- Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý
4 Bưu điện và chợ
4.1. Tình hình sản xuất rau và RAT theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nộ
Yên, Hoài Đức, Hà Nội
4.1.1 Tình hình sản xuất rau tại xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội
Tiền Yên là một xã có tổng dân số 6.140 người với 1.550 hộ, trong đó 90% tổng số hộ làm nghề nông nghiệp với 75 – 80% hộ trồng rau. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác thống kê đất đai xã Tiền Yên năm 2009, diện tích đất canh tác trên toàn xã là 165,12 ha, trong đó diện tích đất trồng cây rau màu chiếm tỷ lệ lớn với 70% tổng diện tích đất canh tác. Đa số người dân tại địa phương đều có thâm niên trông rau từ lâu đời. Điều này sẽ mang lại điều kiện rất thuận lợi cho người dân khi họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau để tăng năng suất bởi vì cây rau đã trở thành tập quán canh tác của các hộ. Đồng thời cũng cho thấy cây rau chiếm một vị trí hết sức quan trọng giúp người dân có công ăn việc làm đồng thời nâng cao đời sống. Như vậy, rau không những cung cấp lương thực cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân địa phương thông qua sản phẩm rau bán ra trên thị trường.
Tiền Yên có vị trí đất thuận lợi, là đất cát, nhiều phù sa, thuận lợi cho cây rau phát triển, vì vậy trong những năm qua, đây là một trong những xã đi đầu trong sản xuất rau về sản lượng và năng suất.
Diện tích ha 113,409 113,428 115,584
Năng suất TB Tạ/ha 462,31 450,23 464,32
Sản lượng Tạ 52.430,11 51.068,69 53.651,24
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên toàn xã qua các năm 2007, 2008, 2009
Nguồn: Phòng thống kê xã Tiền Yên 2009
Theo kết quả điều tra, biến động đất diện tích đất canh tác có sự tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2008, diện tích đất trồng cây rau màu là 113,428 ha, tăng 190m2 so với năm 2007, còn năm 2009 thì tăng 640m2 so với năm 2008. Sự biến động ổn định đất trên diện tích trồng rau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ yên tâm thâm canh và luân xen cây rau màu tạo năng suất cao. Riêng trong năm 2008, vào thời điểm vụ đông do ảnh hưởng của trận lụt lớn tại Hà Nội làm năng suất trung bình giảm đáng kể, giảm xuống 12,08 tạ/ha so với năm 2007. Năm 2009, điều kiện khí hậu thuận lợi nên năng suất cây rau đã cao trở lại, lên 464,32 tạ/sào.
Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhất là RAT của người tiêu dùng ngày một nhiều, cùng với nhiều kinh nghiệm sản xuất, năng động, nhạy bén với thị trường- HTX NN Tiền Lệ của xã Tiền Yên đã nhận được sự giúp đỡ của cấp trên và Phòng Nông nghiệp & PTNT Hoài Đức để xây dựng và triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT. Do vậy, vụ đông năm 2007, HTX NN Tiền Lệ đã được UBND huyện chọn làm nơi triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT, với quy mô 31ha/59ha diện tích cây màu. Tuy nhiên, từ tháng 11/ 2008, HTX Tiền Lệ đã được áp dụng sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP (rau an toàn VietGAP) trên diện tích 2,5ha/31ha do sự hỗ trợ từ dự án SuperChain. (Dự án SuperChain do Trung tâm hợp tác quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp phục vụ
Phát triển Pháp(CIRAD) điều phối, hoạt động tại Việt Nam do MALICA thực hiện, trong đó Malica là nhóm nghiên cứu tập hợp các cơ quan: Trung Tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp(CARAD), Viện Nghiên cứu rau quả(FAVRI) và Trung Tâm Phát triển nông thôn (IPSAD/ IPSARD).
4.1.2 Tình hình sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại xã Tiền Yên
Thôn Tiền Lệ thuộc xã Tiền Yên (Hoài Đức), có tổng diện tích đất tự nhiên 123ha, trong đó đất canh tác là 102,6ha. Phần lớn diện tích đất canh tác thuộc vùng đất bãi sông Đáy, rất thuận lợi cho sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa.
Do điều kiện đất thích hợp với chuyên canh rau màu nên bà con nhân dân thôn Tiền Lệ có truyền thống trồng rau màu từ lâu đời. Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhất là RAT của người tiêu dùng ngày một nhiều, cùng với nhiều kinh nghiệm sản xuất, năng động, nhạy bén với thị trường - HTX NN Tiền Lệ đã nhận được sự giúp đỡ của ban chỉ đạo cấp trên và Phòng Nông nghiệp & PTNT Hoài Đức xây dựng và triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT. Do vậy, vụ đông năm 2007, HTX NN Tiền Lệ đã được UBND huyện chọn làm nơi triển khai thực hiện dự án sản xuất RAT, với quy mô 31ha/51ha diện tích cây màu.
Được sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông huyện và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, HTX đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch với đầy đủ các công trình thủy lợi, nhà lưới, đường điện, đường giao thông..., tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa ra đường Láng - Hòa Lạc cách khu quy hoạch 1,5km.
