Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 44)

* V trí địa lý

Hà Quảng là huyện vùng cao biên giới thuộc phía bắc của tỉnh Cao Bằng.

- Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc có tổng chiều dài đường biên giới là 61,7 km. Cách thị xã Cao Bằng 50 km

- Phía Nam tiếp giáp với huyện Hòa An. - Phía Đông tiếp giáp với huyện Trà Lĩnh, - Phía Tây tiếp giáp với huyện Thông Nông.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.356,74 ha, trong đó: núi đá vôi chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên.

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính xã, thị trấn, địa hình chia cắt mạnh và phức tạp, gồm 02 vùng rõ rệt:

Vùng thấp có 06 xã và 01 thị trấn gồm: thị trấn Xuân Hòa và các xã Phù Ngọc, Đào Ngạn, Nà Sác, Sóc Hà, Trường Hà, Quí Quân là vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, có nhiều sông suối đất canh tác chủ yếu trồng lúa nước và cây thuốc lá. Trong đó các xã, thị trấn đều có xóm vùng cao, vùng sâu điều kiện nước sinh hoạt, canh tác rất khó khăn.

Vùng cao gồm 12 xã (còn gọi là lục khu) gồm các xã: Kéo Yên, Lũng Nặm, Cải Viên, Vân An, Thượng Thôn, Nội Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sỹ, Sỹ

Hai, Mã Ba, Hạ Thôn, Vần Dính là các xã đặc biệt khó khăn, canh tác chủ yếu trên đất rẫy có độ dốc lớn (trồng cây ngô là chủ yếu) vùng này khó khăn về

38

nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất, người dân chủ yếu hứng nước mưa để

sử dụng và sinh hoạt.

Toàn huyện có 212 xóm hành chính, trong đó có 31 xóm biên giới. Trên địa bàn huyện có di tích lịch sử Pác Bó nằm ở xã Trường Hà và cửa khẩu Sóc Giang, xã Sóc Hà là nơi giao lưu Kinh tế với nước Trung Quốc

Toàn huyện có 9 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc gồm các xã Sóc Hà, Trường Hà, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Nội Thôn, Tổng Cọt và có 13 xã đặc biệt khó khăn gồm 12 xã vùng cao và xã Quí Quân (thuộc vùng thấp).

* Điu kin khí hu

Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả. Nếu khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo

điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt từđó tạo tiền đề cho năng suất cao, ngược lại nếu điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi sẽ làm cho cây sinh trưởng phát triển kém dẫn đến sâu bệnh phá hại nhiều từ đó làm cho cây giảm năng suất, sản lượng và phẩm chất của giống.

Từ việc nắm vững mối quan hệ giữa thời tiết khí hậu với sinh trưởng cây trồng cho phép chúng ta xác định được chế độ trồng trọt hợp lý và áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm tằng năng suất và sản lượng cây trồng.

Huyện Hà Quảng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đầy

đủ 4 mùa nhưng ảnh hưởng nhiều của tiểu vùng khí hậu phía bắc, có núi đá. Nhiệt độ trung bình năm từ tháng 01 là 12,10C đến 25,50C trong tháng 8 , tối cao tới 35,90C (tháng 05) tối thấp 80C (tháng 01). Lượng mưa trung bình năm thấp, tập trung cao nhất vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 chiếm tới 80% (mùa mưa) và thấp nhất vào tháng 1.

Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, mang không khí lạnh từ phương bắc đổ về với đặc điểm giá lạnh đôi khi có sương muối. Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 11 và

39

độẩm trung bình biến động từ 82% đến 89%, cao nhất vào mùa hạ 92%, thấp nhất vào mùa đông 82% và thường có mưa đá, lốc, lũ quét.

Đặc biệt vùng cao Lục khu Hà Quảng (12 xã) rất khắc nghiệt về thời tiết khí hậu. Hàng năm mưa ít, cả vùng không có nước mặt, toàn bộ nước ăn cho người dân và vật nuôi, nước cho sản xuất đều trông chờ vào nước mưa. Vùng này chủ yếu lại là núi đá, đất canh tác rất ít. Vì vậy đồng bào ở vùng này rất nghèo, rất khó khăn.

Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu thời tiết được trình bày qua bảng 4.1

40 Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu trung bình 10 năm và năm 2014 tại Cao Bằng Yếu tố Tháng Lượng mưa TB (mm) Ẩm độ TB (%) Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Nhiều năm năm 2014 Nhiều năm năm 2014 Nhiều năm năm 2014 Nhiều năm năm 2014 Nhiều năm năm 2014 1 31 6,1 70 82 12 12,1 20 24,7 8 8 2 50 13,0 74 85 10 13,6 21 28,0 9 21 3 97 69,4 85 92 18 17,1 21 30,4 12 11,3 4 102 180,4 85 89 22 22,5 29 30,5 16 15,8 5 191,4 113,7 87 82 31 25,6 38 35,9 17 16,5 6 208,6 290,5 87 86 35 26,4 37 34,6 18 20,1 7 234,2 361,9 90 87 38 26,3 29 34,7 11 22,0 8/2013 246,4 318,3 87 88 23 25,5 30 35,3 21 20,8 9/2013 196,2 126,1 79 89 24 23,2 28 33,2 22 13,6 10/2013 117,5 118,9 67 85 10 20,2 21 31,9 5 98 11/2013 86,7 43,8 70 85 9 18,1 20 29,2 7 11,6 12/2013 44,3 68,3 75 82 10 11,1 19 23,6 5 15

41

Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là 19 – 390C, nhiệt độ thấp nhất gây chết cây là -8 đến -100C, Bưởi có thể chống chịu được khi nhiệt độ lên đến 480C, nhiệt độ tối thích là 23 – 290C.

Biểu đồ 4.1: So sánh lượng mưa và nhiệt độ giữa các tháng

Nhiệt độ trung bình tại Hà Quảng Cao Bằng trung bình năm từ 20 - 220C Tối cao là 35,90C, tối thấp là 80C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1605,3mm với điều kiện nhiệt độ và lượng mưa như vậy hoàn toàn thích hợp cho cây ăn quả sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Tuy nhiên trong tháng 1 nhiệt độ trung bình là 12,1 oC và ẩm độ 82%, lượng mưa 31mm đặc biệt là tháng 1, 2 năm 2014 (lượng mưa chỉ đạt 6,1; 13,0mm) nên không thuận lợi cho sự ngủ nghỉ của cây. Còn tháng 3 và 4 có nhiệt đột trung bình từ

17,10C - 22,5oC thuận lợi cho sự phát triển của quả. Bên cạnh đó ẩm độ trung bình cao gây khó khăn cho sự phát triển của quả làm giảm năng suất và sản lượng. Vào tháng 6 và tháng 7 nhiệt độ cao (33oC - 34oC) cộng thêm một số đợt mưa kéo dài, dẫn đến quả rụng nhiều và sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và sản lượng cây. *Điu kin đất đai

42

Theo thống kê nông nghiệp huyện Hà Quảng thì diện tích đất tự nhiên là 45.356,74 ha với cơ cấu sử dụng cụ thểđược trình bày qua bảng

Bảng 4.2 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Hà Quảng Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 45.356,74 100,00 I. Đất nông nghiệp 5.379,52 11,9 1.1. Đất trồng cây hàng năm 5.238,80 1.1.1. Đất lúa nước, lúa màu 1.170,8 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 4.068,00 1.2. Đất trồng cây lâu năm (CAQ) 119,00 1.3. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 20,72

II. Đất lâm nghiệp (kể cả núi đá) 33.689,84 74,3 III. Đất chuyên dùng 43,31

IV. Đất ở 104,51 1,3

V. Đất chưa sử dụng 5.589,49 12,5

Qua bảng 4.2 ta thấy huyện Hà Quảng có tổng diện tích đất nông nghiệp là 45.356,74 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp cũng như đất chưa sử dung còn rất lớn. Đây cũng chính là nguồn quỹđất để phát triển trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả nói chung.

Quá trình canh tác, khai phá diện tích đất chưa sử dụng làm cho diện tích

đất lâm nghiệp ngày càng tăng. Tính đến năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp chiếm 74,3% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đồng thời một phần đất lâm nghiệp được chuyển sang trồng cây ăn quả.

43

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 44)