Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 48)

- Tổ chức sản xuất RAT phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất RAT, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý

3.2.5Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

4 Bưu điện và chợ

3.2.5Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của sản xuất và kinh doanh nông nghiệp được chia thành 2 nhóm: các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất

+ Năng suất rau: là khối lượng rau tươi sản xuất ra trên 1 đơn vị diện tích ( 1 sào Bắc Bộ - 360m2) trong 1 chu kỳ sản xuất nhất định ( 1 vụ tính từ thời điểm sản xuất đến khi thu hoạch).

NS = SL/DT*360 = kg/sào

+ Sản lượng: SL của một loại rau là khối lượng rau tươi trên 1 mảnh lớn nhất trong số các mảnh có cùng trồng loại rau đó của hộ.

Công thức tính: Q = Q1+ Q2 + …+ Qn Trong đó: Q1, Q2,…, Qn: số lần bán

+ Sản phẩm P: Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. Trong ngành hàng rau thì sản phẩm của ngành hàng chính là rau.

- Giá trị sản xuất rau (GO): trong sản xuất rau thì chúng ta xác định giá trị sản xuất mỗi loại rau bằng tổng khối lượng sản phẩm chính thu được của mỗi loại rau nhân với giá bán của loại rau đó. Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất GO, còn đối với tác nhân kinh doanh: bán buôn, bán lẻ rau thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu TR. Hay nói cách khác, sản phẩm P chính là giá trị sản xuất của các tác nhân sản xuất; là doanh thu của tác nhân kinh doanh (P=GO=TR). Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu doanh thu TR chung cho tất các các nhân trong ngành hàng.

+ Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC = ∑Cj* Gj

Gj: đơn giá đầu vào thứ j

Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau gồm các khoản mục sau:

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ - Giống - Phân bón + Phân chuồng + Phân đạm + Phân NPK - Thuốc BVTV - Công lao động + Công làm đất + Công làm cỏ + Công thu hoạch - Chi phí thuê đất - Giá vốn rau - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ nhỏ - Chi phí khác - Giá vốn - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ - Thuê cửa hàng - Chi phí khác - Giá vốn - Vận chuyển - Công cụ, dụng cụ - Thuê cửa hàng - Chi phí khác

+ Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

VA = TR – IC = GO – IC

Đối với tác nhân sản xuất, giá trị gia tăng được tính bằng bằng giá trị tăng thêm của người sản xuất trên 1 sào: VA = GO - IC

Trong phân tích ngành hàng, VA là hiệu số giữa doanh thu và chi phí trung gian IC, trong đó TR và IC được tính toán đã trình bày ở trên.

Các bộ phận giá trị gia tăng VA bao gồm:

+ Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế, tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cố định có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉ đạt

mức chính xác tương đối đặt biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất rau, các tài sản thường có giá trị không lớn đủ để tính khấu hao.

+ Chi phí lao động: CL = L*PL

Trong đó: L là số công lao động đi thuê để sử dụng trong 1 chu kỳ sản xuất trên 1 đơn vị diện tích của 1 loại rau

PL là giá công lao động ( Giá công lao động thị trường hiện nay tại Tiền Lệ là 60 000VNĐ/ công)

+ Công lao động gia đình (V): là thời gian mà lao động gia đình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, bao gồm công làm đất, nhặt cỏ, bón phân, phun tưới (bơm) nước, thu hoạch và đem bán. Công lao động gia đình được tính là số ngày người tham gia lao động, mỗi công là một ngày tương ứng với 8 giờ lao động. - Tổng chi phí:

TC = IC + A + V* 60

- Thu nhập hỗn hợp: là phần thu nhập của hộ sản xuất lao động nông nghiệp và lợi nhuận tính trên 1 sào rau trên 1 năm.

MI = VA – (A +T)

Trong đó: VA là giá trị gia tăng A: Khấu hao TSCĐ

T: Thuế nông nghiệp ( T = 0 vì người dân sản xuất rau tại Tiền Yên được miễn thuế nông nghiệp và thủy lợi phí).

Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, chúng tôi không xét thu nhập thuần vì thực tế, đối với sản xuất nông nghiệp thì việc xây dựng chi phí gia đình là rất khó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất của từng vùng. Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp, họ không tính chi phí lao động gia đình và người nông dân không có thói quen hạch toán chi phí, tập quán “ lấy công làm lãi” đã trở nên rất quen thuộc đối với các hộ nông dân. Chính vì vậy, họ chỉ quan tâm

tới thu nhập hỗn hợp tính trên một đơn vị diện tích, tính trên công lao động và làm ra càng nhiều sản phẩm càng tốt.

* Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và chỉ tiêu khác nhau, trong phương pháp thường dùng là tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

- Tỷ suất sử dụng chi phí trung gian: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với chi phí trung gian:

+ GO/IC + VA/IC + MI/IC

- Hiệu quả sử dụng lao động: được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp với số công lao động gia đình: +GO/V

+ VA/V + MI/V

Một phần của tài liệu Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) (Trang 48)