4.2.1.1. Đặc điểm hình thái lá
Bộ lá của cây ngoài chức năng chính là quang hợp còn thể hiện đặc
điểm của giống. Ngoài ra bộ lá là chỉ tiêu để cho biết sức sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Thông qua hệ thống diệp lục dưới bề mặt lá giúp biến đổi quang năng từ ánh sáng mặt trời thành hoá năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, chính vì thế bộ lá khoẻ mạnh sẽ làm tăng khả năng chuyển hoá chất dinh dưỡng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Đặc điểm kích thước lá của các loại cây trồng phản ánh đặc tính di truyền của giống.
Tuổi thọ của lá thay đổi theo tùy theo điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây, ởđiều kiện tự nhiên nước ta nói chung tuổi thọ trung bình của lá là 15 đến 24 tháng, ở vùng á nhiệt đới có thể dài hơn. Lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở nước ta rụng nhiều vào mùa đông.
Các chỉ tiêu theo dõi về lá như hình dạng, kích thước, màu sắc góp phần trong việc đánh giá tổng thể giống. Những giống có bộ lá xanh tốt, bản lá rộng, lá dày, xanh đậm, nhẵn phẳng. Điều này thể hiện một giống có triển vọng về năng suất. Số lượng lá trên cành mang quả cũng có ý nghĩa trong việc
đánh giá mối quan hệ giữa số lá và kích thước, mẫu mã của quả. Số lá trên cành mang quả nhiều, xanh tốt, lá không bị biến dạng, bản lá to rộng, không bị sâu bệnh hại tấn công thì quả trên cành đó sẽ có kích thước quả lớn, mã quả đẹp, hình dạng đẹp. Ngược lại, nếu cành mang quả có ít lá, kích thước lá nhỏ
thì quả ít, kích thước quả nhỏ, mẫu mã quả không đẹp. Trên cơ sở này việc theo dõi và mô tả đặc điểm lá của các công thức thí nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Vì ở mỗi điều kiện sinh thái và chế độ canh tác khác nhau một
45
giống luôn có sự khác nhau về bộ lá, tuy nhiên chúng ta đã biết đặc điểm về lá phần lớn là do đặc tính di truyền của giống quy định.
Qua quá trình theo dõi đặc điểm hình thái lá của giống bưởi Diễn và ổi
Đông dư trồng tại Pác Bó Cao Bằng chúng tôi có bảng số liệu được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4: Đặc điểm, kích thước lá của các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Chiều dài lá(cm) Rộng lá(cm) Dài /rộng Hình dạng Màu sắc Bưởi Diễn 15,21 6,30 2,41 Hình trứng Xanh hơi đậm Ổi Đông dư 10,86 5,6 1,93 Bầu dục Xanh hơi nhạt
Qua bảng số liệu cho thấy sự sinh trưởng của lá bưởi có chiều dài trung bình lá là 15,21 cm, rộng 6,30 cm, lá có màu xanh hơi đậm và có hình trứng.
Chiều dài trung bình lá ổi 11,86 cm rộng 5,6 cm, lá hình bầu dục và có màu xanh hơi nhạt. Lá sinh trưởng tốt.
4.2.1.2. Đặc điểm hình thái cây của giống bưởi Diễn và ổi Đông dư
Mô tả đặc điểm phân cành là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Có những giống có khả năng phân cành sớm hoặc muộn, phân cành thấp hoặc cao, mạnh hay yếu. Một mặt phụ
thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và chếđộ chăm sóc.
Theo dõi về đặc điểm phân cành của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng 4.5.
46
Bảng 4.5 : Đặc điểm phân cành của các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Đặc điểm phân cành Mật độ gai Số cành cấp I (cành) Độ cao phân cành cấp I (cm) Số cành cấp II (cành) Độ cao phân cành cấp II (cm) Dạng tán cây
Bưởi Diễn PC Đứng Không
có 2,77 37,94 7,00 51,66 Ổi Đông dư PC đứng Không có 2,60 39,35 10,10 46,60 Mâm xôi Qua bảng 4.5 ta thấy:
Đặc điểm phân cành: Hầu hết các công thức đều có góc phân cành < 450 nên chúng đều thuộc dạng phân cành theo hướng đứng.
Mật độ gai: giống bưởi thí nghiệm không có gai đây là ưu điểm để
người làm vườn thuận tiện cho việc chăm sóc.
Số cành cấp I, số cành cấp II: qua theo dõi chúng tôi thấy số cành cấp I của các công thức 1 trung bình là 2,77 cành, độ cao phân cành là 37,94 cm, số cành cấp II của các công thức 7,00 cành, độ cao phân cành là 51,66 cm, cây có đặc điểm phân cành đứng và độ cao phân cành hợp lý thuận tiện cho việc chăm sóc.
