Liệt thần kinh quay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 96)

Chúng tôi có 2 trƣờng hợp tổn thƣơng thần kinh quay trong 14 ca có biến chứng chiếm 14,29%. Hai trƣờng hợp này đều do tổn thƣơng gãy trên lồi cầu di lệch ra sau và vào trong (phân loại IIIA theo Gartland). Nhƣ vậy gãy trên lồi cầu biến chứng liệt thần kinh quay hầu hết là loại gãy Gartland IIIA.

Hai trƣờng hợp liệt thần kinh quay đều hồi phục. Thời gian hồi phục từ 2 đến 6 tháng. Trung bình sau khoảng 2,5 tháng bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu duỗi đƣợc cổ tay, sau đó là các ngón tay, khoảng 3,5 tháng là bệnh nhân duỗi đƣợc tất cả các ngón và cổ tay.

Theo tác giả Campbell (2012):

 Có mối tƣơng quan rõ rệt giữa tổn thƣơng thần kinh quay và di lệch sau – trong đoạn gãy xa (di lệch IIIA của Gartland).

 Tổn thƣơng thần kinh quay trong tổn thƣơng gãy trên lồi cầu kiểu duỗi là tình trạng bị tạm ngƣng dẫn truyền thần kinh và sẽ hồi phục hoàn toàn.

 Đã có nhận xét rằng những trƣờng hợp đƣợc mổ thám sát trong chấn thƣơng đã không hồi phục nhanh hơn và không có chất lƣợng hồi phục cao hơn những trƣờng hợp đƣợc điều trị bảo tồn. Đối với những trƣờng hợp tổn thƣơng thần kinh quay kéo dài 3 tháng là thời gian trung bình để quyết định cần mổ thám sát.

Ý kiến chúng tôi:

 Đối với gãy trên lồi cầu di lệch độ IIIA là phải kiểm tra liệt thần kinh quay.

 Nắn kín dƣới C-ARM trong trƣờng hợp đến sớm và theo dõi khả năng hồi phục của thần kinh đến 3 tháng, nếu không hồi phục mới cân nhắc mổ thám sát.

Chỉ mổ thám sát nếu:

 Gãy hở trên lồi cầu.

 Can lệch hoặc bệnh nhân đến muộn đã có can xƣơng không nắn kín đƣợc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 96)