Phƣơng pháp đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 54)

2.4.2.1. Đánh giá điều trị

Phục hồi giải phẫu: các biến số đƣợc đánh giá trên lâm sàng và X quang đƣợc ghi nhận ở cả tay gãy và tay lành.

* Góc mang lâm sàng: là góc nhọn hợp bởi trục giữa của cánh tay và trục giữa cẳng tay ở tƣ thế khuỷu duỗi thẳng, cẳng tay ngữa hoàn toàn.

Góc mang X quang (Góc cánh tay – khuỷu - cổ tay) Hình 2.6: Góc mang X quang (góc cánh tay – khuỷu – cổ tay).

* Góc mang X quang (góc cánh tay-khuỷu-cổ tay): là góc nhọn hợp bởi đƣờng giữa xƣơng cánh tay và đƣờng giữa hai xƣơng cẳng tay đƣợc đo trên phim X quang thẳng.

* Góc thân hành xương:là góc phía bên ngoài đƣợc hợp bởi trục giữa thân xƣơng cánh tay và đƣờng vẽ qua hai điểm tiêu biểu cho đƣờng kính rộng nhất của hành xƣơng cánh tay trên phim thẳng.

- Chỉ số bình thƣờng của góc thân hành xƣơng là 900. - Góc thân hành xƣơng > 900 là vẹo trong (Varus). - Góc thân hành xƣơng < 900 là vẹo ngoài (Valgus).

Hình 2.7: Góc thân hành xƣơng.

“Nguồn: Willkins, 1996” [117]

* Góc Baumann: là góc hợp bởi đƣờng thẳng góc với trục giữa xƣơng cánh tay và đƣờng tiếp xúc ngang qua nhân lồi cầu ngoài.

Góc Baumann (bình thƣờng là 150).

Vẹo trong Vẹo ngoài

Hình 2.8: Góc Baumann.

“Nguồn: Willkins, 1996” [117]

Đánh giá phục hồi chức năng

Chức năng, thẩm mỹ vùng khuỷu và kết quả cuối cùng của mỗi bệnh nhân đƣợc tính theo tiêu chuẩn của Flynn (1974). Yếu tố chức năng và thẩm mỹ đánh giá riêng. Kết quả chung của thẩm mỹ và chức năng đƣợc tính dựa trên yếu tố có kết quả đánh giá thấp hơn.

Thí dụ: kết quả chức năng tốt và kết quả thẩm mỹ trung bình  thì kết quả chung trung bình. Khuỷu vẹo trong coi nhƣ kết quả xấu.

Bảng 2.1: Đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Flynn biến đổi.

Kết quả Mức độ Thay đổi góc mang lâm sàng (thẩm mỹ) Mất biên độ vận động gấp duỗi khuỷu (chức năng) Tốt 00 – 50 00 – 50 Khá 60- 100 60 – 100 Trung bình 110- 150 110 – 150 Không đạt Xấu > 150 > 150

2.4.2.2. Đánh giá và xử trí các biến chứng

Biến chứng do gãy xƣơng

* Liệt thần kinh quay: - Đánh giá:

+ Mất duỗi cổ tay, mất duỗi ngón tay + Tê kẽ ngón I, II mặt lƣng bàn tay

- Xử trí: theo dõi sự hồi phục của thần kinh quay trong thời gian 6-12 tuần.

* Liệt thần kinh trụ: - Đánh giá:

+ Mất dạng, khép các ngón tay + Tê ngón 1/2 IV, V bàn tay

- Xử trí: theo dõi sự hồi phục của thần kinh trụ trong thời gian 6-12 tuần.

* Liệt thần kinh gian cốt trƣớc:

- Đánh giá: Mất gấp khớp liên đốt ngón I, mất gấp khớp liên đốt xa ngón II bàn tay.

- Xử trí: theo dõi sự hồi phục của thần kinh gian cốt trƣớc trong thời gian 6-12 tuần.

* Liệt thần kinh giữa: - Đánh giá:

+ Mất gấp khớp liên đốt ngón I, mất gấp khớp liên đốt xa ngón II bàn tay.

+ Tê ngón tay: I, II, III, 1/2 IV.

- Xử trí: theo dõi sự hồi phục của thần kinh giữa trong thời gian 6-12 tuần.

* Tổn thƣơng động mạch cánh tay có hoặc không có tổn thƣơng thần kinh giữa:

- Nếu lâm sàng mất mạch quay và bàn tay trắng lạnh: sau khi nắn kín và xuyên kim dƣới C-arm, mổ thám sát động mạch thì đầu. Đƣờng mổ là đƣờng trƣớc trong để thám sát động mạch cánh tay và thần kinh giữa.

- Nếu mất mạch quay bàn tay hồng: vẫn nắn kín dƣới C-arm và theo dõi sát động mạch cánh tay qua lâm sàng, siêu âm, MSCT, DSA… Khi có bằng chứng tắc mạch, phẫu thuật thám sát động mạch cánh tay ngay. Hƣớng xử trí động mạch cánh tay: bóc bao động mạch, nhỏ giọt lidocaine hoặc papaverine, hoặc cắt động mạch cánh tay nối tận-tận hoặc ghép mạch máu tùy theo tổn thƣơng.

* Biến chứng khi nắn chỉnh

Nắn kín thất bại:

+ Đánh giá: nắn kín ba lần dƣới màn tăng sáng mà không nắn chỉnh đƣợc hết các di lệch thì xem nhƣ nắn kín thất bại.

+ Xử trí: mổ mở để nắn chỉnh các di lệch và xuyên kim.

Mất mạch quay sau nắn kín: mổ thám sát ngay. * Biến chứng do xuyên kim

* Liệt thần kinh trụ sau mổ - Đánh giá:

+ Tê ngón 1/2 IV, V bàn tay - Xử trí:

Trƣờng hợp xuyên 2 kim chéo: xuyên thêm 1 kim phía ngoài trƣớc khi rút kim phía bên trụ và bó bột cánh bàn tay.

Trƣờng hợp xuyên 2 kim phía ngoài và 1 kim phía trong: rút kim phía bên trụ, giữ lại 2 kim phía ngoài và bó bột cánh bàn tay.

Theo dõi: đo điện cơ đồ khi tái khám sau mổ 2 tuần để xác định và theo dõi sự hồi phục của thần kinh trụ qua các thời điểm tái khám.

* Nhiễm khuẩn chân đinh:

- Đánh giá: chảy dịch, sƣng, đỏ vùng quanh chân đinh. - Xử trí: chăm sóc chân đinh, kháng sinh đƣờng uống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 54)