10. Cấu trúc của luận văn
1.5.3. Các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực tính toán hóa học
Năng lực được hình thành và phát triển thông qua quá trình hoạt động; Sự hình thành và phát triển năng lực phụ thuộc vào vốn tri thức và kỹ năng thâu nhận những tri thức đó, nên bồi dưỡng năng lực giải bài tập hóa cho học sinh không thể
21
coi nhẹ việc cung cấp cho các em những kiến thức chính xác, sâu, rộng về hóa học và những môn khoa học khác có liên quan; cũng như rèn cho các em những kỹ năng cần thiết về hóa học. Tạo điều kiện để các em tiếp xúc làm quen và giải một hệ thống bài tập hóa thuộc đủ các loại, các dạng khác nhau.
- Tăng cường ra những bài tập có nội dung khái quát. Những bài tập đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc, phân tích kỹ (bài toán dữ kiện bằng chữ, bài tập hình vẽ, trắc nghiệm, tìm phương pháp điều chế một chất...) cũng là một trong những phương pháp rèn luyện thói quen nắm chính xác kiến thức cho học sinh đồng thời phát triển tư duy khái quát.
-Rèn luyện tính linh hoạt và sáng tạo của tư duy có thể rèn luyện được thông qua giải các bài tập gồm nhiều loại:
+ Bài toán có nhiều lời giải + Bài toán dạng đặc biệt...
- Cần tăng cường hứng thú cho HS trong quá trình giải bài tập. Những bài tập phức tạp, nhiều nội dung xen kẽ nhau nhưng nếu được làm quen nhiều, được hướng dẫn tỉ mỉ, các em tự giải quyết được thì hứng thú của các em sẽ tăng lên rất nhiều và các em sẽ tin vào mình khi gặp những bài tập lạ hay những bài tập phức tạp khác. Bởi vậy, một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng yếu tố hứng thú và lòng tin là tăng cường những bài tập mới lạ và những bài tập phức tạp, có nhiều hiện tượng nằm xen kẽ nhau, phải phân tích sâu sắc và tỉ mỉ.