Ở công thức 2 số cành cấp 1 trung bình có 2,6 cành và độ cao phân cành cấp 1 là 39,35 cm, số cành cấp 2 là 10,10 càn trên cây, đôc cao phân cành cấp 2 là 46,60 cm, góc phân cành đứng.
Qua theo dõi nhìn chung ta thấy số cành ở các công thức không nhiều vì trong lúc đưa cây lên trồng đã đồng thời tiến hành cắt tỉa tạo tán cho cây, trong thời gian ngắn nên cây chưa có nhiều cành.
47
4.2.1.3. Tình hình ra lộc hè của giống bưởi Diễn và ổi Đông Dư
Tình hình ra lộc của cây ăn quả phản ánh khả năng sinh trưởng của giống. Tuy nhiên ở mỗi một loại cây ăn quả do đặc tính di truyền mà chúng phản ứng nhất định với môi tường. Do đó mà tình hình ra lộc là phản ứng của giống đối với ngoại cảnh và điều kiện sống. Giống mà ra lộc nhiều, lộc dài và số lá trên cành nhiều thì giống đó có khả năng sinh trưởng tốt, sớm ổn định khung tán trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để bước vào giai đoạn kinh doanh, nếu cây ra lộc nhiều đó chính là cơ sở cây ra hoa nhiều, nhiều quả và đem lại năng suất cao. Đối với cây ăn quả nói chung thì sự xuất hiện lộc là sự biểu hiện của một giai đoạn sinh trưởng mới.
Hàng năm cây có thể ra nhiều đợt lộc khác nhau tùy vào giống, tuổi cây, khí hậu thời tiết, dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc. Cây thường ra 4 đợt lộc: Lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc đông. Lộc ra nhiều và xung sức là biểu hiện của điều kiện sống phù hợp và chăm sóc tốt. Qua theo dõi về tình hình ra lộc của các công thức thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6 : Đặc điểm sinh trưởng lộc hè của các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu Công thức Ngày ra lộc (ngày) Ngày ra lộc rộ (ngày) Ngày kết thúc ra lộc (ngày) Bắt đầu ra lộc đến kết thúc ra lộc (ngày) Số lộc/cây (lộc) Bưởi Diễn 16 / 6 24 / 6 30 / 6 14,2 20,44
Ổi Đông dư 18 / 6 24 / 6 2 / 7 12,20 28,22
Qua bảng số liệu cho thấy :
Bưởi Diễn có thời gian từ xuất hiện lộc đến khi ra lộc rộ là 8 ngày, từ
48
lệch nhau nhưng không đáng kể dao động từ 14,2 ngày, số lộc trên cây khá cao 20,44 lộc.
Còn ở cây ổi Đông dư thì thời gian từ xuất hiện lộc đến ra lộc rộ là 6 ngày và thời gian từ bắt đầu ra lộc đến kết thúc ra lộc là 12,2 ngày, số lộc trên cây là 28,22 lộc.
Nhìn chung lộc hè đợt này ra đều tập trung và kết thúc khá muộn. Thời gian kết thúc ra lộc tập trung trong tháng 6 và số lộc trên cây nhiều vì trong thời gian này điều kiện khí hậu và thời tiết và lượng mưa thuận lợi cho việc sinh trưởng của lộc, quá trình ra lộc tập trung tạo điều kiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận lợi.
4.2.1.4. Khả năng tăng trưởng hình thái cây của giống bưởi Diễn và ổi Đông dư
Đặc điểm hình thái cây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để phân biệt các giống cây trồng với nhau. Khả năng sinh trưởng hình thái cây ngoài việc phụ thuộc giống còn phụ thuộc vào điều kiện sinh sống, nếu điều kiện sinh sống thuận lợi cây sinh trưởng mạnh thì hình thái cây sẽ tăng trưởng mạnh và ngược lại. Khả năng sinh trưởng hình thái cây được thể hiện thông qua các chỉ
số động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc cây. Tùy vào các loại giống cây ăn quả mà có hình thái tán cây khác nhau, có giống tán xòe rộng, có giống tán hẹp ngọn,... Tùy vào đặc điểm hình thái tán mà ta có thể điều chỉnh mật độ, khoảng cách trồng sao cho cây sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất và hạn chế được tác động xấu của ngoại cảnh cũng như sâu bệnh sao cho sinh trưởng tốt nhất. Cây tán rộng dễ thu hoạch và ít chịu ảnh hưởng của gió bão, đồng thời khi ta áp dụng các biện pháp kỹ
thuật như phun thuốc, tỉa cành đơn giản và thuận tiện hơn.
