Tình hình sản xuất quả trên thế giới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 26)

Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, tuỳ điều kiện về khí hậu, địa hình và đất đai mà mỗi nước có một hoặc nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới: Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á trồng nhiều các loại cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt

đới (chuối, dứa, xoài, cam, quýt…) Các nước vùng ôn đới trồng nhiều các cây

ăn quả có khả năng chịu lạnh (lê, táo, mơ, mận, nho…).

Theo số liệu thống kê của FAO statistics production – 2006, năm 2006 tổng sản lượng quả của thế giới đạt trên 526.496,05 tấn. Trong đó có 5 nước có sản lượng quả đứng đầu thế giới là: Trung Quốc, Ấn Độ, Baraxin, Mỹ, Italia.

20

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất quả của một số nước năm 2006 (1000 tấn) Tên nước Tổng sản

lượng Cam quýt Chuối Nho Táo Toàn thế giới 526.496,05 6.870,02 70.756,35 68.952,79 63.804,53 Trung Quốc 93.409,50 1130 7.053,00 6.375,00 26.065,50 Ấn Độ 43.524,55 1.130,13 11.710,30 1.546,30 1.739.000 Mỹ 27.327,53 2903 907 6.039,56 4.568,63 Baraxin 37.735,72 - 7.088,21 1.220,19 861,39 Italia 17.812,032 2921 386 8.325,89 2.112.720

Tây Ban Nha 16.513,90 1500 362.200 6.401,5 660.700

Mêxicô 15.384,73 3961 2.196.819 2.440,73 601.500

Pháp 9.681,70 - - 6.692,55 1.705,46

Thổ Nhĩ Kỳ 12.563,04 3000 178.205 4.000,06 2.002,03

Thái Lan 8.648,26 6000 186.485 45.000 -

Việt Nam 5.960,69 - 1.344,0 2860 -

(Nguồn: FAO statistics production – 2006)

Trong các loại quả thì quả có múi , bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi… chiếm sản lượng tới 13,10% tổng sản lượng các loại quả trên thế giới, nguyên nhân là do quả có múi có thể trồng trọt rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, từ

vùng nhiệt đới tới vùng á nhiệt đới, đồng thời có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm, được đông đảo người sử dụng ưa thích.

Các loại quả chuối, nho, táo chiếm vị trí quan trọng trong tổng sản lượng quả trên thế giới, các loại quả này có sản lượng lớn là do năng suất cao: chuối, táo và nho có giá trị sử dụng lớn: nho vừa dùng để ăn tươi, khô, vừa dùng để chế biến rượu .

Hiện nay Trung Quốc là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất các loại quả với sản lượng chiếm 17,74% tổng sản lượng quả của thế giới, trong

21

đó sản lượng táo chiếm tới 27,88%. Các nước Ấn Độ, Mỹ, Braxin là những nước có sản lượng quả lớn, trong đó Ấn Độ đứng đầu thế giới về sản xuất chuối, Italia đứng đầu thế giới về sản xuất nho…

Bảng 2.2: Diễn biến sản lượng quả qua các năm của một số nước ( tấn)

Nước 199-2001 2003 2004 Toàn thế giới 1.207.588,0 1.345.056,0 1.383.649 Trung Quốc 387.916,0 486.694,0 506.634 Ấn Độ 117.364,0 126.640,0 127.560 Braxin 42.866,0 44.037,0 43.774 Mỹ 715,0 869,0 977 Italia 33.876,0 29.890,0 34.276 Việt Nam 10.923,0 12.726,0 13.254

(Ngồn: FAO statistic production – 2004)

Việt Nam hiện đứng hàng thứ 21 trên thế giới về sản lượng các loại quả

và đứng thứ 30 trên thế giới về diện tích thu hoạch các loại quả. Sản phẩm quả chính của Việt Nam là các loại quả nhiệt đới: chuối, dứa, thanh long, xoài và các loại quả á nhiệt đới: cam, quýt, nhãn, vải…

Hiện nay trên thế giới hầu hết các loại quảđều tham gia vào thị trường thương mại, các loại quảđược sản xuất nhiều là: nho, quả có múi, chuối, dứa, táo, mận, xoài…trong đó chuối chiếm vị trí đứng đầu trong số lượng quả tươi lưu thông trên thị trường, tiếp đến các loại quả có múi: cam, quýt, chanh, bưởi và táo.

Các nước xuất khẩu quả nhiều chính là các nước có sản lượng sản xuất các loại quả cao: Trung Quốc, Pháp, Indonesia… các nước nhập khẩu quả

nhiều chủ yếu là các nước phát triển ở Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc… Châu Âu: Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ… do các nước này khí hậu ôn đới, không trồng được các loại quả á nhiệt đới và nhiệt đới.

22

Mỹ là nước đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất các loại quả, nhưng hàng năm Mỹ vẫn nhập rất nhiều các loại quả với số lượng lớn, do dân số của Mỹđông và nhu cầu sử dụng lớn.

Trung Quốc năm 2001 là nước đứng đầu trên thế giới về sản xuất các loại quả, tuy nhiên Trung Quốc cũng là nước xuất nhập quả lớn. Với dân số đông, hàng năm Trung Quốc phải nhập tới 6.823,24 tấn quả tươi, trị giá gần 177.838,07 nghìn đôla, đồng thời Trung Quốc cũng xuất khẩu những loại quả

tươi thế mạnh: táo, mận…sang các thị trường khác với số lượng 518.343,45 tấn với giá trị 325.555,54 nghìn đôla.

Các nước Tây Âu và Bắc Mỹ: Đức, Pháp, Mỹ, Canada…là các thị

trường xuất nhập quả nhiều vì ở các khu vực này đời sống của người dân cao, mức độ sử dụng lớn, đồng thời điều kiện tự nhiên hạn chế sự sản xuất của một số loại quả, nhất là các loại quả nhiệt đới.

Theo tin từ Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD) phát ngày 29/11/2002, năm 2002 do điều kiện khí hậu không thuận lợi tại một số quốc gia Mỹ, Úc và Niudilân nên lượng táo tiêu thụ toàn cầu đang trong tình trạng thiếu hụt. Do vậy, dự tính giá táo trên thị trường thế

23

Bảng 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu một số loại quả tươi năm 2005 Quốc gia

Nhập khẩu Xuất khẩu

Số lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Số lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Thế giới 1.338.359,72 1.040.236,86 1.700.701,59 1.609.219,53 Úc 6.237,58 12.078.05 4.260,91 9.647,67 Trung Quốc 6.823,24 177.838,07 518.343,45 325.555,54 Pháp 18.725,94 36.967,33 57,343,45 90.675,34 Hy Lạp 12.377,02 14.890,74 1.617,75 3.118,86 Ấn Độ 44.010,62 24.431,00 2.900,73 3.32,14 Indonesia 12.307,64 8.253,03 50.559,87 34.441,59 Israel 29.599,73 44.066,25 1.390,25 2.537,20 Italia 21.053,25 29.794,68 33.998,81 44.622,27 Nhật 1.486,48 2.934,49 9.293,64 28.705,84 Malaysia 48.935,82 14.647,95 16.670,97 12.107,75 Mexico 74.670,81 26,404,57 6.884,42 8.642,10 Pakistan 41,520,34 10.100,43 613,26 428,39

Tây Ban Nha 105.944,36 98.967,33 39.038,84 50.362,15

Mỹ 32.676,96 49.918,66 78.543,52 91.076,48

(Nguồn: FAO statistic trade – 2005)

Trước tình hình thiếu hụt táo trên thị trường thế giới, năm 2003 lượng táo xuất khẩu của Nam Phi ước tính sẽ tăng 20%.

Công ty cung ứng trái cây Maluti đã cố gắng đáp ứng nhu cầu đang rất lớn hiện nay và kiếm được nhiều lợi nhuận nhờ việc tăng giá cao mặc dù đồng Rand Nam Phi đang tăng giá so với đồng đôla. Trong khi đó, công ty Cape, một đối thủ của công ty Maluti ở miền đông Nam Phi lại không thể thu được lợi nhuận với cơ hội này. Nguyên nhân là do sản lượng táo của công ty Cape

24

năm nay ước giảm khoảng 25%.

Cũng theo tin từ Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD) phát ngày 26/11/2002, dự tính niên vụ 2002-2003 lượng kiwi thu hoạch của Ý sẽđạt 394.000 tấn, tăng 20% so với 329.000 tấn niên vụ

trước. Đây sẽ là một mùa kiwi bội thu. Lượng kiwi thu hoạch ở Lazio, khu vực trồng kiwi lớn nhất nước Ý- ước tăng 27% là 102.000 tấn. Ngoài ra, ba vùng Piedmont, Veneto và Emilia Romagna dự tính cũng sẽ thu hoạch tương

ứng là 88.155 tấn (tăng 27%), 51.676 tấn (tằng 4,1%) và 69.342 tấn (tăng 6,6%). Được biết, 80% khối lượng kiwi của Ý chủ yếu tập trung tại 4 khu vực này. Những khu vực khác dự tính mức sản lượng cũng sẽ tăng khoảng 26%.

Hiện nay, hơn 21.000 ha diện tích trồng rau quả của Ý được dành cho các trang trại trồng kiwi. Năng suất kiwi ước tính đạt 18,7 tấn/ ha, tăng 15% so với niên vụ trước. Song, chất lượng trái cây dường như không đổi. Hàm lượng đường trong trái cây và kích cỡ quả đều đạt tiêu chuẩn cao. Trong kết quả điều tra của các công ty cung ứng kiwi gần đây, một nửa số công ty sử

dụng phương pháp tổng hợp, trong đó 11 mẫu kiwi được trồng theo phương pháp hữu cơ.

Niên vụ 2002- 2003 tình hình sản xuất cây ăn quả ở một số nước có nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu thời tiết bất lợi, sau đây là tình hình thị

25

Bảng 2.4. Tình hình xuất nhập khẩu một số loại quả trên thế giới năm 2005 Loại quả

Nhập khẩu Xuất khẩu

Số lượng (1000 tấn) Giá trị (1000 USD) Số lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Táo 6.879,20 3.507.943,65 6.658,46 3.789.470,52 Mơ 26,94 233.182,96 212,65 263.850,18 Chuối 16.186,34 4.863.146,59 15.219,70 8.188.189,27 Bưởi 1.358,55 604,748,94 962,97 767.990,49 Cam 5.557,81 2.413.248,29 5.169,74 3.026.337,13 Quít 63,71 38.112,30 37,13 31.272,38 Nho 3.505,85 3.320.214,35 3.235,74 4.533.047,08 Kiwi 1.015,85 1.259.585,90 1.133,70 1.464.616,30 Xoài 912,80 542.965,34 826,55 7.166.896,45 Đu đủ 260,06 191.999,44 257,66 217.470,75 Đào 1.422,43 1.321.120,88 1.438,00 1.381.375,64 Hồng 1,50 3.968,15 0,63 2.503,90 Mận 510,85 383.744,78 508,81 519.740,28 Dứa 2.205,67 1.026.859,52 1.963,91 1.453.109,05 Dâu tây 610,31 1.281.754,99 624,72 1.314.660,36

(Nguồn: FAO statistic trade – 2005)

Tình hình xuất nhập khẩu của thế giới năm 2005 chủ yếu là các loại quả chủ lực như: chuối, táo, cam quýt, nho… Trong đó nhập khẩu năm 2005 lớn nhất là chuối 16.186,34 nghìn tấn, xếp thứ 2 là táo 6.879,20 nghìn tấn, sau

đó đến cam và nho… với giá trị nhập khẩu lớn nhất là chuối, tiếp đến là táo. Riêng cam với lượng nhập khẩu lớn hơn nho song giá trị nhập khẩu thấp hơn vì giá bán của nho cao hơn cam nhiều. Về xuất khẩu 4 loại cây chuối, táo, cam, nho vẫn dẫn đầu về số lượng và giá trị xuất khẩu.

26

Trong các loại quả thì chuối, táo, nho, cam… được tham gia trao đổi nhiều nhất trên thị trường để sử dụng ăn tươi và chế biến. Chuối tươi với sản lượng khoảng hơn 30 nghìn tấn được trao đổi trên thị trường thế giới năm 2005, đạt giá trị nhập khẩu 4.863.146,59 nghìn đôla. Cam và táo là 2 sản phẩm tham gia trao đổi trên thị trường tương đối nhiều, đã đem lại nhiều tỷ đôla cho các nước: Trung Quốc, Pháp, Đức, Mỹ…

Sản lượng quả tính theo đầu người là chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng dinh dưỡng của các quốc gia. Hiện nay Achentina đứng đầu thế giới về chỉ

tiêu này, tiếp đến là Braxin, Úc, Thái Lan…Việt Nam hiện nay mới đạt 66,01 kg/người/năm, phấn đấu đến năm 2010 sẽđạt trên 70kg/người/năm.

Bảng 2.5: Sản lượng quả tín theo đầu người của một số nước trên thế giới (kg / người/ năm)

Nước Năm 2000 Năm 2005

Thế giới 78,31 79,86 Trung Quốc 54,01 70,31 Achentina 173,22 213,39 úc 163,21 186,14 Braxin 212,26 199,32 Campuchia 25,00 24,28 ấn Độ 44,62 37,79 Inđônêxia 36,45 67,31 Nhật Bản 30,43 40,04 Hàn Quốc 56,58 56,75 Lào 33,46 36,57 Mỹ 155,51 90,24 Thái Lan 121,13 136,32 Việt Nam 53,13 66,01 Malaysia 49,06 50,58 (Nguồn: FAO 2005)

27

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 26)