Tổn thƣơng thần kinh giữa và thần kinh gian cốt trƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 98)

Có liên quan đến di lệch ra sau và vào trong (loại IIIB) thƣờng kèm theo với tổn thƣơng động mạch cánh tay.

- Thần kinh giữa và thần kinh gian cốt trƣớc:

Trong 102 trƣờng hợp gãy kín trên lồi cầu xuyên kim kín dƣới màn tăng sáng có 3 trƣờng hợp tổn thƣơng thần kinh giữa và gian cốt trƣớc chiếm 2,94% và chiếm 21,43% trong 14 ca biến chứng. Trong đó:

- Có 2/14 trƣờng hợp thần kinh gian cốt trƣớc bị tổn thƣơng riêng rẽ chiếm 14,28% tai biến do gãy trên lồi cầu gây ra.

- Một trƣờng hợp tổn thƣơng thần kinh giữa kèm thần kinh trụ.

Theo y văn thần kinh gian cốt trƣớc có thể bị tổn thƣơng riêng rẽ. Vị trí của thần kinh gian cốt trƣớc nằm ở cẳng tay khiến nó dễ bị tổn thƣơng. Thật vậy, thần kinh gian cốt trƣớc có thể bị rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân chấn thƣơng gì. Ngƣời đầu tiên nhận ra tổn thƣơng riêng rẽ thần kinh gian cốt trƣớc có thể bị tổn thƣơng nhƣ là một dây thần kinh đơn độc là Spinner (1969) [104]. Những nghiên cứu về giải phẫu của ông đã cho thấy rằng là khi đoạn gãy xa di lệch sau ngoài, thần kinh gian cốt trƣớc có thể bị đè vào 1 trong 4 cấu trúc ở phía trƣớc, đó là đầu phụ của cơ gấp ngón cái, các động mạch bên trụ, một cơ phụ đi từ cơ gấp chung nông các ngón đến cơ gấp ngón cái dài, hoặc là đầu gân sâu của cơ sấp tròn. Bởi vì thần kinh gian cốt trƣớc chỉ cung cấp các nhánh vận động đến cơ gấp ngón cái dài, gân gấp sâu của ngón trỏ, nên những tổn thƣơng vận động này sẽ không đƣợc phát hiện trừ khi chú tâm ý tìm và không có rối loạn cảm giác nào.

Tất cả 3 trƣờng hợp của chúng tôi đều tự hồi phục trong vòng 1 đến 3 tháng mà không cần xử lý gì thêm, vì vậy chúng tôi khuyến cáo không cần

mổ thám sát thần kinh trong 3 tháng đầu tiên, sau 3 tháng tùy từng trƣờng hợp nếu vẫn không hồi phục thì mổ thám sát.

Chúng tôi có 1 trƣờng hợp tổn thƣơng thần kinh giữa và thần kinh trụ theo dõi 3 tháng không hồi phục (bệnh nhân số hồ sơ 793NH/13 Trần Minh L.), trƣờng hợp này không đƣợc ghi nhận trƣớc khi điều trị, khi tái khám mới phát hiện bệnh nhân tổn thƣơng thần kinh trụ và giữa, sau 3 tháng theo dõi không hồi phục, chúng tôi quyết định mổ thám sát thì thấy thần kinh giữa và thần kinh trụ bị dính vào mô xung quanh, bao ngoài thần kinh dầy lên. Sau khi mổ gỡ dính và bóc bao thần kinh thì trong vòng 1 tuần bệnh nhi đã bớt co rút các ngón tay và hồi phục sau 1 tháng mổ thám sát. Vì vậy, theo tình hình y tế của Việt Nam (bệnh nhân ở xa khó theo dõi và tái khám, khả năng tuân thủ điều trị thấp), chúng tôi kiến nghị theo dõi thần kinh tới ngƣỡng 3 tháng là mốc để quyết định mổ thám sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)