Biến chứng muộn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 38)

1.4.2.1. Cứng khuỷu

Mất gập nhiều có thể do ổ gãy chƣa đƣợc nắn hoàn chỉnh: mảnh gãy xa gập góc ra phía sau, mảnh gãy xa di lệch ra phía sau kèm cấn phía trƣớc hoặc do mảnh gãy xa xoay trong kèm theo cựa nhọn của mảnh gãy gần nhô vào trong. Ở trẻ nhỏ có khả năng tăng trƣởng lớn, có thể có sự tu chỉnh lớn ở phạm vi phía trƣớc do đó bất kỳ phẫu thuật chỉnh sửa nào nên đƣợc trì hoãn ít nhất một năm. Tuy nhiên, khả năng tu chỉnh của gập góc ra sau hoặc quá duỗi rất ít [100].

1.4.2.2. Viêm cơ cốt hóa

Viêm cơ cốt hóa thƣờng đƣợc đề cập đến nhƣ là một biến chứng có thể xảy ra, nhƣng hiếm [100]. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nắn và vật lý trị liệu thô bạo trong quá trình phục hồi chức năng [83] (hình 1.16).

Hình 1.16: Viêm cơ hóa cốt.

“Nguồn: Skaggs, 2010” [99]

Viêm cơ cốt hóa có thể đƣợc điều trị bảo tổn. Trong báo cáo 2 trƣờng hợp bị viêm cơ hóa cốt sau nắn kín gãy trên lồi cầu, Aitken (1943) [17] nhận thấy giới hạn vận động và canxi hóa biến mất sau hai năm.

1.4.2.3. Khớp giả

Vùng hành xƣơng đầu dƣới xƣơng cánh tay là vùng đƣợc tƣới máu dồi dào do đó gãy xƣơng vùng này thƣờng lành rất nhanh. Khớp giả trong gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay hiếm khi xảy ra. Wilkins và Beaty (1996) báo cáo duy nhất một trƣờng hợp khớp giả sau mổ hở [117].

1.4.2.4. Hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch lồi cầu trong liên quan tất cả các loại gãy ở đầu dƣới xƣơng cánh tay do sự cấp máu nuôi cho các trung tâm cốt hóa của lồi cầu trong rất mong manh. Có hai nguồn cấp máu riêng biệt. Một mạch máu đi từ phía ngoài và băng qua sụn tiếp hợp của lồi cầu trong. Nhánh mạch máu này nuôi dƣỡng nửa ngoài của lồi cầu trong (hình 1.17).

Hình 1.17: Sự cấp máu trong xƣơng của đầu dƣới xƣơng cánh tay.

“Nguồn: Skaggs, 2010” [99]

Nếu đƣờng gãy nằm rất thấp, mạch máu này có thể bị tổn thƣơng, gây hoại tử vô mạch trung tâm cốt hóa này. Biến chứng này có thể tạo ra biến dạng hình đuôi cá cổ điển (hình 1.18). Theo Skaggs, nguyên nhân phổ biến nhất của hoại tử xƣơng vô mạch lồi cầu trong là mở nắn gãy trên lồi cầu qua đƣờng phía sau, làm phá vỡ sự cung cấp máu cho lồi cầu trong [99].

Hình 1.18: Hoại tử vô mạch lồi cầu trong.

1.4.2.5. Khuỷu vẹo trong

Xuất độ khuỷu vẹo trong đang giảm dần. Trƣớc đây, khi các bệnh nhân đƣợc điều trị chủ yếu với phƣơng pháp nắn kín bó bột, xuất độ của khuỷu vẹo trong sau gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay thay đổi từ 9% đến 58% [37], [54]. Việc sử dụng phƣơng pháp xuyên kim qua da đã góp phần làm giảm xuất độ của biến dạng này. Trong một nghiên cứu lớn của Pirone và cộng sự thực hiện ở bệnh viện Toronto dành cho trẻ em, Canada [83] xuất độ của khuỷu vẹo trong ở các bệnh nhân đƣợc nắn kín bó bột là 14% so với 3% đƣợc xuyên kim qua da. Sự giảm xuất độ khuỷu vẹo trong với phƣơng pháp xuyên kim qua da cũng đƣợc phản ánh trong các báo cáo khác [19], [27].

