Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 40)

s ging cây ăn qu thí nghim

Các chỉ tiêu theo dõi được nghiên cứu theo phương pháp của Viện Rau quả Việt Nam.

3.3.2.1 Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 công thức Công thức 1: Giống bưởi Diễn Công thức 2: Giống ổi Đông Dư

Công thức 1 gồm 9 cây, công thức 2 gồm 10 cây, tổng số cây thí nghiệm là 19 cây.

Tiến hành theo dõi và chăm sóc tất cả các cây trong vườn. Kỹ thuật chăm sóc được thực hiện theo quy trình trồng và chăm sóc cây ăn quả.

3.3.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

* Các chỉ tiêu về hình thái cây: theo dõi mỗi tháng 1 lần

- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cốđịnh điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng.

- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán, nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình.

- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm

đo cách mặt đất 10 cm (lần 1 ), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng lần đầu tiên.

* Các chỉ tiêu vềđặc điểm hình thái của giống

- Đặc điểm phân cành (dạng phân cành):

+ Góc phân cành < 450, thân cây phân cành hướng đứng. + Góc phân cành > 450, thân cây phân cành hướng ngang. - Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng của tán cây

34 - Khả năng phân cành: + Số cành cấp I (cành): đếm toàn bộ số cành cấp I mọc ra từ thân chính. + Độ cao phân cành cấp I (cm): đo từ gốc (sát mặt đất) đến cành cấp I đầu tiên. + Số cành cấp II (cm): đếm toàn bộ số cành cấp II trên cành cấp I, lấy giá trị trung bình.

+ Độ cao phân cành cấp II (cm): đo từ gốc chỗ tiếp giáp với cành cấp I

đến cành cấp II đầu tiên.

- Đặc điểm hình thái lá: mỗi công thức đo 30 lá trên cành đã thành thục và ổn định về kích thước, sau đó tính trị số trung bình.

+ Kích thước lá (cm): đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá); đo chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá).

+ Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp ở vườn.

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng lộc

- Tình hình ra lộc:

+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc.

- Khả năng sinh trưởng lộc: Trên mỗi cây chọn 4 cành dại diện (đồng

đều về kích thước và sức sinh trưởng) để theo dõi.

+ Số lộc/cành: đếm toàn bộ số lộc hình thành trên cành theo dõi của các

đợt lộc

+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): trên mỗi cành theo dõi, mỗi

đợt lộc theo dõi 2 lộc đại diện. Đo 7 ngày một lần.

+ Động thái ra lá (lá): trên lộc đã chọn để theo dõi chiều dài lộc, đếm toàn bộ số lá/lộc. Đếm 7 ngày một lần.

35

+ Kích thước cành thành thục (cm): đo chiều dài và đường kính gốc cành khi đã thành thục của các đợt lộc (đo 2 cành đại diện/cành theo dõi - những cành

được theo dõi 7 ngày một lần khi đã thành thục).

+ Xác định số mắt lá và số lá/cành thành thục của các đợt lộc (xuân, hè, thu).

* Theo dõi tỷ lệđậu quả trên các cành đã chọn để theo dõi sinh trưởng lộc.

- Động thái rụng quả (quả/cành): Đếm toàn bộ số quả hình thành

đậu/cành, sau đó cứ 1 tháng lại đếm 1 lần để tính số quảđã bị rụng. Tổng số quảđậu - Tỷ lệđậu quả (%) = x 100 Tổng số quả hình thành * Tình hình sâu và bệnh hại:

Phương pháp: quan sát trực tiếp trên vườn (thời điểm xuất hiện, thời

điểm gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại) loại sâu và bệnh hại chính. + Sâu vẽ bùa (Phyllocnistiscitrella Stainton): hại các đợt lộc từ lúc còn non. Đánh giá theo cấp hại:

Cấp 0: Không hại

Cấp 1: Hại không đáng kể: số lộc bị hại chiếm 1/5 tổng số lộc. Cấp 2: Hại nhẹ: số lộc bị hại chiếm 1/5 đến ½ tổng số lộc. Cấp 3: Hại trung bình: số lộc hại chiếm ½ đến 3/4 tổng số lộc. Cấp 4: Hại nặng: số lộc hại chiếm trên ¾ tổng số lộc.

+ Nhện đỏ: phá hại lá non nhất là khi trời khô hạn. Đánh giá theo cấp hại:

Cấp 0: không hại

36

Cấp 2: Hại nhẹ: từ 26% đến 50% số lá bị hại

Cấp 3: Hại trung bình: từ 51% đến 75% số lá bị hại Cấp 4: Hại nặng: từ 76% đến 100% số lá bị hại

+ Sâu đục thân: Theo dõi số lỗđục/cây và phân thành 3 cấp:

Cấp 1: Nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn xanh tốt).

Cấp 2: Nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây phát triển trung bình).

Cấp 3: Nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây vàng héo).

+ Bệnh loét (Canker) do vi khun Xanthomonas campestris pv.citri gây

hại. Đánh giá theo cấp hại: Cấp 0: không hại Cấp 1: Hại không đáng kể: hại từ 1 đến 25% số lá Cấp 2: Hại nhẹ: từ 26% đến 50% số lá Cấp 3: Hại trung bình: hại từ 51% đến 75% số lá Cấp 4: Hại nặng: hại từ 76% đến 100% số lá

+ Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng): Phân theo 3 cấp hại như sau:

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác). Tần xuất bắt gặp < 10%

Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 lộc, cây). Tần xuất bắt gặp 10- 20%

37

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sinh trưởng và phát triển của giống bưởi diễn và giống ổi đông tại vườn quả bác hồ, khu di tích pác bó, xã trường hà hà quảng cao bằng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)