10. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
cho học sinh
a. Hình thành ngôn ngữ hóa học.
* Hình thành bằng định nghĩa.
Định nghĩa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ hóa học cơ bản cho học sinh. Theo logic học: Định nghĩa là tách các sự vật cần định nghĩa ra khỏi sự vật tiếp cận với nó và chỉ rõ thuộc tính bản chất (tức nội hàm) của nó. Nhờ đó định nghĩa nêu lên được những khía cạnh cơ bản nhất, chung nhất và quyết định nhất của ngôn ngữ hoá học được nghiên cứu.
Một ngôn ngữ hóa học khi đã định nghĩa, dù chỉ là những nét đại cương thì không những dễ nghiên cứu những ngôn ngữ hóa học khác có liên quan.
* Hình thành bằng trực quan.
Theo quy luật nhận thức, ngôn ngữ hóa học được hình thành bằng con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Thực tế cho thấy rằng: Các phương tiện trực quan giúp học sinh hiểu, nắm vững và vận dụng các ngôn ngữ hóa học tốt hơn nhiều so với mô tả bằng lời.
* Hình thành trên cơ sở tích cực và tự giác của học sinh.
Tâm lý học và lí luận dạy học hiện đại khẳng định: Con đường hiệu quả nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa học sinh vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức [9 , tr 221].
Như vậy có thể kết luận rằng: Chỉ có trên cơ sở tích cực, tự giác và tự lực của học sinh thì một ngôn ngữ hóa học mới được hình thành vững chắc.
b. Phát triển ngôn ngữ hóa học.
Theo 3 con đường cơ bản sau đây:
Bước 1. Đào sâu bản chất của ngôn ngữ hóa học, tăng nội dung, tăng cường độ bằng cách tìm ra quy luật mới ở bên trong của ngôn ngữ hoặc có thể biến đổi mối liên hệ giữa các thành tố của ngôn ngữ .
Bước 2. Mở rộng ngôn ngữ hóa học bằng cách tăng ngoại diên. Bước 3. Có sự phát triển kế thừa các lý thuyết.
20
c. Liên kết (hoàn thiện) các khái niệm.
Đây là bước nhằm hoàn thiện các khái niệm, đặt khái niệm đó nằm trong một sự thống nhất, trong mối liên hệ qua lại giữa các khái niệm trên cơ sở của một lý thuyết chủ đạo.