – 20kg, như vậy, trong một năm với gần như 12 tháng hoạt động, mỗi người thu gom có khả năng tiêu thụ từ 36 – 72 tạ rau các loại. Người thu gom thường thu mua hàng vào 2 thời điểm: buổi chiều hôm trước và buổi sáng sớm tại chợ Vạng. Hầu như thời điểm thu mua là vào buổi chiều để hôm sau bắt đầu đi chợ sớm, những người chưa có đủ hàng mới chờ buổi sáng đến chợ Vạng để mua. Giữa người thu gom và người sản xuất chưa có hợp đồng tiêu thụ. Nếu thời điểm không có hàng thì người thu gom thường đặt hàng trước, ngoài trường hợp đó thì người trồng rau phải tự tìm người để bán sản phẩm, tại ruộng hoặc chở đến nhà nhà người mua bằng xe đạp thồ hoặc xe máy. Giá mua phụ thuộc vào giá thị trường và có liên quan đến giá cả ngày hôm trước. Sản

phẩm được phân loại khi giao dịch. Việc phân loại chất lượng chủ yếu dựa vào mẫu mã rau, chênh lệch giá giữa loại 1 và 3 có thể từ 500 – 1000 đ/kg và thường thanh toán ngay.

Hoạt động bán sản phẩm: Rau được gom về nhà và được tưới nước giữ ẩm

để bán vào sáng ngày hôm sau tại các chợ đầu mối, nhưng hầu hết bán ở chợ Dịch Vọng. Vào vụ rau có thể đi 2 chuyến/ngày bằng xe máy. Bán buôn là hình thức chủ yếu và chiếm tới 80-90% khối lượng hàng

Khách hàng: Đầu ra của tác nhân thu gom là những người bán buôn, bán lẻ

và các nhà hàng, bếp ăn tập thể. Lượng rau rất nhỏ còn lại bán cho những người tiêu dùng đi chợ sớm. Tất cả người thu gom đều có khách hàng thường xuyên của mình. Chưa có bất kỳ một hợp đồng tiêu thụ nào giữa hai tác nhân này mà chỉ là những thoả thuận miệng. Ngay cả với các nhà hàng, bếp ăn tập thể cũng chưa tồn tại hình thức này. Cũng như trường hợp mua đầu vào, khách hàng có thể đặt hàng cho ngày hôm sau tại chợ, hoặc gọi điện yêu cầu lượng hàng bổ sung. Khối lượng hàng mua/ngày của mỗi người là khá ổn định. Thanh toán ngay khi bán hoặc có thể chậm lại từ 1-2 ngày đối với khách hàng quen. Người thu gom thường có lợi nhuận không ổn định do giá cả rau luôn biến động, tuy nhiên họ luôn đảm bảo mức lãi thường xuyên từ 60 – 100 ngàn đồng/ngày. Những hôm rau đắt thì có thể lên tới 150 – 200 ngàn. Theo quan điểm của những người thu gom thì buôn bán rau không đòi hỏi vốn lớn, có tiền ngay và không có nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển. Trong quá trình hoạt động, những rủi ro mà người thu gom có thể gặp phải là: hao hụt do dập nát, giá cả sụt giảm mà không đoán được trước, không có đủ hàng để mua vào thời điểm khan hiếm. Nhiều khi người mua hạ thấp chất lượng xuống để ép giá.

Bảng 4.7. Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân người thu gom rau an toàn VietGAP năm 2009 (tính bình quân trên 1 lứa/1 sào)

Diễn giải Thành tiền (1000đ) Cơ cấu (%)

1. Doanh thu (TR) 200 100

2. Chi phí trung gian (IC) 135 67.5

- Chi phí thu mua rau 120 60

- Vận chuyển 8 4 - Công cụ nhỏ 5 2.5 - Chi phí khác 2 1.0 3. GTGT (VA) ((3) =(1)-(2)) 65 32.5 4. Công lao động 23 11.5 5. Khấu hao TSCĐ 4 2.0

6. Lợi nhuận thuần (GPr) ((6)=(3)-(4)-(5)) 38 19.00 7. TR/IC (lần) 1.48 8. VA/IC (lần) 0.48 9. GPr/IC (lần) 0.28 10. TR/V (1000đ/công) 8.70 11. VA/V (1000đ/công) 2.83 12. GPr/V (1000đ/công) 1.65

(Nguồn: Từ số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w