Đặc điểm hình thái tán ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất sau này của cây, cây có bộ khung tán đều đẹp sẽ có khả năng cho năng suất cao hơn
49
cây có bộ tán không đều. Hàng năm tán được mở rộng nhờ sự sinh trưởng của cây và sự hình thành thông qua các đợt lộc tạo cho cây có bộ khung tán to nhỏ
khác nhau, là tiền đề cho năng suất cao và ổn định. Vì vậy cần tiến hành chăm sóc, cắt tỉa tạo tán ngay từ khi cây còn nhỏ.
Động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán là những chỉ tiêu giúp ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống cây.
Trong điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc như nhau với các loại cây ăn quả khác nhau luôn có sự chênh lệch về chiều cao, đường kính gốc, đường kính tán. Đó là sự chênh giữa các lần theo dõi, sự chênh lệch đó
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7 : Đặc điểm hình thái của các công thức thí nghiệm
(Đơn vị: Cm)
Công thức
Tháng
Chỉ tiêu 6 7 8
Bưởi Diễn
Chiều cao cây 232,0 260,0 278,0
Đường kính gốc cây 4,1 4,2 4,4
Đường kính tán cây 118,0 130,0 136,0
Ổi Đông dư
Chiều cao cây 188,0 220,0 236,0
Đường kính gốc cây 7,1 7,5 7,8
Đường kính tán cây 186,3 200,0 208,7
Động thái tăng trưởng chiều cao
Đối với cây ăn quả nói chung thì chiều cao cây là một trong những chỉ
tiêu quan trọng. Tùy vào mỗi giống khác nhau đều có khả năng sinh trưởng khác nhau, mức độ tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào đặc điểm di truyền
50
của giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Giống bưởi đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nên trong quá trình chăm sóc có tiến hành cắt tỉa tạo tán cây.
Chúng tôi bắt dầu theo dõi thí nghiệm từ tháng 6 / 2014 thì chiều cao trung bình cây bưởi là 232,0 cm, sau 3 tháng theo dõi cây cao 278,0 cm, tăng
được 46 cm. Còn cây ổi Đông dư thì chiều cao trung bình cây là 188,0 cm qua 3 tháng theo dõi cây cao trung bình là 236,0 cm tăng được 48 cm.
Động thái tăng trưởng đường kính tán
Đường kính tán là chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá được khả năng sinh trưởng của các giống cây ăn quả nói chung. Trong điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc như nhau, cây nào có khả năng tăng trưởng đường kính tán lớn chứng tỏ cây đó có sức sinh trưởng nhanh và ngược lại. đường kính tán cây tăng dần theo tuổi cây, nó liên quan chặt chẽ tới khả năng cho năng suất của cây, là cơ sở để xác định biện pháp bón phân.
Qua 3 tháng theo dõi thì đường kính tán cây tăng khá nhanh, đường kính tán cây của cây bưởi Diễn trung bình tháng 6 là 118,0 cm, đến tháng 8 là 136,0 cm, tăng được 18 cm. Đường kính tán cây của giống ổi Đông dư qua theo dõi tăng thêm được 22,4 cm, cây sinh trưởng tốt, cành lá phát triển mạnh.
Động thái tăng trưởng đường kính gốc
Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây và đường kính tán cây thì động thái tăng trưởng đường kính gốc giúp ta biết được rõ hơn khả năng sinh trưởng của giống vì gốc là bộ phận nâng đỡ thân cây, cành lá và quả.
Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống, nó liên quan đến khả năng chống chịu của cây và liên quan đến khả năng tạo tán của cây. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng cũng phụ thuộc vào
51
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Nhìn chung đường kính gốc cây bưởi qua các tháng đều tăng nhưng tốc độ tăng chậm, qua theo dõi ta thấy đường kính gốc trung bình là 4,1 – 4,4 cm, trung bình tăng được 0,3 cm.
Đường kính gốc cây ổi từ lúc bắt đầu theo dõi là trung bình 7,1 cm đến kết thúc theo dõi là 7,8 cm, tăng thêm được 0,7 cm.
Qua số liệu trên cho thấy : Cả bưởi Diễn và ổi Đông dư đều tăng khá nhanh về chiều cao cây, đường kính tán và đường kính gốc cây vì trong thời gian theo dõi có nhiệt độ và ẩm độđất cũng nhưẩm độ không khí khá cao phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây.