Tình hình sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 34)

Theo Tổng cục thống kê (năm 2000) toàn quốc có 541.000 ha cây ăn quả, sản lượng ước đạt trên 5 triệu tấn, năng suất bình quân các loại quả của cả nước khoảng 10 tấn/ha. Phần lớn diện tích cây ăn quả nước ta là vườn tạp, quy mô hộ gia đình (trung bình 0,5- 2,0 ha/hộ, một số ít hộ có diện tích 5- 10ha/hộ). Vùng trồng cây ăn quả tập trung còn rất ít, mới đạt 70.000 ha (chiếm 16%). Vùng tập trung nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 62,9% tổng diên tích và 66,1% tổng sản lượng. Các vùng khác: vùng núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ, vùng duyên hải miền Trung chiếm 7,9 - 8,8% diện tích cây ăn quả toàn quốc. Vùng có diện tích trồng cây ăn quả ít nhất là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.

Sản lượng quả bình quân cho một đầu người năm 2005 là 66,01 kg/người/ năm, trong đó phân bố không đều: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ:13- 14kg/người/năm, Đồng bằng sông Cửu Long: 146kg/người/năm.

Những loại cây ăn quả chủ yếu của nước ta là chuối, dứa, các loại quả

có múi, xoài, vải, nhãn, thanh long, chôm chôm…Hầu hết cây ăn quả của nước ta hiện nay năng suất thấp và không ổn định, một số giống cây ăn quả bị

thoái hoá nghiêm trọng, chất lượng thấp: quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị

nhiễm bệnh… Hiện nay đã hình thành một số vùng chuyên canh như xoài cát Hoà Lộc ở Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, dứa

ở Tiền Giang, Long An, hồng Lục Ngạn (Bắc Giang), Đà Lạt, mận Tam hoa ở

Bắc Hà (Lào Cai), na Lạng Sơn… nhưng khối lượng hàng hoá chưa nhiều và chưa đảm bảo tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Việc chế biến và bảo quản sản phẩm quả của nước ta hiện nay vẫn làm thủ công là chính, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao: 20 - 25%. Công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp giá

28

thành cao, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tỷ lệ chế

biến các sản phẩm quả còn rất thấp 5 - 7%, hiện có tới 60 nhà máy chế biến rau quả, nhưng phần lớn công nghệ và thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, chất lượng sản phẩm còn thấp, các xưởng chế biến thủ công của nhân dân với quy mô còn nhỏ, chất lượng kém. Công nghiệp bao bì phục vụ cho đóng gói sản phẩm còn nghèo nàn, mẫu mã và hình thức đơn điệu, không đẹp, giá thành cao.

Việc tiêu thụ các sản phẩm quả tại nội địa trong những năm qua đã tăng lên nhiều do đời sống của nhân dân được nâng cao, do vậy nhu cầu về sử

dụng quả như là loại thức ăn bổ dưỡng cũng đã được chú trọng. Hiện nay sản lượng quả bình quân trên đầu người của nước ta đạt 66,01 kg/người/ năm, dự

kiến đến năm 2010 sản lượng này sẽ đạt trên 70kg quả/người/năm. Vài năm gần đây, một số loại quả cao cấp cũng đã được nhập khẩu: lê, táo, cam, nho…từ Trung Quốc, Mỹ, Úc, Nam Phi (ước khoảng 12 - 15 triệu USD/năm).

Lượng quả xuất khẩu của nước ta còn rất thấp, những mặt hàng chính là dứa hộp, vải nhãn sấy khô, thanh long, xoài, bưởi… Thị trường xuất khẩu của ta chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan… Nhìn chung chất lượng sản phẩm còn kém, giá thấp. Năm cao nhất trong thập kỷ 80 Việt Nam đã xuất khẩu được 32.000tấn quả tươi (chủ yếu là chuối, dứa, cam) nhưng đầu những năm 2000 lượng quả tươi xuất khẩu còn rất ít, do chúng ta mất thị trường truyền thống ở Châu Âu và các thị trường mới hiện nay yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Cũng những năm cao nhất ta đã xuất khẩu được 19.000 tấn quảđóng hộp và 20.000 tấn dứa đông lạnh. Những mặt hàng chế biến chủ yếu đã xuất khẩu là: chuối sấy, dứa hộp, dứa đông lạnh, vải thiều sấy khô, long nhãn sấy khô. Tuy nhiên các mặt hàng này gần đây cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng hoá cùng loại nhưng chất lượng tốt hơn của Thái Lan, Philippin…