Các loại rau chủ lực của HTX Tiền Lệ có thể kể tới như: Cải bắp, rau cải các loại, hành, rau mùi, rau dền, mùng tơi... Nhằm đảm bảo chất lượng thương hiệu RAT của địa phương, Ban quản trị HTX thống nhất xây dựng nguyên tắc chung về sản xuất RAT và nội quy, quy chế hoạt động của đội sản xuất. Với kế hoạch tổ chức sản xuất cụ thể, chặt chẽ đó, 100% các hộ trong vùng quy hoạch đã cam kết thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT.
Hiện tại, các hộ sản xuất rau trong vùng quy hoạch đang áp dụng đúng quy trình sản xuất RAT đã được Phòng Nông nghiệp & PTNT tập huấn trước đó. Họ chỉ sử dụng phân bón sinh học WEGH bón vào đất và qua lá; phân hữu cơ được ủ hoai mục, hạn chế tới mức thấp nhất thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. HTX cử 2 người làm công tác sơ chế rau tại nhà sơ chế tập trung của HTX, tại đây rau được rửa bằng nước giếng khoan, sau đó ngâm trong nước ôzôn 5% rồi đưa lên giá cao thoáng cho ráo nước và đưa đến nơi tiêu thụ.
Bên cạnh những thuận lợi, cũng có rất nhiều khó khăn trong sản xuất RAT ở Tiền Lệ cũng như bao HTX khác như: Giống rau mới năng suất, chất lượng; phân bón hữu cơ, vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng; công tác xác nhận chất lượng sản phẩm RAT; khâu tiêu thụ sản phẩm do mới đi vào sản xuất chưa tiếp cận được thị trường nhiều nơi...Song trước mắt, nhờ thực hiện nghiêm túc các quy trình sản xuất RAT nên sản phẩm rau của HTX NN Tiền Lệ đang được các đơn vị trên địa bàn huyện biết tới. Các bếp ăn của Huyện ủy, UBND huyện, các trường học, cơ quan... sử dụng thường xuyên, nâng cao giá trị cây rau địa phương so với trước kia.
Dựa trên những định hướng chiến lược phát triển RAT huyện Hoài Đức đến năm 2010. Do quá trình đô thị hóa, theo dự kiến đến năm 2010 toàn huyện chỉ còn trên 700 ha đất nông nghiệp vùng bãi ven sông Đáy. Cây trồng được xác định là những loại cây mang giá trị hàng hóa cao, trong đó tập trung phát triển RAT. Theo định hướng đến năm 2010 toàn huyện có 150 ha RAT bao gồm 7 xã ven sông Đáy (xã Song Phương, xã Tiền Yên,…).
Theo quy hoạch sản xuất RAT tại 2 xã Song Phương và Tiền Yên, với 3 HTX là Tiền Lệ 31ha, Phương Bảng 30ha, Phương Viên 58,5ha. Đến nay đã xây dựng 3 mô hình điểm sản xuất RAT theo hướng VietGAP của 3 HTX.
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất RAT tại 3 nhóm Tiền Lệ, Phương Viên và Phương Bảng
HTX Tiền Lệ HTX Phương viên HTX Phương
Bảng
Diện tích 2,5 2,2 1,5
Số hộ tham gia 18 63 63
Loại rau Cải mơ, cải chíp, cải bẹ, rau dền, hành, rau mùi,…
Cà chua, cải bắp, su hào, súp lơ, đậu đũa,…
Cải bắp, xu hào, xúp lơ
Huyện đã đầu tư kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước 45ha cho vùng quy hoạch RAT của 3 HTX. Kết quả do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phân tích (tháng 12/2007) cho thấy đất và nước của các vùng quy hoạch đều đảm bảo sản xuất RAT.
Với các hộ nông dân trong vùng quy hoạch đều là những hộ chuyên trồng rau màu, có kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và được nhiều cơ quan, tổ chức thường xuyên tập huấn về kĩ thuật sản xuất RAT. Đặc biệt là sự giúp đỡ của dự án Superchain của Malica.
Nhờ chính sách hỗ trợ của UBND huyện trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất RAT hỗ trợ 8 – 10 triệu đồng/ha cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất RAT. Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động thuê tư vấn lập hồ sơ thiết kế xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật; phân tích môi trường (đất, nước); thăm quan học tập mô hình; phân tích mẫu sản phẩm RAT. Và hỗ trợ 50% kinh phí cho các công trình: nhà lưới, nhà sơ chế, trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ…;
Trong năm 2008 – 2009 xây dựng đường điện cho khu vực 31ha; nhà sơ chế và nhà lưới cho mô hình điểm của HTX Tiền Lệ với tổng kinh phí là 1.438 triệu đồng. Và kinh phí đăng kí và hoàn thiện thủ tục chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho HTX.
Đến tháng 12/2008 tại Hoài Đức đã có 2 HTX đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP trên rau, HTX Tiền Lệ với 5 loại rau: cải chíp, cải ngọt, cải mơ, cải cúc, rau rền với diện tích 2,5ha, chi phí 46 triệu; HTX Phương Viên có 4 loại rau: cà chua, cải bắp, su hào và xúp lơ chi phí 40 triệu. Đến cuối tháng 12/2009 thời hạn giấy chứng nhận đã hết, chỉ còn loại rau rền của HTX Tiền Lệ là còn thời hạn đến tháng 6/2010.