10. Cấu trúc của luận văn
1.7.2.1. Về đánh giá kết quả điều tra giáo viên
Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra tới 10 giáo viên hóa học và 200 HS thuộc hai trường đã nêu trên và có kết quả như sau:
Bảng 1.1 . Kết quả điều tra tình hình sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên
Tên các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Số người sử dụng Số người không sử dụng
Thường xuyên Không
thường xuyên Thuyết trình 10(100%) 0 0 Đàm thoại 8(80%) 2(20%) 0 DH PH & GQVĐ 3 (30%) 6 (60%) 1(10%) Biểu diễn TN 4(40%) 6 (60%) 0 Grap, mô hình 2 (20%) 5 (50%) 3(30%) Thực hành 5 (50%) 5 (50%) 0
Sử dụng đa phương tiện 0 4 (40%) 6(60%)
24
Dựa vào kết quả thu được thông qua phiếu điều tra, dựa vào các tiết thăm lớp dự giờ và những điều trực tiếp trao đổi với các giáo viên, chúng tôi có các nhận định sau: Khi giảng dạy chương 8 -Hóa học 11 , phương pháp chủ yếu giáo viên đang sử dụng là phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Phương pháp biểu diễn thí nghiệm cũng được sử dụng nhiều nhưng chủ yếu với hướng minh họa hoặc chứng minh chứ không phải hướng nêu vấn đề. Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học cũng được giáo viên lựa chọn nhưng không thường xuyên, thường thì chỉ vào các đợt hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn thì chúng mới được sử dụng. Hình thức dạy học chủ yếu vẫn là dạy học toàn lớp, khi có hội giảng thì hình thức dạy học nhóm mới được giáo viên triển khai.
- Lí do xẩy ra tình trạng trên:
+ Với những giáo viên đã nhiều tuổi, do thói quen sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nên không muốn thay đổi vè phương pháp, bản thân họ cũng cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học mới.
+ Lượng kiến thức về hóa học hữu cơ trong chương trình SGK Hóa học 11 tương đối nhiều. Cách viết của SGK mới cũng đòi hỏi học sinh phải chủ động tích cực hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn, biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ, biết khai thác lợi ích của các dụng cụ trực quan... Điều này làm nhiều người ngại ngần (vì kiến thức, năng lực của giáo viên về PPDH mới còn hạn chế, vì kiến thức cần truyền đạt nặng so với thời gian).
+ Cơ sở vật chất ở nhiều trường THPT chưa đầy đủ, có trường vẫn phải học hai ca vì thiếu phòng học; trình độ của học sinh trong lớp học có sự chênh lệch; sĩ số lớp đông cũng là nguyên nhân làm cho giáo viên khó có thể tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập tích cực.
+ Chính sách, cơ chế quản lí giáo dục cũng như việc thi cử, đánh giá chất lượng dạy học chưa có hình thức khuyến khích PPDH tích cực, vì thế việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên mang nặng tâm lí đối phó thi cử.
Việc sử dụng BTHH trong dạy học hóa học
Theo kết quả điều tra, có 30% số giáo viên được hỏi khẳng định thường xuyên dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề; 60% GV có sử
25
dụng nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, khi được hỏi một số nét về PPDH nêu và GQVĐ thì kết quả thu được như sau:
Nội dung Số người lựa chọn
Nắm được cấu trúc bài học theo PPDH PH &
GQVĐ 4(40%)
Xây dựng được BT PH & GQVĐ 2(20%)
Xác định được khâu quan trọng nhất trong dạy
học PH và GQVĐ 3 (30%)
Như vậy, có thể thấy sự hiểu biết của GV về PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc đánh giá không đúng về PPDH, hiệu quả dạy học không cao, hạn chế việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
- Về phương pháp giải bài toán hóa học, đa số giáo viên còn chú trọng đến việc giúp học sinh giải được bài tập hơn là phát triển các năng lực giải toán hóa học. - Việc dạy phần ngôn ngữ hóa học chủ yếu dựa vào SGK mà ít hình thành bằng cách sử dụng các phương pháp dạy học mới như tiện trực quan, thí nghiệm, trò chơi, các buổi ngoại khoá hoá học .v.v.