29

Theo GS, Trần Thế Tục, ở Việt Nam có trên 350 giống cây ăn quả

thuộc 124 loài, ở 39 họ thực vật, có những giống được trồng ở tất cả các vùng trong cả nước: chuối, dứa, cam, quýt… có những giống được trồng ở từng vùng tạo thành các giống đặc sản: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm ở miền

Đông Nam Bộ, cây bơ ở Tây Nguyên, mơ, mận, hồng ở miền núi phía Bắc, nhãn vải ở đồng bằng sông Hồng.

Trong những năm qua do thấy được giá trị kinh tế của cây ăn quả, đồng thời với sựđịnh hướng đúng đắn của nhà nước, nhân dân ở mọi vùng của đất nước đều tập trung đầu tư để phát triển cây ăn quả. Nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu.

Một số loại cây ăn quả đã có diện tích tương đối tập trung, tạo thành vùng chuyên canh: vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang), mận ở Bắc Hà (Lào Cai), dứa ở Đồng Giao (Ninh Bình), thanh long ở Bình Thuận, nho ở Phan Rang (Ninh Thuận)…

Bảng 2.6: Tình hình sản xuất vải thiều năm 2002 Địa phương Diện

tích (ha) Diện tích cho thu hoạch (ha) Sản lượng ước tính (tấn) Bắc Giang 33.774 24.000 45.500 Lục Ngạn 12.000 30.000 Hải Dương 11.200 40.000 Quảng Ninh 6.300 5.000 12.000 Thái Nguyên 7.268 3.557 10.000 Lạng Sơn 2.000 6.000

30

Một số địa phương trong những năm qua đã tích cực cải tạo vườn tạp

để phát triển những cây ăn quả phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường.

Điển hình là:

- Quảng Trị: cây xoài đã trở thành thế mạnh ở huyện Hướng Hoá, toàn huyện hiện nay có 351ha xoài ở các xã chủ yếu như Lao Bảo, Tân Long, Tâm Thành, Hương Tân, Abung, Ango… Huyện Hướng Hoá đang phấn đấu sẽ

trồng 800ha xoài trong tổng số 1000ha cây ăn quả.

- Tiền Giang: huyện Cai Lậy trợ giúp nông dân 6,1 tỉ đồng cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế, đến nay huyện Cai Lậy đã có diện tích trồng cây ăn quả 6.600ha.

- Vải là cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hải Dương, theo số liệu của Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2002 Hải Dương có 11.200 ha cây vải, với năng suất đạt 32 tạ/ha và sản lượng khoảng 35.000 tấn quả. Nhiều huyện trong tỉnh: Tứ Kỳ, Chí Linh, Thanh Hà có diện tích vải lớn, riêng xã Thanh Sơn huyện Thanh Hà 100% hộ gia đình có cây vải cho thu hoạch.

- Tỉnh Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc nhưng đã biết phát huy thế mạnh của kinh tế vườn đồi, đặc biệt là phát triển cây ăn quả. Theo điều tra của Nguyễn Ngọc Kiểm (Tổng công ty rau quả Việt Nam) thì

năm 1996 tỉnh Sơn La có 13.994 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cho thu hoạch là 3.842 ha với sản lượng 29.559 tấn, các giống cây ăn quả chủ yếu là: nhãn, xoài, mơ, mận, chuối, dứa…Theo qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2010 thì diện tích cây ăn quả sẽ đạt 32.000 ha và sản lượng gần 300.000 tấn (Tạp chí Rau hoa quả số 2-1997).