Nguyên nhân của khuỷu vẹo trong là do gập góc ở hành xƣơng. Các nghiên cứu trên xác bởi Stimson [107]cuối thế kỷ XIX cho thấy biến dạng nằm ở hành xƣơng và mặt khớp không bị ảnh hƣởng. Khái niệm khuỷu vẹo trong là kết quả của gập góc còn sót lại trong mặt phẳng trán của đoạn gãy xa vẫn còn đƣợc chấp nhận rộng rãi [36].

Điều trị khuỷu vẹo trong:

Điều trị bảo tồn: Điều trị bảo tồn các trƣờng hợp khuỷu vẹo trong thƣờng không kết quả. Phƣơng pháp sửa biến dạng duy nhất là phẫu thuật đục xƣơng sửa trục.

Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật sửa khuỷu vẹo trong mang lại các kết quả khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công đƣợc cải thiện theo thời gian và kinh nghiệm tích lũy. Trong lô nghiên cứu của Ippolito và cộng sự [57]với thời gian theo dõi trung bình là 23 năm, gần 50% các trƣờng hợp có kết quả tệ hơn. Tuy vậy, những trƣờng hợp đục xƣơng sửa trục này đƣợc thực hiện hơn 20 năm trƣớc. Sau đó, hai lô đục xƣơng sửa trục thực hiện từ năm 1979 đến năm 1989, tổng cộng có 28 bệnh nhân, tỷ lệ kết quả không vừa ý chỉ là 14%.

Đây là một cải thiện đáng kể so với những lô trƣớc đó [64], [77] với tỷ lệ không vừa ý từ 20% đến 30%.

1.4.2.6. Khuỷu vẹo ngoài

Khuỷu vẹo ngoài ít đƣợc đề cập trong y văn. Khuỷu vẹo ngoài chủ yếu xảy ra ở những trƣờng hợp gãy di lệch sau ngoài, đặc biệt khi đoạn gãy xa xoay ngoài. Trong trƣờng hợp này, nơi bám tận của các cơ nhị đầu và tam đầu dịch chuyển ra phía ngoài của trục dọc thân xƣơng cánh tay và do đó chúng có khuynh hƣớng bẻ đoạn gãy xa gập góc ra phía ngoài (hình 1.19).

Khuỷu vẹo ngoài cũng có thể là di chứng của những trƣờng hợp gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay kiểu gập. Trong gãy kiểu gập, đoạn gãy xa có khuynh hƣớng xoay theo hƣớng trƣớc ngoài. Hậu quả là có thể tạo ra khuỷu vẹo ngoài kèm theo co rút gập.

Hình 1.19: Di lệch sau ngoài gây vẹo ngoài.

Mất độ duỗi: y văn ít đề cập đến hậu quả của khuỷu vẹo ngoài sau gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay. Trong một nghiên cứu 14 trƣờng hợp biến dạng khuỷu bởi Langenskiold và Kivilaakso [66] chỉ 3 trƣờng hợp có khuỷu vẹo ngoài. Trong cả 3 trƣờng hợp này, độ duỗi mất từ 250

đến 500.

Xuất độ và sự xuất hiện phối hợp của biến chứng liệt thần kinh trụ muộn trong trƣờng hợp khuỷu vẹo ngoài đơn thuần sau gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay cũng không đƣợc biết rõ. Trong một nghiên cứu dài hạn bởi Ippolito và cộng sự [56], không có bệnh nhân nào bị liệt trụ muộn. Tuy nhiên, trong 3 trƣờng hợp khuỷu vẹo ngoài sau gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay đƣợc mô tả bởi Langenskiold và Kivilaakso [66], liệt trụ muộn xảy ra ở 1 trƣờng hợp 5 năm sau gãy.

Tóm lại, khuỷu vẹo ngoài gây mất chức năng nhiều hơn, mất khả năng duỗi và có thể liệt trụ muộn. Hậu quả thẩm mỹ ít quan trọng hơn bởi vì khuỷu vẹo ngoài chỉ là sự tăng góc mang bình thƣờng của khuỷu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)