Theo Viện nghiên cứu thương mại, Bộ thương mại, các mặt hàng rau quảở Việt Nam đã có mặt tại thị trường 50 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu ở

thị trường châu Á, Tây Bắc Âu, Mỹ. Các thị trường Nga và Đông Âu mới được phục hồi và các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

31

Singapo…thì sản lượng thấp và không ổn định. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đáp

ứng được nhu cầu về quả cho thị trường thế giới, mặt hàng này mới chỉ chiếm 10- 15% kim ngạch xuất khẩu. Một số loại quả như xoài, vú sữa, thanh long, măng cụt, chôm chôm rất được ưa chuộng ở Châu Âu, Châu Mỹ nhưng sản phẩm trái cây của ta chưa đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao về chất lượng, về vệ sinh thực phẩm do họđề ra. Xuất khẩu rau quả của nước ta tăng mạnh qua các năm: năm 1999 đạt 105 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu đạt 205 triệu USD, trong quý I năm 2002 rau quả là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu cao nhất của nước ta. Theo chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 thì kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 180 -300 triệu USD (chiếm 10 - 15%), còn rau quả chế biến phấn đấu đạt 1,0 - 1,1 tỷ USD (chiếm 50- 60%). Chiến lược này phải được triển khai đồng bộ từ các Bộ có liên quan đến người nông dân trên đồng ruộng với từng mặt hàng rau quả trên các vấn đề lớn: tổ

chức sản xuất, thị trường tiêu thụ và cơ chế chính sách. Riêng khâu tổ chức sản xuất phải đồng bộ 4 khâu: trồng, thu hoạch, chế biến và tiếp thị.

32

PHẦN III

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cu:

- Giống bưởi Diễn - Giống ổi Đông Dư

được Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đưa lên trồng nhằm khôi phục và cải tạo vườn cây ăn quả Bác Hồ tại Khu Di tích Pác Bó, từ tháng 8 / 2013

* Phm vi nghiên cu:

Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Diễn và giống ổi Đông dư tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng - Cao Bằng.

- Địa điểm: Tại Vườn cây ăn quả Bác Hồ, Khu Di Tích Pác Bó, Trường Hà- Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng

- Thời gian: T tháng 06/2014 - 09/2014 3.2. Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi Diễn và giống ổi Đông dư tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng - Cao Bằng .

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Điu tra đánh giá điu kin t nhiên, kinh tế xã hi, tình hình sn xut cây ăn qu ti địa bàn nghiên cu xut cây ăn qu ti địa bàn nghiên cu

Thu thập thông tin thứ cấp vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan từ các cơ quan chức năng tại vùng nghiên cứu: UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, trạm khí tượng thủy văn huyện Hà Quảng.

33

3.3.2. Thí nghim nghiên cu kh năng sinh trưởng và phát trin ca mt s ging cây ăn qu thí nghim s ging cây ăn qu thí nghim

Các chỉ tiêu theo dõi được nghiên cứu theo phương pháp của Viện Rau quả Việt Nam.

3.3.2.1 Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 công thức Công thức 1: Giống bưởi Diễn Công thức 2: Giống ổi Đông Dư

Công thức 1 gồm 9 cây, công thức 2 gồm 10 cây, tổng số cây thí nghiệm là 19 cây.

Tiến hành theo dõi và chăm sóc tất cả các cây trong vườn. Kỹ thuật chăm sóc được thực hiện theo quy trình trồng và chăm sóc cây ăn quả.

3.3.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

* Các chỉ tiêu về hình thái cây: theo dõi mỗi tháng 1 lần

- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cốđịnh điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng.

- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán, nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình.

- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm

đo cách mặt đất 10 cm (lần 1 ), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng lần đầu tiên.

* Các chỉ tiêu vềđặc điểm hình thái của giống

- Đặc điểm phân cành (dạng phân cành):

+ Góc phân cành < 450, thân cây phân cành hướng đứng. + Góc phân cành > 450, thân cây phân cành hướng ngang. - Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng của tán cây

34 - Khả năng phân cành: + Số cành cấp I (cành): đếm toàn bộ số cành cấp I mọc ra từ thân chính. + Độ cao phân cành cấp I (cm): đo từ gốc (sát mặt đất) đến cành cấp I đầu tiên. + Số cành cấp II (cm): đếm toàn bộ số cành cấp II trên cành cấp I, lấy giá trị trung bình.

+ Độ cao phân cành cấp II (cm): đo từ gốc chỗ tiếp giáp với cành cấp I

đến cành cấp II đầu tiên.

- Đặc điểm hình thái lá: mỗi công thức đo 30 lá trên cành đã thành thục và ổn định về kích thước, sau đó tính trị số trung bình.

+ Kích thước lá (cm): đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá); đo chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá).

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp ở vườn.

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng lộc

- Tình hình ra lộc:

+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc.

- Khả năng sinh trưởng lộc: Trên mỗi cây chọn 4 cành dại diện (đồng

đều về kích thước và sức sinh trưởng) để theo dõi.

+ Số lộc/cành: đếm toàn bộ số lộc hình thành trên cành theo dõi của các

đợt lộc

+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): trên mỗi cành theo dõi, mỗi

đợt lộc theo dõi 2 lộc đại diện. Đo 7 ngày một lần.

+ Động thái ra lá (lá): trên lộc đã chọn để theo dõi chiều dài lộc, đếm toàn bộ số lá/lộc. Đếm 7 ngày một lần.

35

+ Kích thước cành thành thục (cm): đo chiều dài và đường kính gốc cành khi đã thành thục của các đợt lộc (đo 2 cành đại diện/cành theo dõi - những cành

được theo dõi 7 ngày một lần khi đã thành thục).

+ Xác định số mắt lá và số lá/cành thành thục của các đợt lộc (xuân, hè, thu).

* Theo dõi tỷ lệđậu quả trên các cành đã chọn để theo dõi sinh trưởng lộc.

- Động thái rụng quả (quả/cành): Đếm toàn bộ số quả hình thành

đậu/cành, sau đó cứ 1 tháng lại đếm 1 lần để tính số quảđã bị rụng. Tổng số quảđậu - Tỷ lệđậu quả (%) = x 100 Tổng số quả hình thành * Tình hình sâu và bệnh hại:

Phương pháp: quan sát trực tiếp trên vườn (thời điểm xuất hiện, thời

điểm gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại) loại sâu và bệnh hại chính. + Sâu vẽ bùa (Phyllocnistiscitrella Stainton): hại các đợt lộc từ lúc còn non. Đánh giá theo cấp hại:

Cấp 0: Không hại

Cấp 1: Hại không đáng kể: số lộc bị hại chiếm 1/5 tổng số lộc. Cấp 2: Hại nhẹ: số lộc bị hại chiếm 1/5 đến ½ tổng số lộc. Cấp 3: Hại trung bình: số lộc hại chiếm ½ đến 3/4 tổng số lộc. Cấp 4: Hại nặng: số lộc hại chiếm trên ¾ tổng số lộc.

+ Nhện đỏ: phá hại lá non nhất là khi trời khô hạn. Đánh giá theo cấp hại:

Cấp 0: không hại

36

Cấp 2: Hại nhẹ: từ 26% đến 50% số lá bị hại

Cấp 3: Hại trung bình: từ 51% đến 75% số lá bị hại Cấp 4: Hại nặng: từ 76% đến 100% số lá bị hại

+ Sâu đục thân: Theo dõi số lỗđục/cây và phân thành 3 cấp:

Cấp 1: Nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt).

Cấp 2: Nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

Cấp 3: Nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vàng héo).

+ Bệnh loét (Canker) do vi khun Xanthomonas campestris pv.citri gây

hại. Đánh giá theo cấp hại: Cấp 0: không hại Cấp 1: Hại không đáng kể: hại từ 1 đến 25% số lá Cấp 2: Hại nhẹ: từ 26% đến 50% số lá Cấp 3: Hại trung bình: hại từ 51% đến 75% số lá Cấp 4: Hại nặng: hại từ 76% đến 100% số lá

+ Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng): Phân theo 3 cấp hại như sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 34)